Tiêu chí đánh giá sự tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá sự tập trung của học sinh dưới sự hỗ trợ của camera (Trang 28 - 30)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự tập trung

Trước khi đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự tập trung cần hiểu tập trung chú ý là gì? Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả [5].

Chú ý là một trạng thái tâm lý thường "đi kèm" với các hoạt động tâm lý mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi đi với quá trình xúc cảm thì cũng chính là chú ý nhận biết tâm trạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc chú ý trong hành động là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của hành động [5].

Chú ý thường được biểu hiện ra bằng cả những dấu hiệu bên ngoài và bên trong như bằng những hình thức nhìn "chằm chằm", "không chớp mắt', "vểnh tai", "há hốc miệng" khi nghe, kìm hãm những động tác thừa "ngồi im thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động của đối

tượng chú ý. Tuy nhiên không phải lúc nào giữa chú ý và các biểu hiện của chú ý cũng đồng nhất, mà có lúc mâu thuẫn giữa biểu hiện bên ngoài và chú ý bên trong thường gọi là "vờ chú ý"[5]. Vì vậy khi đánh giá tập trung chú ý vừa phải căn cứ vào hiệu quả của chú ý, đồng thời cũng phải thấy rằng có trường hợp chú ý tốt nhưng hiệu quả không cao do các nguyên nhân khác nhau của chủ thể. Sự tập trung là thành phần quan trọng cấu thành trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người rất khó có thể được thực hiện [5]. Có thể coi năng lực tập trung là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để ta thực hiện các năng lực khác như ghi nhớ, quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, phán đoán nhanh nhạy… Nó hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

Tiêu chí đánh giá sự tập trung:

Nhìn "chằm chằm", "không chớp mắt', "vểnh tai", "há hốc miệng" khi nghe, kìm hãm những động tác thừa "ngồi im thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động của đối tượng tập trung chú ý.

Tư thế trên cơ thể: Tư thế thân trên được phát hiện có mối tương quan cao với các hoạt động của học sinh như quan sát bảng và viết. Các tính năng được tính toán từ các khớp cơ thể trong không gian camera. Việc nghiên người về phía trước khi quan sát các trang trình bày hoặc viết dẫn đến việc thay đổi vị trí hướng đầu trong không gian camera.

Một số tiêu chí đánh giá không tập trung:

 Ngáp, mắt lim dim, đầu đỡ, trong đó tay đang đỡ hoặc chạm vào mặt.

gian dài. Ánh nhìn của học sinh, nơi chúng ta phân biệt giữa bốn hướng nhìn (nhìn ra xa, trang trình bày, bảng trắng, ghi chú).

 Trạng thá nhắm mắt được tính là giá trị tối đa của hai đơn vị hoạt ảnh, nhắm mắt phải và nhắm mắt trái, và tương quan với hoạt động

viết và quan sát ghi chú. Thời gian nhắm mắt được tính để xác định học sinh buồn ngủ để đánh giá sự tập trung.

 Trạng thái mở miệng được tính toán từ đơn vị hoạt ảnh mở hàm và tương ứng với ngáp.

 Biến dạng khuôn mặt được tính toán từ các đơn vị hoạt hình phồng má trái và phồng má phải và tương ứng với việc dùng tay đỡ đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá sự tập trung của học sinh dưới sự hỗ trợ của camera (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)