(sách đã dẫn; trang43)

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng CMác phăng ghen và VILê nin về chuyên chính vô sản, sự vận dụng của đảng ta ý nghĩa của nó đối với cuộc đấu tranh chống (Trang 26 - 32)

Nói về hình thức chuyên chính vô sản: Qua đúc kêt kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm từ công xã Pari 1871 và cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905, VI.Lênin đã nêu nên tính muôn hình muôn vẻ của các hình thức chính trị của chuyên chính vô sản . Người khảng định rằng: sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra tính muôn hình, muôn vẻ của hình thức chính quyền nhà nước của giai cấp vô sản, song thực chất chúng chỉ là một: đó là “chuyên chính vô sản” của giai cấp công nhân. sau khi lãnh đạo phong trào cách mạng Nga thành công, cuộc cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết ra đời, VI.Lênin cho rằng, về hình thức của chuyên chính vô sản thì tiếp theo sau công xã Pari là chính quyền Xô viết Nga, một thành quả từ cách mạng tháng Mười. Với thực tế ở một số nước, VI.Lênin còn chỉ ra một hình thức chuyên chính vô sản mới là chính quyền dân chủ nhân dân. chế độ này phản ánh tính chất độc đáo của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm lịch sử dân tộc của những nước đó.

Để chuyên chính vô sản tồn tại và phát triển VI.Lênin luận giải cơ sở của nó: Theo VI.Lênin đó là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. cơ sở khách quan của khối liên minh ấy là sự thống nhất của các quyền lực cơ bản về kinh tế, chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Và người chỉ rõ: “Nếu không có sự liên minh

ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể cải tạo xã hội chủ nghĩa được”12.

Đề cập về nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, theo VI.Lênin đó là phải thủ tiêu mọi chế độ người bóc lột người, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có một chế độ quản lý mới thực sự có tính nhân dân và được xây dựng theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Khi phê phán quan điểm của kẻ thù cho rằng chuyên chính vô sản là sự kích động bạo lực của quần chúng chống chính quyền, VI.Lênin đã chỉ rõ, chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực với bọn bóc

lột, mà còn có chức năng chủ yếu là việc tổ chức xây dựng thành công xã hội mới. Đây mới là thực chất của chuyên chính vô sản.

Với sự phát triển của VI.Lênin về chuyên chính vô sản gắn liền với học thuyết về đấu tranh giai cấp. Nếu như từ những năm 1852, C.Mác đã khảng định rằng đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, thì đến khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản của mình, VI.Lê-Nin tiếp tục khảng định: Cuộc đấu tranh giai cấp chưa chấm dứt mà diễn ra dưới thức mới, nội dung mới và điều kiện mới. Trong đó tất yếu phải tăng cường sức mạnh của nhà nước chuyên chính vô sản để chấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột tuy bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn; để tiến hành cải tạo xã hội cũ, làm sạch môi trường xã hội và để tổ chức được một kiểu sản xuất xã hội mới, tăng nhanh năng xuất lao động tạo cơ sở chiến thắng hoàn toàn xã hội tư bản chủ nghĩa.

Đến đây, chúng ta thấy sự trung thành và kế thừa sáng tạo, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăng ghen, tư tưởng đó tiếp tục được VI.Lê-nin bảo vệ và phát triển một cách toàn diện, từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, hình thức và cả những yêu cầu cần thiết để duy trì và tăng cường nền chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân trong giai đoạn giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, tiến hành xây dựng một xã hội mới. VI.Lê-Nin còn chỉ rõ là, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu trong nền chuyên chính vô sản. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì không giữ vững được bản chất của nền chuyên chính vô sản, không thực hiện được thắng lợi của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Công lao của VI.Lê-Nin không chỉ ở việc phát triển tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăng ghen lên đến hoàn thiện, mà người đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga thực hiện thành công cách mạng tháng Mười, thiết lập nên một nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, vạch ra cho

Đảng cộng sản và phong trào cách mạng các nước nhìn thấy con đường, bước đi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở từng nước.

Sau khi VI.Lê-Nin qua đời, tư tưởng về chuyên chính vô sản tiếp tục được các Đảng công sản bảo vệ và phát triển. việc các Đảng cộng sản làm rõ khái niệm chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng cộng sản đối với toàn xã hội , cũng như việc mở rộng các hình thức chuyên chính vô sản như: chuyên chính công nông, nhà nước dân chủ nhân dân, đưa ra các bước quá độ để chuyển từ chuyên chính công nông lên chuyên chính vô sản, đã nói lên sự đóng góp của các Đảng cộng sản để phát triển về tư tưởng chuyên chính vô sản trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Đặc biệt là sự vận dụng của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng CMác phăng ghen và VILê nin về chuyên chính vô sản, sự vận dụng của đảng ta ý nghĩa của nó đối với cuộc đấu tranh chống (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w