Một số phương pháp đánh giá mức độ tập trung của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá sự tập trung của học sinh dưới sự hỗ trợ của camera (Trang 30 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Một số phương pháp đánh giá mức độ tập trung của học sinh

Hiện nay có rất nhiều hướng tiếp cận để đánh giá sự tập trung của học sinh, nhưng có hai cách tiếp cận chính: Tiếp cận dựa trên đặc trưng và phân lớp và tiếp cận học sâu. Cả hai cách tiếp cận này đều có khả năng học và xác định các đối tượng, hành vi đối tượng, nhưng cách thức thực hiện rất khác nhau. Ý tưởng của các phương pháp tiếp cận theo các phương pháp học máy truyền thống cho bài toán phát hiện đối tượng là mỗi lớp đối tượng đều có các đặc trưng riêng giúp phân loại lớp, phát hiện lớp đối tượng sử dụng các thuật toán dựa trên các phương pháp trích xuất đặc trưng này. Trong phạm vị luận văn này, tập trung trình bày cách tiếp cận theo theo phương pháp học máy.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề phân tích sự tập trung của học sinh khi tham gia học tập rất đa dạng, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chủ yếu tập trung vào phân tích hành vi và cảm xúc, như: phân tích biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, phân tích chuyển động mắt, phân tích chuyển động đầu, tư thế hình thể v.v. Những nghiên cứu liên quan đến hành vi, có thể kể đến, Divjak và Bischof [9],[4] đã phân tích sự tập trung của học sinh dựa vào trạng thái chuyển động đầu và mắt, Bidwell vàFuchs [10] đã đo lường mức độ tương tác của học sinh bằng hệ thống quan sát tự động trạng thái của mắt, họ đề xuất đưa ra 8 danh mục trạng thái riêng biệt, nhưng chỉ có thể phân loại học sinh là "tham gia" hoặc "không tham gia". Krithika [11] sử dụng chuyển động của mắt và đầu để kiểm tra sự tập trung của học sinh và tạo ra cảnh báo về mức độ tập trung thấp [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá sự tập trung của học sinh dưới sự hỗ trợ của camera (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)