Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 42)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.1.1 Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 13030’ đến 14042’ vĩ độ Bắc và từ 108035’ đến 109018’ kinh độ Đông. Chiều dài Bắc - Nam của tỉnh 110 km và chiều ngang Đông - Tây chỗ rộng nhất là 60 km. Ranh giới Bình Định với các tỉnh xung quanh đều có các đèo ngăn cách. Đèo Bình Đê ở phía bắc là ranh giới giữa Bình Định với Quảng Ngãi, đèo Cù Mông ở phía nam là ranh giới với Phú Yên, đèo An Khê ở phía tây là ranh giới với Gia Lai. Phía đông tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 134 km, có vùng lãnh hải 2.500 km2 với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2.

Bình Định có mạng lưới giao thông thuận lợi, với đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Bình Định là đầu mối phía đông của đường 19 (hành lang Đông - Tây) và là con đường ngang nối giữa duyên hải với Tây Nguyên tốt nhất có thể đáp ứng vận chuyển của ô tô vận tải container từ cảng Quy Nhơn qua các cửa khẩu quốc tế như Đức Cơ, Bờ Y, và vùng biên giới ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia. Bình Định còn có hệ thống cảng biển Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế. Đây là cửa ngõ hướng biển của Tây Nguyên, Lào, Campuchia và các tỉnh đông bắc Thái Lan. Bên cạnh, từ năm 2009 sân bay Phù Cát được nâng cấp với các đường bay nối Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh giúp Bình Định thông thương dễ dàng với hai đầu đất nước.

Những năm qua, nhờ có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, tỉnh Bình Định đã thu hút nhiều dự án sản xuất đồ gỗ, tốc độ doanh nghiệp mới thành lập trung bình hàng năm tăng 21,3%/năm. Đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 171 doanh nghiệp hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm

34

gỗvà lâm sản, số còn lại là các cơ sở nhỏ, trong đó có 110 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, với năng lực trên 22.000 container 40 feet/năm (năng lực trung bình mỗi doanh nghiệp là 200 container/năm), thu hút một lượng lao động trên 35.000 người, chủ yếu tập trung tại các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp lớn (như Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ).

Doanh nghiệp Bình Định tiếp cận và áp dụng công nghệ chế biến, quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 hoặc 2008; thực hiện quy trình quản lý Chuỗi hành trình CoC FSC (đã có trên 80 chứng chỉ CoC FSC), gần đây có thêm chứng chỉ VFTN, BSCL… đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ, thời gian giao hàng nhanh, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phong phú.

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Định là 1 trong 4 trung tâm chế biến đồ gỗ và lâm sản quy mô lớn hàng đầu cả nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Bình Định đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành ngành công nghiệp chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu các ngành công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân cùng tham gia trồng rừng như dự án WB3 do Ngân hàng thế giới cho vay ưu đãi với diện tích 24.400 ha, dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững (dự án KFW6) do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ không hoàn lại cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất với diện tích 8.000 ha, dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ và giấy 15.000 ha do các doanh nghiệp lâm nghiệp đầu tư và thực hiện, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Trung ương... qua đó, Bình Định đã nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn toàn tỉnh từ 32,9% năm 2010 lên 45,8% năm 2019, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng liên tục qua các năm. Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trên 384.000 ha, riêng diện tích đất lâm nghiệp sản xuất trên 155.700 ha... góp phần cung cấp một phần nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu. Với nguồn nhân lực dồi dào, Bình Định đã tận dụng tốt đội ngũ làm nghề mộc lâu đời

35

tại địa phương, cùng với chính sách mở cửa và tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh đã tạo tiền đề thu hút nhiều dự án sản xuất đồ gỗ và lâm sản với tốc độ doanh nghiệp thành lập mới trung bình tăng 20%/năm, tạo nền tảng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của Bình Định phát triển.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 171 doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và các cụm công nghiệp (96 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, 75 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp) với tổng diện tích trên 400 ha. Trong đó có trên 150 doanh nghiệp

đang hoạt động với tổng công suất thiết kế đạt 345.000 m3 tinh chế/năm, tổng vốn đầu tư TSCĐ khoảng 2.000 tỷ đồng, vốn lưu động khoảng 5.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm trên 35.000 lao động, mức thu nhập bình quân năm 2019 khoảng 2,8-3,0 triệu đồng/người/tháng. Bình quân hằng năm giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 45% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản phẩm gỗ và lâm sản giai đoạn 2015 - 2019 đạt 14%/năm; đến năm 2019 sản xuất đạt 12,8 triệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 12%/năm; đến năm 2019 đạt 240 triệu USD và dự kiến năm 2020 đạt 250 triệu USD. Về thị trường, sản phẩm đồ gỗ Bình Định đã xuất khẩu trực tiếp qua 5 châu lục trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn là xuất khẩu sang châu Âu

(chiếm 82%), Châu Đại Dương (7,7%), Châu Mỹ (5%), Châu Á (5%) và Châu Phi.

Thị trường nhập khẩu gỗ chủ yếu Malaysia, Myanma, Lào, Trung Quốc (Châu Á), UruGuay, Canada, Braxin (Châu Mỹ); Nam Phi và New Zealand, hàng năm đáp ứng trên 80% nguyên liệu cho sản xuất...

2.1.3 Sản lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Các sản phẩm của ngành chế biến gỗ Bình Định tập trung ở các chủng loại như: đồ mộc tinh chế trong nhà và ngoài trời chiếm đa số trong các mặt hàng, riêng mặt hàng dăm giấy, gỗ sơ chế, gỗ tròn có xuất khẩu nhưng giá trị không nhiều. Sản phẩm đồ mộc tinh chế được khách hàng đánh giá rất cao về tay nghề nhưng vẫn còn bị hạn chế bởi mẫu mã tự sáng tạo rất ít, đa số theo bảng mẫu thiết kế của khách

36

hàng cung cấp sẵn. Đây cũng là một trong những điểm kém cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Sản phẩm gỗ của ngành, có thể chia làm 4 nhóm sau:

- Nhóm thứ nhất:Nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời, bao gồm các loại bàn ghế

sân vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, chiếm đến 90% kim ngạch xuất khẩu.

- Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ gỗ trong nhà, bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải, kim loại, song mây. Nhóm hàng này đang có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ.

- Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ, chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn,

ghế, tủ và các vật dụng nội thất khác, sử dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.

- Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn... Thị trường xuất khẩu chủ yếu, gồm: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Trong 10 năm qua, hoạt động sản xuất chế biến và xuất nhập khẩu của ngành chế biến gỗ Bình Định có bước phát triển theo hướng tích cực, sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp phát triển những dòng sản phẩm khác nhau như: gỗ kết hợp với nhôm, gỗ kết hợp sợi nhựa, gỗ kết hợp với đá… Sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và khai thác từ các khu rừng được quản lý bền vững, có chứng chỉ FSC, bước đầu đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường của các nước EU và Mỹ.

2.1.4. Doanh thu, lợi nhuận các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Theo kết quả khảo sát sơ bộ của Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu Gỗ và Lâm sản Bình Định phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định và tổ chức GIZ đối với các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Bình Định trong các khu công nghiệp cho thấy số liệu của năm 2019 như sau:

+ Tổng doanh thu là 4.439 tỷ đồng, trong đó sản xuất gỗ xẻ là 153 tỷ đồng, đồ gỗ nội thất là 260 tỷ đồng, đồ gỗ ngoài trời là 3.371 tỷ đồng, thương mại gỗ tròn là 480 tỷ

37

đồng, thương mại gỗ xẻ là 165,5 tỷ đồng và các sản phẩm khác là 9,7 tỷ đồng.

+ Thị trường tiêu thụ: Thị trường nội địa chỉ chiếm 4 %, gồm bán thành phẩm là 3% và thành phẩm là 1%, 95% là cho thị trường xuất khẩu.

+ Năng lực sản xuất: Gỗ xẻ là 168 ngàn m3 chiếm 40%, đồ nội thất là 20 ngàn m3 chiếm 5%, đồ gỗ ngoài trời là 190 ngàn m3 chiếm 45%.

+ Tổng diện tích đất là 1,814 triệu m2, gồm diện tích nhà xưởng 1,051 triệu m2 và diện tích văn phòng là 29,3 ngàn m2. Trung bình diện tích đất trên mỗi lao động là 94 m2, diện tích sàn cho mỗi công nhân là 54 m2 và lao động gián tiếp là 2 m2.

Theo doanh thu, nhóm lớn nhất có doanh thu từ 20 – 100 tỷ đồng chiếm 59%, dưới 20 tỷ đồng chiếm 21%, trên 100 tỷ đồng chiếm 11% và trên 200 tỷ đồng chiếm 9%.

Theo quy mô tài sản, nhóm doanh nghiệp dưới 20 tỷ chiếm 27%, từ 20 tỷ - 100 tỷ đồng chiếm 43%, trên 100 tỷ - 200 tỷ đồng đạt 18%, trên 200 tỷ đồng là 12%.

Theo số lao động, nhóm doanh nghiệp dưới 300 lao động là 57%, từ 300 – 500 lao động là 27%, từ 500 – 1.000 lao động chiếm 12%, hơn 1.000 lao động chỉ còn 4%. Lao động của ngành chế biến gỗ Bình Định hiện nay trên 35.000 người, chủ yếu tập trung trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ. Lực lượng lao động luôn biến động và thường xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong ngắn hạn do sản xuất mang tính thời vụ, gián đoạn khoảng 4 tháng trong năm. Đây cũng là khó khăn vì thời gian gián đoạn này người lao động có thể tìm việc làm khác, năm sau lại phải tuyển lao động mới không có kinh nghiệm hoặc có thể lao động cũ quay trở lại cũng bị giảm chất lượng, tay nghề bị mai một do thời gian làm việc không liên tục. Lực lượng lao động chủ yếu là tại địa phương, số lượng đến từ các tỉnh khác rất hạn chế. Một phần lao động không có tay nghề, không qua đào tạo trường lớp bài bản nên chất lượng lao động còn thấp.

Theo loại hình doanh nghiệp, kết quả khảo sát thu thập được 68% là công ty TNHH/DNTN, 20% là công ty CP, 6% là công ty CP có vốn Nhà nước (NN) <50%, 3% là Công ty CP có vốn NN >50%, 3 % là doanh nghiệp NN.

Qua kết quả thu được ta thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Định đa số là các doanh nghiệp có quy mô vừa về doanh thu, tài sản và lao động. Thành phần kinh tế tư nhân đã tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò

38

chủ đạo trong chế biến và cung cấp các sản phẩm gỗ.

2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và mục tiêu phát triển các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.

2.1.5.1 Thuận Lợi

Nhờ lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Định mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển ngành chế biến gỗ của tỉnh. Đặc biệt, Bình Định nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên có các lợi thế về chế độ ưu đãi, trong đó tập trung nhiều ở Khu kinh tế Nhơn Hội. Điều này tạo cơ hội cho Bình Định phát triển công nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng, phát triển kinh tế nói chung để trở thành một trong những tỉnh phát triển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và là đòn bẩy phát triển kinh tế ở cực nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo kết quả quy hoạch của tỉnh thì hiện nay tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 384.120 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp phòng hộ là 194.888 ha; diện tích đất lâm nghiệp đặc dụng là 33.498 ha; diện tích đất lâm nghiệp sản xuất là 15.734 ha.

2.1.5.2. Khó khăn

Song song đó đối với các doanh nghiệp gỗ, khó khăn đã bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chẳng hạn, khi sản xuất, nếu chi phí 5 đồng, doanh nghiệp chỉ được hạch toán 1 đồng, giá nguyên liệu lại liên tục tăng, có khi chỉ qua 1 đêm giá đã tăng thêm 15%. Thế nhưng, giá thành sản phẩm khi xuất khẩu chỉ được tăng khoảng 5% và doanh nghiệp phải đàm phán rất vất vả với khách hàng mới ký được hợp đồng. Trước tình hình khó khăn của các thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chú trọng hơn đến thị trường nội địa. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược bán hàng, hướng đến phân khúc lý tưởng nhất để khai thác nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Kinh doanh tại thị trường nội địa có lợi thế là nhu cầu ổn định, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá cả phù hợp với từng phân khúc khách hàng và sản phẩm khác nhau.

39

2.1.5.3. Mục tiêu phát triển

Nền kinh tế thế giới đang có những bước phục hồi và ngành chế biến gỗ & lâm sản tỉnh nói chung và của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ nói riêng có nhiều khởi sắc, đơn hàng đồ gỗ ngoài trời sẽ tiếp tục phục hồi và có sự tăng trưởng về số lượng. Tuy nhiên, giá cả đầu ra, đầu vào không tương xứng; giá bán sản phẩm vẫn chưa thể phục hồi; trong khi chi phí sản xuất, bán hàng gia tăng. Rồi sức ép từ rào cản phi thuế quan; việc thiếu lao động; giá điện, giá xăng dầu tăng; tình hình tài chính, tín dụng siết chặt, nguồn vốn tín dụng giảm sút... Bên cạnh đó, sức ép từ yêu cầu bảo vệ rừng ngày càng lớn; nguồn cung nguyên liệu ở xa và thiếu lượng gỗ có chứng chỉ FSC vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển.

Mặt hàng đồ gỗ ngoài trời đã bão hòa, tỷ suất lợi nhuận không còn hấp dẫn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ ngoại thất không cao, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn bình quân của cả nước đạt 2,5%; các doanh nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ suất lợi nhuận cao nhất 9,2%, nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)