định phải dựa vào lực lượng nhân đân dựa vào sáng kiến trí tuệ của dân. Chính ví vậy, Nhà nước tin dân nên nhà nước việc gì cũng làm được “ khó vạn lần dân liệu cũng song”
Tư tưởng về nhà nước vì dân: Tư tưởng về nhà nước vì
dân là nhà nước phải chăm lo cho dân, phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân, không được đặc quyền đặc lợi, hà hiếp nhân dân. Đây là mới mẻ nhất quán, nổi bật trong cuộc đời Hồ Chí Minh được thể hiện từ những năm bôn ba ở nước ngoài đi tìm đường cứu nước, nó không ngừng được bổ sung và phát triển trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người.
Nhà nước vì dân là hệ quả tất yếu của nhà nước của dân, do dân. nhà nước vì dân là nhà nước làm lợi cho dân Người nhắc nhở: “chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan chính phủ từ toàn
quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghiã là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải là đè đầu nhân dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp- Nhật. Việc gì có lợi cho dân ta, phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta, ta phải
hết sức tránh.”21 Nhà nước mà mọi chủ chương chính sách, mọi quy định của pháp luật từ trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân: cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; cả lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Biết bảo vệ nhân dân, kiên quyết chống lại những tệ nạn vi phạm dân chủ và lợi ích của nhân dân, mọi cán bộ nhà nước đều phải hết lòng phục vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, thực sự trong sạch.
Tóm lại, tư tưởng nhà nước “thần dân”, Nhà nước “lấy dân
làm gốc” đã sớm xuất hiện ở nhà chính trị kiệt xuất Hồ Chí Minh,
trong đó con người vừa là mục tiêu và là lực lượng để xây dựng nhà nước. Nhà nước của dân, do dân và vì dân không ngừng được Người phát triển trở thành một hệ thống lý luận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của Người về cách mạng Việt Nam có nội dung phong phú và sâu sắc. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền ccủa chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Là phương hướng cho Đảng ta trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.