Phần kết luận

Một phần của tài liệu Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.DOC (Trang 37 - 38)

Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trong nớc và quốc tế có nhiều điểm khác với nớc Nga Xô viết hồi đầu thế kỷ, song việc khai thác, vận dụng sáng tạo lý luận về CNTBNN của Lê nin để đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ vẫn là một tất yếu.

Từ việc tiếp cận có hệ thống những vấn đề lý luận chung về CNTBNN nêu lên những quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả các hình thức CNTBNN theo định hớng XHCN. Đặc biệt là việc sử dụng dụng kinh tế t bản nhà nớc ở nớc ta. Đảng ta đã khẳng định kinh tế TBNN là thành phần kinh tế quá độ nhiều thành phần. Nó có vị trí quan trọng và xếp ở vị trí thứ ba sau thành phần kinh tế t bản nhà nớc và kinh tế tập thể coi đó là con đờng sử dụng vốn, thành tựu khoa học công nghệ và kỹ năng kinh nghiệm quản lý của CNTBNN vào xây dựng CNXH ở nớc ta. Quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã đợc thể hiện cụ thể trong từng nội dung, bớc đi trong xu hớng hội nhập toàn cầu hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Sự phát triển của thành phần kinh tế TBNN trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trởng chung nền kinh tế, đổi mới kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, qua đó khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu đợc của thành phần kinh tế TBNN.

Nhng nội dung, cách làm và quản lý thành phần kinh tế TBNN lại là vấn đề rất khó, phức tạp, cha có một mô hình cụ thể trên thực tế, ngay cả trong chính sách kinh tế mới của Lênin, kinh tế TBCN cũng chỉ thể hiện trên quan điểm lý luận, cha trở thành hiện thực đầy đủ ở Liên Xô lúc đó. Vì vậy, cần phải có quan điểm nhất quán, mạnh dạn, quyết tâm thực hiện, vừa vào tổng kết rút kinh nghiệm vừa bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận. Bên cạnh đó, phải biết kết hợp với nhiều biện pháp khác về kinh tế, hành chính, luật pháp, văn hoá t tởng. Chúng ta sẽ hoà nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền và định hớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.DOC (Trang 37 - 38)