Phòng tránh nguy cơ biến chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2016 (Trang 25)

Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc vì hút thuốc dẫn đến nguy cơ cao các bệnh về tim mạch, tử vong sớm và tăng tỷ lệ biến chứng mạch máu nhỏ. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của việc giảm và ngừng sử dụng thuốc lá ở người bệnh.[52]

Người bệnh đái tháo đường cần được giáo dục chăm sóc bàn chân và kiểm tra chân toàn diện hàng năm để xác định các yếu tố nguy cơ dự đoán loét chân và cắt cụt.Điều này là cần thiết cho những người có bàn chân có nguy cơ cao đặc biệt là nếu họ đã có một tiền sử loét trước đó hoặc cắt cụt chi. Bàn chân cần được quan sát tỉ mỉ mỗi ngày, các vết trầy xước lâu lành, các cục chai sần, các biến đổi màu sắc của bàn chân (ửng đỏ, tái nhợt, đen), các thay đổi về cảm giác lạnh, tê rần, kiến bò… Tất cả phải được thông báo sớm đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Thực hiện tốt việc kiểm soát đường máu và huyết áp là điều cần thiết trong việc giảm và làm chậm tiến triển của bệnh võng mạc và bệnh thận ở những người bệnh này [41]. Người bệnh bị bệnh đái tháo đường type 2 nên được sàng lọc những biến chứng khi chẩn đoán và trải qua theo dõi tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh. 1.5. Mức độ kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2

Mức độ kiến thức của người bệnh đái tháo đường type 2 đã được nghiên cứu rộng rãi ở các vùng khác nhau và các thiết lập lâm sàng. Al-Adsani và cộng sự đã đánh giá mức độ kiến thức của người bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan

trong 5114 người bệnh Kuwait với bệnh đái tháo đường type 2 trong một môi trường chăm sóc sơ cấp và tìm thấy điểm trung bình 58,9%. Sự thiếu hụt kiến thức có trong các câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống[15].

Tại châu Phi, mức độ hiểu biết về bệnh đái tháo đường củangười bệnh bị hạn chế. Odili và cộng sựđã đánh giá mức độ hiểu biết trong số 100 người bệnh bị bệnh đái tháo đường; 96% trường hợp có bệnh đái tháo đường type 2 ở một thành phố Nigeria sử dụng 14 mục của test kiến thức về đái tháo đường và thấy thấp với trung bình là 39% ± 16,7%. Người bệnh đã được chứng minh có thiếu hụt kiến thức quan trọng trong chế độ ăn uống và tự theo dõi đường máu. Thời gian nhận thức bệnh là yếu tố duy nhất có liên quan đáng kể với mức độ kiến thức.[50]

Baumann và cộng sự ở Kampala, Uganda đã đánh giá tự chăm sóc trong số 340 người bệnh bị bệnh đái tháo đường type 2 và thấy rằng ít hơn 40% người bệnh biết các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường máu. Trong một môi trường chăm sóc chính của Nam Phi, Moodley và cộng sự thấy đối tượng Châu Phi có mức kiến thức bệnh đái tháo đường thấp với trung bình 52,2.%. So với các đối tác Ấn Độ của mình với trung bình 75,9% [21].

Mức độ hiểu biết của người bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc bệnh đái tháo đường. Người bệnh có kỹ năng biết chữ thấp gặp phải những thách thức trong việc theo hướng dẫn của bác sĩ, đọc và sau thuốc theo quy định [24]. Những người bệnh có kiến thức kém về quản lý bệnh đái tháo đường tự đặt họ vào nguy cơ kết quả sức khỏe tồi tệ hơn [23].

Padma và cộng sự ở Ấn Độ đã đánh giá vai trò của kiến thức và tự chăm sóc trong quản lý bệnh đái tháo đường ở 117 người bệnh bị bệnh đái tháo đường type 2 tại một trung tâm chăm sóc đã tìm thấy người bệnh có mức độ cao về về bệnh đái tháo đường. Những người bệnh này cũng đã chứng minh thực hành tốt chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thuốc và các thực hành tự chăm sóc liên quan đáng kể với kiểm soát đường máu tốt mà đường máu lúc đói dưới 110mg/dl [51].

Ayele và cộng sự ở Ethiopia sử dụng một bảng câu hỏi có cấu trúc tìm thấy 93% người bệnh có cả kiến thức chung về bệnh đái tháo đường và kiến thức cụ thể về chăm sóc bản thân [22].

Hầu hết các nghiên cứu trên đã được tập trung vào các biện pháp can thiệp tự chăm sóc chứ không phải là yếu tố góp phần vào việc tự chăm sóc ở người bệnh với type 2. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống trong đó có kiến thức về tự chăm sóc. Kiến thức tự chăm sóc về bệnh đái tháo đường thông qua một chương trình quản lý giáo dục là nhằm tạo điều kiện cho người bệnh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh, các biện pháp chăm sóc nhăm đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, nó còn cung cấp đào tạo các kỹ năng cần thiết và tạo động lực cho người bệnh để thích nghi với thay đổi lối sống tích cực giúp họ đối phó với căn bệnh này. Bản thân người bệnh là phụ trách chính trong các hành vi tự chăm sóc của họ và những lựa chọn mà họ làm cho mỗi ngày khi họ chăm sóc có ảnh hưởng lớn hơn trên kết quả so với những người thực hiện bởi các chuyên gia y tế [18].

1.6. Khung lý thuyết

Biến độc lập Biến phụ thuộc

- Tuổi - Giới - Dân tộc

- Trình độ học vấn - Thời gian bị bệnh

- Nguồn tiếp nhận thông tin

Kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường

type 2

1.7. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía Tây và Tây Nam giáp

với 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Điện Biên có địa hình chia cắt, phức tạp, 50% diện tích có độ cao trên 1000m so với mặt biển, 70% diện tích có độ dốc trên 25o. Điện Biên có diện tích tự nhiên 9562.9 km. Dân số năm 2007 là 468.282 người, trong đó dân tộc Thái 40.4%, dân tộc H’Mông 28.8%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 19.7%, còn lại là các dân tộc khác như: Khơ Mú, Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng,... Mật độ dân số là 49 người/km2.Điện Biên có khí hậu nhiệt đới núi cao, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 – 2007 ước đạt 10.5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định.Đời sống của người dân tại thành phố và trung tâm thị trấn có sự thay đổi rõ nét như từ laođộng chân tay chuyển lao động trí óc, cuộc sống người dân được nâng lên. Từ đó sốngười dân có cuộc sống tĩnh tại rất cao trong cộng đồng.Đường xá giao thông đượcnâng cấp, xây dựng nối liền xã, bản, huyện và thông suốt về trungtâm tỉnh, thành phố giúp cho sự phát triển về kinh tế, giao lưu hàng hoá mua bán đượcthuận tiện đời sống của đại đa số người dân được nâng lên. Tuy nhiên, một bộ phận người dân đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa miền núi, đời sống còn nhiều khó khăn, họ phải lao động nặng nhọc và thức ăn chính hàng ngày là ngô, khoai và sắn. Thêm vào đó việc tiếp xúc với các cơ sở y tế khám chữa bệnh còn hạn chế nên nên kiến thức phòng ngừa và chăm sóc bệnh tật chưa được đầy đủ. Mặc dù các xã đều có trạm y tế nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu thốn nên chưa đáp ứng nhucầu khám chữa bệnh cho người dân. Công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh chođồng bào còn hạn chế cả về nội dung, hình thức cũng như phương pháp.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên là tuyến khám chữa bệnh cao nhất trong địa bàn tỉnh Điện Biên. Bệnh viện thực hiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú cho tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến. Bên cạnh đó bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên còn kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã. Tôi đã chọn địa điểm nghiên cứu

là bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên với mong muốn có thể đánh giá một cách tổng quan nhất kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 sinh sống tại tất cả các khu vực trong tỉnh.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng:Người bệnh đãđược chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2011 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên Từ 01/6/2016 đến 31/8/2016.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh có thể nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt. + Người bệnh có khả năng tham gia trả lời phỏng vấn. - Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh quá mệt, không thể tham gia trả lời phỏng vấn. +Người bệnh điếc, câm, rối loạn tâm thần, lú lẫn.

+ Người bệnh có thai.

+ Người bệnh phải chuyển vào điều trị nội trú. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/4/2016 đến 15/10/2016 - Thời gian thu thập số liệu: Từ 01/6/2016 đến 31/8/2016

- Địa điểm: Phòng khám - Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

2.3. Thiết kế

Là nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu ước lượng được tính toántheo công thức: n =

Z2α/2 σ2 d2

n - Cỡ mẫu

σ- Độ lệch chuẩn. Ước tính độ lệch chuẩn của số điểm trung bình về kiến thức ở những người bệnh đái tháo đườngσ = 16.7% [50].

d - Sai số chính xác mong muốn = 2.5% α - Mức ý nghĩa thống kê. α = 0.05

Zα/2-Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn. Z = 1.96

Cỡ mẫu của nghiên cứu tính được là 171 người bệnh đang điều trị ngoại trú đái tháo đường type 2.

2.5.Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

Tại phòng khám, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên có 358 người bệnh đái tháo đường đăng ký quản lý đái tháo đường type 2,lập danh sách 358 người bệnh đóvà đánh số thứ tự. Tiến hành chọn mẫu với khoảng cách mẫu k = 2 (k = N/n = 358/171, N là số người bệnhtại địa điểm nghiên cứu, n là cỡ mẫu cho nghiên cứu).

Đối tượng nghiên cứu đầu tiên được lựa chọn ngẫu nhiên trong khoảng từ 1 đến k bằng phương pháp bốc thăm, những đối tượng tiếp theo được tìm theo nguyên tắc số thứ tự của đối tượng bằng số thứ tự của đối tượng trước nó cộng với hệ số k cho đến khi đủ số lượng cỡ mẫu nghiên cứu.

Bốc thăm được đối tượng đầu tiên có số thứ tự là 1. Như vậy các đối tượng tiếp theo có số thứ tự lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9………335, 337, 339,341.

Trường hợp nếu đối tượng được lựa chọn không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia nghiên cứu thì lấy đối tượng kế tiếp ngay sau đối tượng được chọn trong bảng danh sách.

2.6. Phương pháp thuthập số liệu

2.6.1. Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi thiết kế sẵn(Phụ lục 2) có 3 phần chính: Phần thứ nhất có thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, khu vực sinh sống, tần suất khám bệnh và thời gian bị bệnh. Trọng

Phần thứ hailà nội dung về kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 dưới 2 dạng: 21 câu hỏi đúng sai được xây dựng dựa trên bộ công cụ đo lường kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 tại Nigeria của tác giả Maxwell O Adibe và cộng sự và 17 câu hỏi chọn đáp án đúng nhất được xây dựng dựa trên Test trắc nghiệm kiến thức bệnh đái tháo đường (DKT) của trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về đái tháo đường - trường đại học Michigan. [44]

Phần thứ ba là khảo sát nguồn tiếp nhận thông tin tự chăm sóc bệnh đái tháo

đường type 2 của người bệnh.

2.6.2. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu sẽ được thực hiện 2 tuần trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu. Sẽ tiến hành điều tra thử 30 đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn (30 đối tượng này sẽ không tham gia vào 171 đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) để xác định tính khả thi của bộ thu thập dữ liệu, khả năng áp dụng của quá trình lấy mẫu và để đánh giá sự hiểu biết, độ dài, khả năng được chấp nhận của bộ công cụ. Các kết quả sẽ được sử dụng để chỉnh sửa và cập nhật bộ công cụ cho phù hợp bằng cách điều chỉnh các câu hỏi và những lựa chọn của câu trả lời mà ban đầu không rõ ràng trong bộ công cụ.

2.6.3. Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu

Thông tin/dữ liệu sẽ được thu thập trong khoảng 3 tháng từ 01/6/2016 đến 31/8/2016.Người thu thập số liệu ngồi ở phòng khám sẽ sử dụng bộ câu hỏi tự để điều tra những người bệnh đang điều trị đái tháo đường đủ tiêu chuẩn vào thời điểm trước khi người bệnh được khám và điều trị.

Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu

- Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu vào thời điểm trước khi người bệnh được khám và điều trị.

- Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (phụ lục 1) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong

bộ câu hỏi.

- Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ trả lời các câu trong bộ câu hỏi về kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường (phụ lục 2). Thời lượng phỏng vấn 1 người là 20 phút. Trong trường hợp có nhiều người bệnh đủ tiêu chuẩn, tiến hành hỏi lần lượt từng người vào thời gian trước khi khám và thời gian đợi kết quả. 2.7. Các biến số nghiên cứu

2.7.1.Biến độc lập

-Tuổi:đơn vị là năm, được tính bằng 2016 trừ đi năm sinh. - Giới: có hai giá trị là nam và nữ.

- Dân tộc: Kinh, Thái, H’Mông và các dân tộc ít người khác.

-Trình độ học vấn:bậc giáo dục cao nhất đã đạt được bao gồm:không biết chữ, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và sau đại học.

-Thời gian bị bệnh:đơn vị tính là năm, là khoảng thời gian kể từ ngày được chẩn đoán bệnh lần đầu tiên đến thời điểm lấy số liệu.

- Nguồn tiếp nhận thông tin:Người bệnh có được kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường type 2 từ nguồn nào.

2.7.2. Biến phụ thuộc

Mức độ kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2:bao gồm điểm của người bệnhthu được qua bộ câu hỏi.

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm số được tính toán như sau: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm. Tổng điểm là 38 điểm. Tỉ số điểm được xác định bằng cách chia số điểm người bệnh đạt được cho 38. Để đánh giá mức độ kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường, người bệnh được chia thành ba nhóm trên cơ sở điểm của họ: ≥75% tổng điểm là có kiến thức ở mức tốt, 60-74% tổng điểm là kiến thức ở mức trung bình, và ≤59% tổng điểm là kiến thức ở mức kém. Các điểm số đã được sử dụng để xác định mức độ kiến thức tổng thể. [57]

Số liệu thu thập được bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật. Tất cả các dữ liệu thu thập được làm sạch, xác nhận, mã hóa, xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2016 (Trang 25)