Phương pháp thuthập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2016 (Trang 31)

2.6.1. Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi thiết kế sẵn(Phụ lục 2) có 3 phần chính: Phần thứ nhất có thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, khu vực sinh sống, tần suất khám bệnh và thời gian bị bệnh. Trọng

Phần thứ hailà nội dung về kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 dưới 2 dạng: 21 câu hỏi đúng sai được xây dựng dựa trên bộ công cụ đo lường kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 tại Nigeria của tác giả Maxwell O Adibe và cộng sự và 17 câu hỏi chọn đáp án đúng nhất được xây dựng dựa trên Test trắc nghiệm kiến thức bệnh đái tháo đường (DKT) của trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về đái tháo đường - trường đại học Michigan. [44]

Phần thứ ba là khảo sát nguồn tiếp nhận thông tin tự chăm sóc bệnh đái tháo

đường type 2 của người bệnh.

2.6.2. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu sẽ được thực hiện 2 tuần trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu. Sẽ tiến hành điều tra thử 30 đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn (30 đối tượng này sẽ không tham gia vào 171 đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) để xác định tính khả thi của bộ thu thập dữ liệu, khả năng áp dụng của quá trình lấy mẫu và để đánh giá sự hiểu biết, độ dài, khả năng được chấp nhận của bộ công cụ. Các kết quả sẽ được sử dụng để chỉnh sửa và cập nhật bộ công cụ cho phù hợp bằng cách điều chỉnh các câu hỏi và những lựa chọn của câu trả lời mà ban đầu không rõ ràng trong bộ công cụ.

2.6.3. Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu

Thông tin/dữ liệu sẽ được thu thập trong khoảng 3 tháng từ 01/6/2016 đến 31/8/2016.Người thu thập số liệu ngồi ở phòng khám sẽ sử dụng bộ câu hỏi tự để điều tra những người bệnh đang điều trị đái tháo đường đủ tiêu chuẩn vào thời điểm trước khi người bệnh được khám và điều trị.

Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu

- Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu vào thời điểm trước khi người bệnh được khám và điều trị.

- Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (phụ lục 1) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong

bộ câu hỏi.

- Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ trả lời các câu trong bộ câu hỏi về kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường (phụ lục 2). Thời lượng phỏng vấn 1 người là 20 phút. Trong trường hợp có nhiều người bệnh đủ tiêu chuẩn, tiến hành hỏi lần lượt từng người vào thời gian trước khi khám và thời gian đợi kết quả. 2.7. Các biến số nghiên cứu

2.7.1.Biến độc lập

-Tuổi:đơn vị là năm, được tính bằng 2016 trừ đi năm sinh. - Giới: có hai giá trị là nam và nữ.

- Dân tộc: Kinh, Thái, H’Mông và các dân tộc ít người khác.

-Trình độ học vấn:bậc giáo dục cao nhất đã đạt được bao gồm:không biết chữ, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và sau đại học.

-Thời gian bị bệnh:đơn vị tính là năm, là khoảng thời gian kể từ ngày được chẩn đoán bệnh lần đầu tiên đến thời điểm lấy số liệu.

- Nguồn tiếp nhận thông tin:Người bệnh có được kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường type 2 từ nguồn nào.

2.7.2. Biến phụ thuộc

Mức độ kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2:bao gồm điểm của người bệnhthu được qua bộ câu hỏi.

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm số được tính toán như sau: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm. Tổng điểm là 38 điểm. Tỉ số điểm được xác định bằng cách chia số điểm người bệnh đạt được cho 38. Để đánh giá mức độ kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường, người bệnh được chia thành ba nhóm trên cơ sở điểm của họ: ≥75% tổng điểm là có kiến thức ở mức tốt, 60-74% tổng điểm là kiến thức ở mức trung bình, và ≤59% tổng điểm là kiến thức ở mức kém. Các điểm số đã được sử dụng để xác định mức độ kiến thức tổng thể. [57]

Số liệu thu thập được bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật. Tất cả các dữ liệu thu thập được làm sạch, xác nhận, mã hóa, xử lý và lưu trữ vào cuối mỗi ngày bởi các nhà nghiên cứu chính.

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0 để phân tích.

- Đối với các biến số định lượng liên tục, nếu biến số là hàm phân phối chuẩn, mô tả bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

- Đối với các biến số định tính (biến nhị phân, biến định danh, biến thứ tự): mô tả bằng tần suất và tỷ lệ.

- Tìm yếu tố liên quanthông qua phân tích tương quan Pearson và Chi- square.

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức, lãnh đạo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, được sự chấp thuận và cho phép của bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Sự đồng ý bằng văn bản được lấy từ tất cả các người bệnh tham gia nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này đã được giải thích với những người tham gia. Những rủi ro, lợi ích và các vấn đề bảo mật đã được truyền đạt trước khi đồng ý tham gia nghiên cứu. Sự tham gia trong nghiên cứu này là tự nguyện và tham gia được khuyến khích để hoàn thành nghiên cứu, tuy nhiên, họ được tự do rút nếu không muốn tiếp tục tham gia mà không ảnh hưởng đến chăm sóc của họ theo bất kỳ cách nào.Cuộc phỏng vấn cũng có thể dừng bất cứ lúc nào nếu người bệnh không thể tiếp tục trả lời các câu hỏi vì lí do sức khỏe. Lời khuyên thích hợp đã được đưa ra về kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường. Không nhận dạng người bệnh đã được sử dụng trong các mục nhập dữ liệu và tất cả các dữ liệu đã được giữ bí mật.

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Có hạn chế của một nghiên cứu cắt ngang. Không nghiên cứu được các thời điểm trước đó.

- Là một nghiên cứu bước đầu điều tra, đánh giá kiến thức của người bệnh đái tháo đường type 2 về tự chăm sóc mà không tiến hành bất cứ một sự can thiệp hỗ trợ nào.

- Để hạn chế các sai số trong khi thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành phỏng vấn thử người bệnh để điều chỉnh bộ câu hỏi và kiểm tra chất lượng thông tin trước khi tiến hành nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu Giới Tuổi Nữ Nam Tổng n % n % n % ≤ 40 0 0 3 1.8 3 1.8 > 40-50 12 7.0 16 9.4 28 16.4 >50-60 36 21.1 38 22.2 74 43.3 >60 38 22.2 28 16.4 66 38.6 Tổng 86 50.3 85 49.7 171 100 Trung bình 60.85 ± 9.601 56.85 ± 9.38 58.86 ± 9.674

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu phần lớn nằm trong nhóm tuổi từ 50-60, chiếm

43.3%; nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 38.6%; nhóm tuổi từ 40 - 50 tuổi chiếm 16.4%; nhóm tuổi dưới 40 chiếm 1.8%. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 58.86 ± 9.674tuổi. Người bệnh có tuổi thấp nhất là 34 tuổi. Người bệnh có tuổi cao nhất là 79 tuổi.

Biểu đồ 3.1: Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm

72.5%; đứng thứ hai là dân tộc Thái chiếm 21.6%; và các dân tộc khác chiếm 5.9%.

Biểu đồ 3.2:Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

72.5% 21.6% 5.9% 0% Kinh Thái Khác 0.6 19.3 17.5 33.9 12.9 15.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Không biết chữ

Tiểu học Trung học Phổ thông Trung cấp, Cao đẳng

Đại học trở lên

Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn Phổ thông chiếm tỷ lệ

cao nhất là 33.9%; Tiểu học chiếm 19.3%; Trung học cơ sở chiếm 17.5%; Đại học trở lên chiếm 15.8%; Trung cấp, Cao đẳng chiếm 12.9% và có 0.6% là không biết chữ.

Biểu đồ 3.3: Phân bố khu vực sống của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Đối tượng trong nhóm nghiên cứu chủ yếu sống ở khu vực thành phố,

chiếm 53.2%, 44.4% sống ở các huyện quanh thành phố và 2.3% là sống ở thị xã.

Bảng 3.2: Chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu

BMI Số lượng người bệnh Tỷ lệ %

Gầy 3 1.8 Trung bình 159 93.0 Thừa cân 9 5.3 Tổng 171 100 Trung bình 22.747 ± 1.6042 53.2 2.3 44.5 0 10 20 30 40 50 60 Thành phố Thị xã Huyện khác

Nhận xét: 93.0% trong nhóm đối tượng nghiên cứu có thể trạng trung bình; 5.3%

thừa cân và 1.8% có thể trạng gầy. BMI trung bình là 22.747 ± 1.6042

Bảng 3.3: Người cùng sống và bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu

Nội dung Có Không n % n % Người cùng sống 166 97.1 5 2.9 Bảo hiểm y tế 157 91.8 14 8.2 Nhận xét:

- 97.1% trong nhóm đối tượng nghiên cứu có người cùng sống; 2.9% là sống một mình.

- 91.8% trong nhóm đối tượng nghiên cứu có bảo hiểm y tế; 8.2% là không có.

Bảng 3.4. Tần suất khám sức khỏe định kỳ của đối tượng nghiên cứu Tần suất Số lượng người bệnh Tỷ lệ %

Không bao giờ 19 11.1

1 tháng 1 lần 124 72.5

2-3 tháng 1 lần 26 15.2

Trên 4 tháng 1 lần 2 1.2

Nhận xét: 72.5% trong nhóm đối tượng nghiên cứu thường xuyên đi khám sức khỏe

định kỳ 1 tháng một lần; 15.2% đi khám 2-3 tháng một lần; 1.2% đi khám trên 4 tháng một lần và có 11.1% là không bao giờ đi khám sức khỏe định kỳ.

Bảng 3.5:Thời gian bị đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu

Số năm Số lượng người bệnh Tỷ lệ %

≤ 1 năm 20 11.7 > 1-5 năm 104 60.8 > 5-10 năm 44 25.7 > 10 năm 3 1.8 Tổng 171 100 Trung bình 4.28 ± 2.4332

Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có 60.8% là có thời gian bị bệnh từ

trên 1 năm đến 5 năm; 25.7% từ trên 5 năm đến 10 năm; 11.7% nhỏ hơn và bằng 1 năm và 1.8% có thời gian bị bệnh trên 10 năm. Thời gian bị bệnh trung bình là 4.28 ± 2.4332, người thấp nhất là 7 tháng, người bị lâu nhất là 13 năm.

3.2. Mức độ kiến thức tự chăm sóc trong đái tháo đường type 2 và những thiếu hụt trong kiến thức của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6: Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh tham gia nghiên cứu

Nội dung

Trả lời đúng Trả lời sai/ Không biết

n % n %

5. Hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

120 70.2 51 29.8

22. Chế độ ăn uống trong bệnh đái tháo

đường. 152 88.9 19 11.1

23. Xác định thực phẩm chứa lượng tinh bột

cao nhất. 150 87.7 21 12.3

24. Xác định thực phẩm chứa lượng chất béo

cao nhất. 33 19.3 138 80.7

25. Xác định thực phẩm không có năng

lượng. 95 55.6 76 44.4

27. Ảnh hưởng của nước trái cây không

đường đến đường máu. 96 56.1 75 43.9

Nhận xét: Đa số đối tượng nghiên cứu còn thiếu kiến thức về việc lựa chọn và tác

Bảng 3.7: Kiến thức về dùng thuốc của người bệnh tham gia nghiên cứu

Nội dung

Trả lời đúng Trả lời sai/ Không biết

n % n %

6. Khi người bệnh đái tháo đường cảm thấy khỏe thì không cần dùng thuốc.

159 93.0 12 7.0

7. Uống rượu bia trong khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường không phải là một vấn đề nghiêm trọng.

148 86.5 23 13.5

10. Việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường không cần phải duy trì suốt đời.

112 65.5 59 34.5

35. Cách xử trí khi quên tiêm Insulin trước bữa ăn sáng.

111 64.9 60 35.1

37. Mức đường trong máu sẽ thay đổi như nào khi dùng Insulin buổi sáng nhưng lại bỏ qua bữa sáng.

96 56.1 75 43.9

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu đã biết được tác dụng, tầm quan trọng và

Bảng 3.8: Kiến thức về hoạt động thể chất của người bệnh tham gia nghiên cứu

Nội dung

Trả lời đúng Trả lời sai/ Không biết

n % n %

2. Hoạt động thể chất (đi bộ nhanh, làm việc nhà…) 20-30 phút mỗi lần và ít nhất là 3 ngày một tuần là rất cần thiết.

149 87.1 22 12.9

8. Chế độ ăn uống và tập thể dục không quan trọng bằng thuốc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

147 86.0 24 14.0

29. Ảnh hưởng của tập thể dục đến đường máu đối với một người kiểm soát đường máu tốt.

111 64.9 60 35.1

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu đã có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

Bảng 3.9: Kiến thức về phòng ngừa và xử trí biến chứng của người bệnh tham gia nghiên cứu

Nội dung

Trả lời đúng Trả lời sai/ Không biết

n % n %

12. Người bị bệnh đái tháo đường nên chăm sóc cẩn thận bàn chân của mình đặc biệt là khi cắt móng chân.

96 56.1 75 43.9

13. Người bị bệnh đái tháo đường nên sử dụng loại tất mềm, có độ đàn hổi tốt, không được bó chặt chân.

133 77.8 38 22.2

14. Người bị bệnh đái tháo đường nên chăm sóc răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa mỗi ngày.

122 71.3 49 28.7

17. Người bị bệnh đái tháo đường nên báo cáo với bác sĩ bất kỳ sự thay đổi nào về thị lực của mình.

158 92.4 13 7.6

19. Run rẩy, lú lẫn, thay đổi hành vi và đổ mồ hôi là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao.

30 17.5 141 82.5

23. Duy trì đường máu cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về mắt bao gồm cả mù lòa.

126 73.7 45 26.3

28. Xác định thực phẩm không được dùng để

xử trí hạ đường máu. 55 32.2 116 67.8

máu.

31. Cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân 115 67.3 56 32.7 32. Ăn thức ăn ít chất béo làm giảm nguy cơ

mắc bệnh gì

116 67.8 55 32.2

33. Tê bì và ngứa là triệu chứng của bệnh nào. 117 68.4 54 31.6 34. Vấn đề nào thường không liên quan đến

bệnh đái tháo đường

125 73.1 46 26.9

Nhận xét: Đa số đối tượng nghiên cứu đã có được kiến thức về phòng ngừa song

Bảng 3.10: Kiến thức về tự theo dõi đường máu của người bệnh tham gia nghiên cứu

Nội dung

Trả lời đúng Trả lời sai/ Không biết

n % n %

15. Khi lượng đường trong máu gần bình thường, người bệnh có thể sẽ có nhiều năng lượng hơn, cảm thấy ít khát nước và đi tiểu ít hơn bình thường

131 76.6 40 23.4

16. Chỉ có bác sĩ và các nhân viên y tế mới có thể kiểm tra lượng đường trong máu và huyết áp của người bệnh đái tháo đường.

110 64.3 61 35.7

18. Tự theo dõi đường máu cho phép một người bị bệnh đái tháo đường có thể giám sát và phản ứng với những thay đổi của lượng đường trong máu của họ.

115 67.3 56 32.7

21. Kiểm soát huyết áp không quan trọng bằng kiểm soát đường máu ở người bệnh đái tháo đường.

103 60.2 68 39.8

26. Phương pháp tốt nhất trong việc kiểm tra đường máu.

63 36.8 108 63.2

36. Nguyên nhân dẫn đến đường máu thấp. 112 65.5 59 34.5 38. Nguyên nhân dẫn đến đường máu cao. 121 70.8 50 29.2

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu đã có kiến thức về tự theo dõi đưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2016 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)