Hoàn thiện giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 112)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.8. Hoàn thiện giám sát

Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống theo thời gian. Hệ thống nhận diện và KSRR dù được thiết kế tốt nhưng vẫn phải được kiểm tra, giám sát vì nếu không kiểm tra, giám sát thì sẽ mất dần tính hữu hiệu. Giám sát để xác định hệ thống kiểm soát rủi ro có vận hành như đúng thiết kế không và có cần phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị không.

Doanh nghiệp chế biến gỗ nên giám sát theo nguyên lý ‘‘đẩy ngược”. Bộ phận sau đánh giá chất lượng của bộ phận trước bằng báo cáo. Lãnh đạo phải đánh giá báo cáo để kịp thời tổ chức khắc phục, chuẩn hóa lại công đoạn bị sự cố.

Giám sát không lạm dụng vào: Chế tài hành chính - khẩu hiệu hô hào - lòng tin chủ quan của cá nhân. Các nhà máy chế biến gỗ tỉnh Bình Định đang quản lý theo lối hành chính, giáo dục. Đây là phương pháp truyền thống, rất cổ điển, và

104

đang bị các doanh nghiệp lạm dụng. Giám sát chặt có hiệu quả tức thời nhưng không bền vững. Các doanh nghiệp nên vận dụng hệ thống giám sát theo nguyên lý kiểm soát ngược, có nghĩa là bộ phận sau kiểm soát bộ phận trước. Chẳng hạn, trong việc kiểm tra, giám sát các công việc hàng ngày của các công nhân sản xuất, người quản lý nên áp dụng phương pháp này vì khi bộ phận trước làm tốt bao nhiêu, thì bộ phận sau nhẹ nhàng bấy nhiêu, khi đến bộ phận cuối cùng sản phẩm không còn bị lỗi, người làm sau kiểm tra chất lượng của người làm trước, và công nhân chính là người kiểm tra để giảm thiểu chi phí, thời gian.

Ngoài ra, cần phải có bên thứ ba độc lập là kiểm toán nội bộ tham gia vào quá trình giám sát này để đảm bảo đúng chất lượng và kịp thời của hệ thống kiểm soát rủi ro.

Nhìn chung, các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất công việc, phạm vi hoạt động, nguồn lực, mức độ rủi ro doanh nghiệp gặp phải mà có thể triển khai xây dựng đầy đủ các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSRR một cách toàn diện hay từng phần cho phù hợp. Hệ thống này không phải được xây dựng và hoàn thiện trong thời gian ngắn mà phải được kiểm tra, giám sát, sửa đổi cho phù hợp với tình hình nền kinh tế luôn luôn biến động.

3.3 Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro cho doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

3.3.1 Về phía Nhà nước, Chính phủ:

- Nhà nước cần điều hành hợp lý nền kinh tế vĩ mô, tạo văn hóa quản trị rủi

ro cho toàn xã hội:

Các rủi ro trong doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các rủi ro thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.Chính phủ cần phải có giải pháp điều

105

hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp chế biến gỗ trong năm 2017 và năm 2018, cần có các giải pháp cấp bách và hữu hiệu giúp doanh nghiệp chống đỡ được với những rủi ro do lạm phát, do suy thoái kinh tế đang diễn ra như: thực hiện miễn, giảm, giãn các khoản thuế phải nộp, hỗ trợ vay vốn,...

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản trị rủi ro còn do nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tâm lý ỷ lại vào Nhà nước; về phía Nhà nước trong nhiều trường hợp vẫn còn duy trì phong cách điều hành theo kiểu bao cấp, can thiệp trái quy luật thị trường. Để chính bản thân các doanh nghiệp quan tâm đến quản trị rủi ro, Nhà nước cần phải tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, bằng các biện pháp sau:

+ Hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp trái với quy luật của thị trường. Đối với các chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất, thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu... cần phải tuân thủ quy luật thị trường. Mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận thì phải tự gánh chịu rủi ro (nếu có). Chỉ khi doanh nghiệp phải tự gánh chịu rủi ro thì mới quan tâm đến quản trị rủi ro.

+ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về các giải pháp, các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội; xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro, trách nhiệm quản trị rủi ro thuộc về các chủ thể khi tham gia kinh doanh trên thị trường.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tự bảo vệ mình đồng thời tạo cho các doanh nghiệp thói quen phòng ngừa rủi ro.

- Chính phủ cần thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các

nước có rừng:

Các doanh nghiệp chế biến gỗ cần nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về tình trạng pháp lý để tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu gỗ nguyên liệu, nhất là ở những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

106

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn và đảm bảo hiệu lực thực thi thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng.

- Ban hành các hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR:

Tại Việt Nam, Chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp chưa ban hành các quy định, hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR một cách đầy đủ và chính thức.

Các chuẩn mực về KSRR là cơ sở để phát triển các quy trình KSRR. Ngoài ra, các chuẩn mực còn đưa ra những công cụ để chuẩn hóa những thông lệ quản lý của doanh nghiệp, hỗ trợ xác định các phương pháp tốt nhất có thể nhằm tổ chức các quy trình KSRR tốt hơn, nhờ đó có thể tối ưu hóa các lợi thế chiến lược và hoạt động. Các chuẩn mực cũng cho phép các phương pháp đo lường nhằm giám sát việc áp dụng các quy trình QTRR. Do đó, việc xây dựng chuẩn mực về KSRR đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính khả thi và hiệu quả của KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Bên cạnh việc ban hành những hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR, cần phải quy trách nhiệm cụ thể của Ban lãnh đạo trong việc quản lý các rủi ro, cụ thể như công bố các rủi ro quan trọng mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải và cách thức mà doanh nghiệp phải đối phó.

3.3.2. Về phía Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam và Bình Định

Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến gỗ là phải phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Không chủ động về nguồn hàng, các doanh nghiệp này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đều chủ động nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo nhu cầu. Do vậy số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc để làm thủ tục hải quan. Chưa kể, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp rủi ro trong giao dịch mua bán vì không thông hiểu luật lệ nước ngoài. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn cạnh tranh nguồn nguyên liệu tạo điều kiện cho đối tác

107

nâng giá, gây thiệt hại chung cho cả ngành gỗ. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản nên lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước.Bên cạnh đó, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản phẩm bán ra, giá cả gỗ nguyên liệu, phụ liệu, đưa ra các dự báo biến động của giá gỗ nguyên liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang web Bộ Công thương.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ Việt Nam”, minh bạch và công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ, giúp doanh nghiệp nắm được tầm quan trọng của việc kiểm soát nội bộ và quản lý chặt chẽ những rủi ro phát sinh trong toàn ngành.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giữa doanh nghiệp với nhau và các chuyên gia tư vấn công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp nhằm giao thương, học hỏi kinh nghiệm.

108

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích từ chương 2 thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro, mối quan tâm của doanh nghiệp về rủi ro và kiểm soát rủi ro; thực trạng rủi ro và kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, tác giả đã dựa trên 3 quan điểm hoàn thiện gồm quan điểm kế thừa có chọn lọc, quan điểm hiện đại và quan điểm phù hợp đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp theo báo cáo COSO năm 2004 gồm:

- Các giải pháp hoàn thiện yếu tố môi trường nội bộ - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố thiết lập mục tiêu - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố nhận dạng rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố đánh giá rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố phản ứng với rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố hoạt động kiểm soát - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố thông tin và truyền thông - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố giám sát

Đồng thời tác giả cũng nêu các kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam và Bình Định nhằm giúp các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm, quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho phù hợp và hiệu quả.

Với những hạn chế của người viết nhưng hy vọng những giải pháp nêu trên sẽ giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định hoàn thiện hệ thống KSRR ứng phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

109

KẾT LUẬN

Hệ thống QTRR có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để kiểm soát tốt hơn các hoạt động đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định cần phải cải thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả kiểm soát trong đơn vị.

Luận văn đã đạt được các mục tiêu như: Tổng hợp được khung lý thuyết về kiểm soát nội theo các báo cáo COSO 1992, 2004 và 2013; so sánh các điểm giống và khác nhau của báo cáo COSO 1992, 2004 và 2013; dựa theo các bộ phận của Báo cáo COSO 2004, đánh giá thực trạng, ưu - nhược điểm và các nguyên nhân gây hạn chế của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR của các doanh nghiệp này.

Tác giả thực hiện đề tài bằng tất cả nỗ lực, tuy nhiên không tránh được các các hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có các sai sót. Tác giả mong nhận được sự cảm thông và những lời góp ý tận tình của thầy cô và các bạn.

110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1]. Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017.

[2]. Đặng Nguyễn Châu Phương, 2014. Nâng cao chất lượng hệ thống KSNB về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố

Hồ Chí Minh.

[3]. Lê Thị Hậu, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Thương Mại Cổ

Phần Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro. Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Lê Vũ Tường Vy, 2014. Hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại

học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Nguyễn Thị Hà, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trung tâm bán lẻ thuộc

Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel. Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[6]. Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2012. Hoàn thiện hệ thống KSNB hướng đến QTRR tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Fujikura Việt Nam. Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Thị Liên Diệp và Võ Tấn Phong, Xuất bản lần thứ 1, Giáo trình Quản

trị rủi ro doanh nghiệp tiếp cận theo khung tích hợp của COSO, NXB

Hồng Đức.

[8]. Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Xuất bản lần thứ 2, Giáo trình Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông.

[9]. Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2007. Giáo trình Kiểm toán. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[10]. Các tác giả Amudo & Inanga (2009), "Evaluation of Internal Control Systems:

A Case Study from Uganda", International Research Journal of Finance

111

[11]. Các tác giả Ge & McVay (2005), The disclosure of material weaknesses in internal control after the Sarbanes-Oxley Act, Accounting Horizons,

19(3), pp. 137-158

[12]. Tác giả Hevesi (2005), "Internal Control Standards in New York States Government".

[13]. Tác giả Jenkinson (2008), "Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risks: Some Lessons from the Recent Turmoil", London: the Euromoney

Conference on Liquidity and Funding Risk Management

[14]. Tác giả Ramos (2004),"Evaluate the Control Environment: Documentation Is

Only a Start; Now it's All about Asking Questions", Journal of

Accounting, 197, pp. 75-78.

[15]. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (1985 – 2006), “Internal Control – Intergrated Framework”, www.coso.org

[16]. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (2004), "Entreprise Risk Management - Integrated framework, Including

Executive Summary", www.coso.org

[17]. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (2013), “Internal Control – Intergrated Framework Executive Summary”, www.coso.org

[18]. The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)