Thực trạng các loại tuân thủ điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2020 (Trang 35)

3.1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của ĐTNC

Tuân thủ điều trị thuốc liên tục theo đúng hướng dẫn của bác sỹ sẽ giúp cho BN kiểm soát được HA, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng thang đo 8 mục của Donal và cộng sự để đánh giá tuân thủ điều trị thuốc. Bao gồm 8 câu hỏi về hành vi sử dụng thuốc được đưa ra để BN trả lời. Tuân thủ thuốc là thỉnh thoảng không quên uống thuốc, không quên uống thuốc trong tuần qua và trong ngày hôm qua, không tự ý ngừng thuốc khi thấy khó chịu, không cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc và không cảm thấy bị phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc. Với những câu trả lời “không” có nghĩa là tuân thủ. Theo thang đo này, TTĐT thuốc là khi trả lời được từ 6 câu (6 điểm) trở lên, dưới 6 câu (6 điểm) là không tuân thủ. Kết quả nghiên cứu, cho thấy có 51,4% BN tuân thủ điều trị thuốc. Sở dĩ như vậy, mặc dù nghiên cứu của chúng tôi, ĐTNC cũng là những BN khám và điều trị THA ngoại trú tại cơ sở y tế

27

nhưng hầu hết họ lại có trình độ văn hóa thấp hơn nên họ sẽ hạn chế sự tiếp cận hiểu biết về chế độ điều trị thuốc.

Nhìn chung tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc thấp có lẽ là do sự hạn chế kiến thức về bệnh và chế độ điều trị. Người bệnh nghĩ rằng THA là bệnh không nguy hiểm, nên không sợ và không tuân thủ chặt chẽ việc điều trị hoặc họ hiểu sai rằng THA là bệnh chữa khỏi được nên họ chỉ dùng thuốc khi thấy huyết áp tăng cao.

Có rất nhiều lý do làm cho BN không tuân thủ điều trị thuốc như BN thỉnh thoảng vẫn quên uống thuốc hạ HA 19,5%; tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi thấy khó chịu không theo hướng dẫn của bác sỹ; quên không mang thuốc hạ HA khi đi xa nhà; ngày hôm qua vẫn còn quên uống thuốc hạ HA và BN cho rằng cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc; cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hàng ngày, bên cạnh đó một số bệnh nhân còn cho biết lý do không tuân thủ thuốc là do sợ tác dụng phụ của thuốc, tuổi cao nên hay quên, bận công việc, không có ai nhắc nhở điều trị thường xuyên. Từ thực trạng này CBYT, gia đình bệnh nhân và các tổ chức xã hội cần tăng cường tham gia sự nhắc nhở, hỗ trợ người bệnh THA để họ tuân thủ điều trị tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị.

3.1.2.2. Thực trạng tuân thủ thay đổi lối sống của ĐTNC

Trong điều trị THA để kiểm soát được HA và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm thì tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh THA và góp phần làm giảm liều và lượng thuốc uống.Tuân thủ chế độ ăn có 48,6% bao gồm hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ động vật và các chất béo, hạn chế ăn uống các chất kích thích, ăn tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. ĐTNC của chúng tôi là những BN có trình độ văn hóa thấp nên cũng bị hạn chế về nhận thức trong thói quen ăn uống, hơn nữa do phong tục tập quán của làng quê, thói quen ăn uống trong gia đình nên rất khó thay đổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tuân thủ hạn chế uống rượu/bia được đánh giá dựa trên BN có thường xuyên uống rượu/bia. Do vậy, bệnh viện cần có những buổi tư vấn, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho BN về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục đối với người bệnh THA. ĐTNC của chúng tôi là những BN phần lớn đã nghỉ hưu

28

thủ chế độ đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi tốt hơn đồng thời được các CBYT đã quan tâm hướng dẫn cho người bệnh THA cách đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi tại nhà, hàng tháng lại có sự kiểm tra, nhắc nhở của cán bộ y tế.

3.1.2.3. Tuân thủ chế độ điều trị THA

Trong điều trị THA bệnh nhân không những chỉ có uống thuốc liên tục, lâu dài theo hướng dẫn của BS mà còn phải kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống (hạn chế ăn mặn và thức ăn có chứa nhiều cholesterol, acid béo no; hạn chế uống rượu/bia; không hút thuốc lá/lào; tập thể dục đều đặn.

3.2. Các ưu, nhược điểm của sự tuân thủ điều trị THA ngoại trú tại bệnh viện C

3.2.1. Ưu điểm

- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA điều trị ngoại trú đã được điều dưỡng thực hiện tực tiếp tại Phòng khám với phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh THA và tư vấn cho nhóm người bệnh THA.

- Phần lớn người bệnh THA đến điều trị ngoại trú đều được điều dưỡng tư vấn GDSK từ khi mới đến phòng khám, trong quá trình điều trị và trước khi ra viện.

- Tại phòng khám đã xây dựng được phòng tư vấn tuyền thông GDSK, có tài liệu... Có tổ chức tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.

- Bệnh viện đã thành lập tổ CTXH (chăm sóc khách hàng) trực thuộc phòng Điều dưỡng, tham gia hoạt động tư vấn – GDSK: Hàng ngày tổ CTXH có 3 điều dưỡng trực tiếp tiếp xúc với NB, hỗ trợ người bệnh, tiếp nhận thông tin và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh tại phòng khám THA và tiểu đường..

`- Người bệnh ngoại trú điều trị THA đã cập nhật được kiến thức về bệnh THA, chế độ điều trị thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Thông qua việc tư vấn GDSK của ĐD, rất nhiều NB đã tuân thủ thực hiện tốt theo hướng dẫn.

3.2.2. Nhược điểm

- Bệnh viện chưa thành lập câu lạc bộ người bệnh THA

- Cơ sở vật chất đang xây dựng, diện tích khoa phòng chật hẹp. Tài liệu tư vấn còn thiếu, số lượng ít, chưa được bổ xung kịp thời. có ít pa nô áp phích về bệnh THA.

29

- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục.

- Một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh THA còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông/giao tiếp (lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho người bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.

- Đối với người bệnh vào điều trị các bệnh khác có bệnh THA kèm theo, nhiều lúc điều dưỡng không chú ý nên chưa tư vấn GDSK cho người bệnh kịp thời, chưa giám sát người bệnh tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống: Người bệnh còn hút thuốc lá, uống rượu bia trong khi nằm viện.

3.2.3. Thuận lợi

- Công tác điều dưỡng tại Bệnh viện C luôn được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm tạo điều kiện.

- Có văn bản quy định về tuân thủ điều trị chế độ điều trị cho NB. - Đội ngũ điều dưỡng có trình độ chuyên môn đồng đều.

- Đã thành lập được tổ Công tác xã hội tham gia hoạt động tư vấn – GDSK: Tổ CTXH gồm 8 điều dưỡng chuyên trách. Nhóm tư vấn có 3 điều dưỡng hàng ngày tiếp xúc với người bệnh để tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc và điều trị. Phát phiếu khảo sát người bệnh ra viện tổng hợp các ý kiến và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh.

3.2.4. Nguyên nhân chưa làm được

- Cơ sở vật chất xuống cấp đang xây dựng sửa chữa và không đồng bộ, phòng tư vấn nhỏ hẹp, tài liệu tư vấn GDSK cho người bệnh THA còn hạn chế.

- Chưa thường xuyên tổ chức được các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông GDSK. Kiến thức của điều dưỡng về bệnh THA còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng trẻ tuổi, điều dưỡng mới.

30

KẾT LUẬN

- Nhìn chung, BN có kiến thức đạt về bệnh và chế độ điều trị THA thấp 57,6%. - Bệnh nhân có tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống theo khuyến nghị của Bộ Y tế quy định về điều trị THA còn thấp, cụ thể:

- Tuân thủ điều trị THA chung là 35,7% trong đó:

+ Tuân thủ điều trị thuốc chiếm 51,4%. Có 80,5% không quên uống thuốc trong thời gian điều trị; 75,2% không quên uống thuốc trong tuần qua; 51,9% không tự ý ngừng thuốc khi thấy khó chịu; 38,6% không quên mang thuốc khi xa nhà; 90,5% không quên uống thuốc ngày hôm qua; 58,1% không tự ý ngừng thuốc khi thấy HA ổn định; không cảm thấy phiền toái và khó khăn khi phải uống và nhớ tất cả các loại thuốc 32,9% và 47,6%

+ Tuân thủ thay đổi lối sống là 47,1. Có 48,6% tuân thủ chế độ ăn đạt yêu cầu; 77,2 % không hút thuốc lá/lào; 67,6% hạn chế uống rượu/bia; 59% luyện tập thể thao thường xuyên; 51,0% đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên.

31

KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với bệnh viện và dự án phòng chống THA

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho các người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện dưới mọi hình thức phù hợp như: thành lập phòng tư vấn hoặc câu lạc bộ THA đối với bệnh nhân THA đồng thời thường xuyên cử cán bộ y tế tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh và chế độ điều trị, hướng dẫn luyện tập thể dục, thể thao..) nhằm nâng cao hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và chế độ điều trị THA, từ đó bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ tốt hơn.

Bệnh viện cần cải tiến quy trình khám bệnh giảm thủ tục hành chính để không gây phiền hà cho người bệnh khi đến khám và điều trị.

Tăng cường chất lượng hệ thống quản lý, giám sát, theo dõi, điều trị bệnh nhân tăng huyết áp thông qua việc cải tiến hệ thống sổ sách theo dõi các thông tin của người bệnh.

Bổ xung các biện pháp theo dõi và nhắc nhở cán bộ y tế lưu ý thực hiện điều trị đầy đủ, đúng nguyên tắc để hạn chế tối đa các biến chứng do THA gây ra.

2. Đối với nhân viên y tế

Cán bộ y tế cần chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các buổi Hội thảo, tập huấn của chương trình phòng chống THA để chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị đúng, không ngừng nâng cao hiệu quả trong điều trị. Từ đó làm cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng vào điều trị góp phần nâng cao tính tuân thủ trong điều trị của bệnh nhân.

Tăng cường mối quan hệ giữa CBYT và bệnh nhân để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, tư vấn về tình trạng bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp, cách đo huyết áp, chế độ luyện tập sinh hoạt và ăn uống cho bệnh nhân. Từ đó bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn.

Cán bộ y tế cần thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở bệnh nhân chế độ tuân thủ chế độ điều trị THA theo đúng quy định của bệnh viện nhằm làm tăng cường sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

32 3. Đối với người bệnh và gia đình

Người bệnh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA qua CBYT, các phương tiện thông tin như đài, vô tuyến, sách để từ đó tự ý thức cho mình trong việc tuân thủ điều trị THA như uống thuốc, cải thiện về lối sống, nhất là những quan niệm chủ quan về bệnh tật của bệnh nhân như chỉ điều trị từng đợt khi có THA hoặc thói quen khó thay đổi ví dụ:Chế độ ăn mặn, uống rượu, hút thuốc...

Người nhà bệnh nhân cần thường xuyên quan tâm, giúp đỡ BN tuân thủ điều trị, thường xuyên nhắc nhở BN uống thuốc đầy đủ, giúp đỡ BN trong việc thực hiện chế độ ăn uống, cải thiện chế độ sinh hoạt, duy trì luyện tập thích hợp, đo và ghi số đo HA thường xuyên vào sổ theo dõi tại nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A - Tiếng việt

1. Bệnh viện C Thái Nguyên (2019), Báo cáo công tác khám chữa bệnh, ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bệnh viện C.

2. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Bộ Y tế, Hà Nội.

3. Đào Duy An (2006), Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp, Hội nghị khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 11, Hà Nội, Tr 43-44.

4. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (47), Tr 445 – 451.

5. Phạm Ngọc Bạch (2010), Mô tả thực trạng bệnh Tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Cao Lãnh, năm 2009, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

6. Tạ Mạnh Cường (2002), “Tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (32), Tr 60 – 68.

7. Lê Ánh Dũng, Nguyễn Anh Vũ (2011), “Nghiên cứu tình hình điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại phường Phú Hậu Thành phố Huế”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (59), Tr 175 – 179.

8. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2009), Tài liệu hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2011), Những điểm cần biết về tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10. Ninh Văn Đông (2010), Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông- Hoàn Kiếm - Hà Nội, năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

11. Hà Thị Hải (2014), Thực trạng tăng huyết áp người cao tuổi tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh, năm 2044, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

quan ở người cao tuổi tại phường Thịnh Quang quận Đống Đa, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), "Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu trưng vương", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, (4), Tr 148 - 152.

14. Vương Thị Hồng Hải (2017), "Đánh giá sự tuân thủ và nhận thức về điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thái nguyên", Tạp chí thông tin y dược, (12), Tr 28 - 32.

15. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2004),“Khuyến cáo xử trí các bệnh lý Tim mạch chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (38), Tr 111 - 132.

16. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam

(2008), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, tăng huyết áp ở người lớn, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr 235 - 291.

18. Hoàng Trúc (2012), Triển khai dự án phòng chống tăng huyết áp năm 2012,

truy cập ngày 15/6/2012, tại trang web

http://www.t5g.org.vn/?u=dt&id=3752.

19. Nguyễn Hải Yến (2012), Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

B - Tiếng Anh

20. Aram V.C. at el (2003),“Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and treatment of High Blood Pressure”,

Jounal of the American heart Asociation, (42), pg: 1206 - 1252.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2020 (Trang 35)