Bộ công cụ: Bao gồm 80 câu hỏi được chia thành 5 phần:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 45 - 48)

2.6.1. Phần A: Thông tin chung của NB gồm 5 câu hỏi: từ câu A1 đến câu A5

Thông tin chung của NB bao gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh và điều kiện sống. Các thông tin chung của NB được xây dựng bởi người nghiên cứu thông qua tổng quan tài liệu.

2.6.2. Phần B: Kiến thức về bệnh THA bao gồm 22 câu hỏi: từ câu B1 đến câu B22

Kiến thức về bệnh THA sẽ được đo bằng thang đo “The Hypertension Knowledge-Level Scale (HK-LS), được phát triển bởi Sultan Baliz Erkoc cùng CS năm 2012 [28]. Thang đo này được lựa chọn bởi vì nó đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây để đánh giá kiến thức về tăng huyết áp [29],[59],[74]. Thang đo này có tổng số 22 câu hỏi được chia thành 6 lĩnh vực kiến thức: định nghĩa (2 câu B1, B2); điều trị (4 câu từ B3 đến B6); tuân thủ dùng thuốc (4 câu từ B7 đến B10); lối sống (5 câu từ B11 đến B15); chế độ ăn kiêng (2 câu B16 và B17); biến chứng của bệnh (5 câu từ B18 đến B22).

Đáp án cho các câu hỏi như sau: các câu có phương án trả lời “Đúng” là B1, B2, B3, B5, B12, B13, B15, B16, B18, B19, B20, B21, B22; Các câu có phương án trả lời “Sai”: B4, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B14, B17. Thiết kế cho mỗi một câu hỏi là một mệnh đề, có 3 phương án để người bệnh lựa chọn là đúng, sai và không

nhận 0 điểm. Điểm số của kiến thức về THA được tính bằng cộng điểm số câu trả lời đúng của NB (điểm thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 22 điểm), sau đó tổng điểm kiến thức của người bệnh sẽ được quy về thang điểm 10, điểm càng cao thì kiến thức của người bệnh về tăng huyết áp càng cao. Kiến thức về bệnh THA được đánh giá bằng thang đo mức độ kiến thức về cao huyết áp (phụ lục 1).

2.6.3.Phần C: Mức độ tự tin của NB bao gồm 20 câu hỏi từ C1 đến C20

Mức độ tự tin của NB được đo bằng thang đo “The Hypertension Self-Care Profile (HTN-SCP)”, được phát triển và đánh giá bởi Hae-Ra Han cùng CS năm 2014 [37]. Người nghiên cứu lựa chọn thang đo này bởi vì nó đáp ứng được các tiêu chí đo lường về mức độ tự tin trong thực hiện các hành vi tự chăm sóc của người bệnh theo khuyến cáo [26].

Thang đo này gồm có 20 câu hỏi: mức độ tự tin về ăn kiêng gồm 10 câu hỏi (từ C2 đến câu C11), mức độ tự tin luyện tập 01 câu (C1), mức độ tự tin uống rượu điều độ 01 câu (C12), mức độ tự tin không hút thuốc 01 câu (C13), kiểm tra huyết áp tại nhà 01 câu (C14), kiểm soát cân nặng 01 câu (C17), kiểm soát căng thẳng 02 câu (C18, C19) và tuân thủ điều trị thuốc gồm 03 câu (C15, C16, C20). Mỗi một câu hỏi đánh giá 4 mức độ tự tin của NB bao gồm: rất tự tin, tự tin, ít tự tin và không tự tin và cho điểm đánh giá theo thứ tự là 4,3,2,1.

Điểm mức độ tự tin trên từng nội dung được tính bằng cách cộng điểm của từng câu theo nội dung. Số điểm số mức độ tự tin chung của NB được tính bằng cách tính tổng điểm của 20 câu trả lời của NB (điểm thấp nhất là 20 điểm và cao nhất là 80 điểm), sau đó tổng điểm mức độ tự tin của người bệnh sẽ được quy về thang điểm 10, điểm càng cao thể hiện mức độ tự tin của NB càng cao. Mức độ tự tin của NB được đánh giá bằng thang đo mức độ tự tin của NB (phụ lục 1)

2.6.4. Phần D: Mức độ hỗ trợ xã hội bao gồm 12 câu hỏi từ D1 đến D12

Mức độ hỗ trợ xã hội được đo bằng thang đo “The Multidimentional Scale of Perceived Social Support Assessment”, thang đo này được phát triển và đánh giá bởi Zimet, G.D và CS năm 1988 [73]. Người nghiên cứu lựa chọn thang đo này để

đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội bởi thang đo đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội cho người bệnh trên nhiều phương diện và phù hợp với thiết kế nghiên cứu.

Cấu trúc của thang đo này gồm có 12 câu hỏi: hỗ trợ từ gia đình gồm 04 câu (D3, D4, D8, D11); hỗ trợ từ bạn bè gồm 04 câu (D6, D7, D9, D12); hỗ trợ từ người quan trọng gồm 4 câu hỏi (D1, D2, D5 và D10). Mỗi một câu hỏi được thiết kế có 7 mức độ trả lời gồm: Hoàn toàn đồng ý, rất đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý, rất không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý và cho điểm đánh giá cho từng mức độ theo thứ tự là 7,6,5,4,3,2,1.

Điểm hỗ trợ xã hội của từng nội dung được tính bằng cách cộng điểm trả lời của người bệnh ở 4 câu hỏi theo từng nội dung, sau đó quy về thang điểm 10. Điểm hỗ trợ xã hội chung của người bệnh được tính bằng tổng điểm trả lời 12 câu hỏi của NB, sau đó sẽ được quy về thang điểm 10, điểm càng cao thể hiện mức hỗ trợ xã hội càng cao. Mức độ hỗ trợ xã hội được đánh giá bằng thang đo mức độ hỗ trợ xã hội (phụ lục 1).

2.6.5. Phần E: Hành vi tự chăm sóc của NBTHA bao gồm 20 câu hỏi từ câu E1 đến

câu E20.

Hành vi tự chăm sóc được đo bởi thang đo “The Hypertension Self-Care Profile (HTN-SCP)”, được phát triển và đánh giá bởi Hae-Ra Han cùng CS năm 2014[37]. Người nghiên cứu sử dụng thang đo này bởi vì nó đáp ứng được các tiêu chí đo lường hành vi tự chăm sóc của người bệnh theo khuyến cáo của JNC 7 [26].

Thang đo gồm có 20 câu hỏi: hành vi ăn kiêng gồm 10 câu hỏi (từ E2 đến câu E11), hành vi luyện tập 01 câu (E1), hành vi uống rượu điều độ 01 câu (E12), hành vi không hút thuốc 01 câu (E13), hành vi kiểm tra huyết áp tại nhà 01 câu (E14), hành vi kiểm soát cân nặng 01 câu (E17), hành vi kiểm soát căng thẳng 02 câu (E18, E19) và hành vi tuân thủ điều trị thuốc gồm 03 câu (E15, E16, E20). Mỗi một câu hỏi đánh giá hành vi của NB ở 4 mức độ: luôn luôn, thường xuyên, thỉnh thoảng và ít khi hoặc không bao giờ thực hiện với điểm số tương ứng là 4,3,2,1. Luôn luôn là tần suất thực hiện hành vi đó ở tất cả mọi lúc, mọi nơi và ở mọi thời điểm trong một thời gian dài và có thể kéo dài đến tương lai. Thường xuyên là tần suất thực

hiện nhiều lần, trong nhiều tình huống khác nhau nhưng không phải là thực hiện vào tất cả mọi lúc, mọi nơi và ở mọi tình huống. Thỉnh thoảng là tần suất thực hiện hành vi với mức độ ít hơn thường xuyên. Ít khi hoặc không bao giờ là để đo lường tần suất hành vi của người bệnh có thể là không bao giờ hoặc hiếm khi người bệnh thực hiện nó trong quá khứ và hiện tại.

Điểm hành vi tự chăm sóc trên từng lĩnh vực được tính dựa trên điểm trả lời củaNB theo từng nhóm hành vi. Số điểm hành vi tự chăm sóc chung của NB được tính bằng cách tính tổng điểm của 20 câu trả lời của NB (điểm thấp nhất là 20 điểm và cao nhất là 80 điểm), sau đó tổng điểm hành vi của người bệnh sẽ được quy về thang điểm 10, tổng điểm càng cao thể hiện hành vi tự chăm sóc của người bệnh càng tốt. Hành vi tự chăm sóc của người bệnh được đánh giá bằng thang đo hành vi tự chăm sóc (phụ lục 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 45 - 48)