Thông tin chung về Bệnh việ nC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2020 (Trang 28)

Bệnh viện C Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, nằm ở khu vực phía nam của tỉnh. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên và nhân dân các tỉnh lân cận. Với quy mô giường bệnh kế hoạch là 700 giường, giường thực kê là 900 giường, gồm 31 khoa phòng, trong đó có 17 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 8 phòng ban chức năng. Với tổng số 586 cán bộ viên chức. Trong đó: Bác sỹ 101, Điều dưỡng 349, cán bộ khác là 136. Trình độ điều dưỡng: Sau Đại học 04; 93 cử nhân đại học, 247 điều dưỡng cao đẳng, 05 điều dưỡng trung cấp [1].

Bệnh viện có 18 khoa lâm sàng, được phân bố như sau: Khối Nội 9 khoa: Hồi sức cấp cứu, Nội Tim mạch lão khoa, Nội tổng hợp, Nội tiết, Nội thận – lọc máu, Nhi, Lây – Da liễu, Đông Y, Vật lý trị liệu). Khối Ngoại gồm 8 khoa: Khoa Sản, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Ung bướu, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Gây mê hồi sức. Bệnh viện có 1 phòng khám THA ngoại trú quản lý khám chữa bệnh cho 1120 người bệnh THA do khoa Phòng khám đảm nhiệm.

Đối với người bệnh được chẩn đoán THA vào điều trị nội trú nằm điều trị tại khoa Tim mạch – Lão khoa và khoa Nội Tổng hợp, khoa Hồi sức cấp cứu điều trị cho người bệnh có biến chứng do THA, khoa Đông y và khoa Vật lý trị liệu điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng sau biến chứng bệnh THA, người bệnh vào điều trị các bệnh khác có bệnh THA kèm theo nằm ở hầu hết các khoa khác trong bệnh viện [1].

20 2.2.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 2. 1: Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm (N = 210) Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 101 48,1 Nữ 109 51,9 Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi 120 57,1 < 60 tuổi 90 42,9

Tiểu học, Trung hoc cơ sở 123 58,5

Phổ thông trung học 28 13,3

Sơ cấp hoặc trung cấp 43 20,6

Cao đẳng, Đại học, sau đại học 16 7,6

Nghề nghiệp Nghỉ hưu hoặc không đi làm 148 70,5

Còn đi làm 62 29,5

Bệnh nhân (BN) tham gia vào nghiên cứu có độ tuổi dao động từ 43 đến 80 tuổi, nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 57,1% cao hơn nhóm tuổi < 60 tuổi 42,9%. Tỷ lệ BN nữ 51,9% cao hơn bệnh nhân nam 48,1%. BN có trình độ học vấn thấp phần lớn ở cấp từ trung học cơ sở trở xuống 58,5%, Hầu hết bệnh nhân đã hết tuổi lao động nên nghề nghiệp chủ yếu là nghỉ hưu hoặc không đi làm chiếm 70,5%.

21

2.2.3. Mô tả từng loại tuân thủ điều trị tăng huyết áp

2.2.3.1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc

Bảng 2. 2: Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của ĐTNC

Nội dung Tần số

(N = 210)

Tỷ lệ (%)

Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên uống thuốc hạ HA

Có 41 19,5

Không 169 80,5

Quên uống thuốc hạ HA trong tuần qua Có 52 24,8 Không 158 75,2 Tự ý ngừng thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu Có 101 48,1 Không 109 51,9

Quên mang theo thuốc hạ HA khi xa nhà

Có 129 61,4

Không 81 38,6

Quên uống thuốc hạ HA ngày hôm qua

Có 20 9,5

Không 190 90,5

Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy HA được kiểm soát

Có 88 41,9

Không 122 58,1

Cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA

Có 141 67,1

Không 69 32,9

Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ HA hàng ngày

Có 110 52,4

Không 100 47,6

Tuân thủ điều trị thuốc hạ HA được đánh giá theo thang đo của Donald và cộng sự (2012) [24]. Điều trị THA là bệnh nhân cần phải tuân thủ uống thuốc liên tục, đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không được tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc, thì mới kiểm soát được HA và phòng được các biến chứng

22

uống thuốc hạ HA 80,5%; không quên uống thuốc hạ HA trong tuần qua 75,2%; không tự ý ngừng thuốc hạ HA khi thấy khó chịu 51,9%; Khoảng 1/3 BN (32,9%) cho rằng không cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA, gần một nửa 47,6% bệnh nhân cảm thấy không khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA hàng ngày.

Bệnh nhân không tuân thủ điều trị với những lý do, thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ HA, cảm thấy khó chịu khi uống thuốc; quên không mang thuốc khi xa nhà, một số BN đã cho biết việc tuân thủ uống thuốc hạ HA hàng ngày và liên tục theo hướng dẫn của BS là rất khó thực hiện đúng, do nguyên nhân khách quan và chủ quan

2.2.3.2. Mô tả tuân thủ thay đổi lối sống

Bảng 2. 3: Thực trạngtuân thủ chế độ ăn uống

Nội dung Tần số (N = 210) Tỷ lệ (%) Chế độ ăn uống Giảm ăn mặn 103 49,0 Ăn hạn chế mỡ động vật, chất béo 114 54,3

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 118 56,2 Hạn chế ăn uống chất kích thích 99 47,1

Vẫn ăn uống bình thường 46 21,9

Chế độ sử dụng muối

Ăn nhạt hơn trước (< 6 gam

muối/ngày) 102 48,6

Ăn bình thường như trước 88 41,9

Vẫn ăn mặn 20 9,5

Hút thuốc

Chưa bao giờ hút 128 61,0

Có hút nhưng hiện tại đã dừng 34 16,2

Trong tuần qua còn hút 48 22,9

Uống rượu/bia thường xuyên

Có 68 32,4

Không 142 67,6

Trong điều trị tăng huyết áp bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ ăn uống trong quá trình điều trị như là ăn giảm mặn, ăn ít chất béo, hạn chế ăn mỡ động vật,

23

hạn chế uống chất kích thích. Tuy nhiên, chỉ có rất ít bệnh nhân thực hiện đúng tất cả chế độ ăn uống trên và có tới 21,9% vẫn ăn uống bình thường. Có 48,6% bệnh nhân thực hiện ăn nhạt < 6 gam muối/ngày. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc 61,0%; BN có hút nhưng hiện tại đã dừng 16,2%; trong tuần qua bệnh nhân còn hút thuốc chiếm 22,9%; Tỷ lệ bệnh nhân không uống rượu/bia chiếm 67,6%.

Bảng 2. 4: Tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của ĐTNC

Nội dung (N = 210) Tần số Tỷ lệ (%) Chế độ sinh hoạt Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya 138 65,7 Tránh lo âu căng thẳng 104 49,5 Tránh làm việc nặng (quá sức ) 137 65,2

Vẫn sinh hoạt như trước 52 24,8

Luyện tập thường xuyên Có 124 59,0 Không 86 41,0 Thời gian luyện tập < 30 phút/ ngày 36 17,1 30 - 60 phút/ ngày 56 26,7 > 60 phút/ngày 32 15,2 Tổng 124 59,0

Bệnh nhân THA cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý không thức khuya, không làm việc quá sức và tránh những suy nghĩ lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên, vẫn còn 24,8% BN sinh hoạt như trước. Chế độ luyện tập thể dục, đi bộ vừa phải, đều đặn là rất cần thiết đối với bệnh nhân THA nhưng cũng chỉ có 59,0% bệnh nhân thực hiện luyện tập thường xuyên. Trong số BN luyện tập thường xuyên thì chỉ có 26,7% là thực hiện tập 30-.60 phút/ngày.

24

Biểu đồ 2. 1: Kiến thức chung về bệnh và chế độ điều trị THA (n = 210)

57.6 42.4

Đạt Không đạt

Kiến thức chung của bệnh nhân đạt đạt 57,6 trong đó tỷ lệ không đạt chiêm 42,2%.

Trong điều trị THA bệnh nhân cần hiểu rõ được bệnh và chế độ điều trị, từ đó bản thân BN mới biết cách phòng bệnh tích cực và thực hiện TTĐT được tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị. Những BN trong nghiên cứu đa phần họ đã nghỉ hưu nên họ có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân, đồng thời họ lại cư trú trên địa bàn đã được triển khai chương trình phòng chống THA từ năm 2009 do chương trình phòng chống THA quốc gia hỗ trợ tại tỉnh Thái nguyên. Tuy nhiên, mặc dù họ được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và thuận lợi về khám chữa bệnh, nhưng kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của BN vẫn chưa cao, tỷ lệ đạt chỉ chiếm 57,6%. Do vậy, cần phải xem xét, thay đổi lại vấn đề tư vấn, giáo duc sức khỏe của CBYT để nâng cao kiến thức về bệnh và chế độ ĐT cho người bệnh THA. Theo khuyến nghị của Bộ Y tế thì bệnh THA cần phải được điều trị liên tục và suốt đời theo chỉ dẫn của BS thì mới kiểm soát được HA và ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh.Từ vấn đề này CBYT cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao sự hiểu biết của BN về bệnh và chế độ điều trị bằng hình thức tư vấn trực tiếp qua mỗi lần khám bệnh.

25 Chương 3 BÀN LUẬN

Tăng huyết áp đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học Thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi những biến chứng của bệnh rất nguy hiểm. Ngày nay phương thức điều trị THA rất đa dạng, hơn nữa các thuốc điều trị THA lại có sẵn trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế nhưng tỷ lệ bệnh nhân điều trị đạt được huyết áp mục tiêu vẫn còn thấp. Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị thì việc tuân thủ điều trị của BN là một thách thức lớn không những bản thân bệnh nhân mà với cả hệ thống Y tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số bàn luận cụ thể như sau:

3.1. Kiến thức và thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp

3.1.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp

Trong điều trị THA bệnh nhân cần hiểu rõ được bệnh và chế độ điều trị, từ đó bản thân BN mới biết cách phòng bệnh tích cực và thực hiện TTĐT được tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên những BN đa phần họ đã nghỉ hưu nên họ có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân, đồng thời họ lại cư trú trên địa bàn đã được triển khai chương trình phòng chống THA từ năm 2009 do chương trình phòng chống THA quốc gia hỗ trợ tại tỉnh Thái nguyên. Mặc dù họ được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và thuận lợi về khám chữa bệnh, nhưng kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của BN vẫn chưa cao. Do vậy, cần phải xem xét, thay đổi lại vấn đề tư vấn, giáo duc sức khỏe của CBYT để nâng cao kiến thức về bệnh và chế độ ĐT cho người bệnh THA.

Nhiều BN chưa quan tâm đến chỉ số HA, họ chỉ đi khám và điều trị khi có biều hiện khó chịu như đâu đầu, chóng mặt, lúc đó thì bệnh đã nặng. Đó là điều rất nguy hiểm, vì vậy cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh THA không ngừng nâng cao nhận thức của bệnh nhân về vấn đề này.

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế thì bệnh THA cần phải được điều trị liên tục và suốt đời theo chỉ dẫn của BS thì mới kiểm soát được HA và ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh. Từ vấn đề này CBYT cần phải trú trọng hơn nữa trong việc nâng

26

cao sự hiểu biết của BN về bệnh và chế độ điều trị bằng hình thức tư vấn trực tiếp qua mỗi lần khám bệnh

Trong điều trị THA người bệnh cần phải biết được kết quả điều trị (đạt HA mục tiêu) từ đó họ mới có niềm tin vào điều trị, góp phần tăng cường sự TTĐT của chính bản thân mình để duy trì HA mục tiêu và ngược lại nếu BN không biết được chỉ số HA mục tiêu cần đạt, thì sẽ tạo tâm lý hoang mang, không biết được kết quả điều trị thế nào, có tốt hay không để có hướng điều trị tiếp theo.

Trong quá trình điều trị BN nếu không biết được hậu quả của việc không tuân thủ điều trị, thì sẽ không biết được tầm quan trọng của việc TTĐT nhằm đạt được điều gì và quan trọng như thế nào. Có 67,1% BN cho rằng nếu không TTĐT sẽ không kiểm soát được HA mục tiêu; 40,5% BN trả lời không hạn chế được nguy cơ tim mạch; 70,0% BN cho rằng không ngăn ngừa được biến chứng và tử vong cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương tỷ lệ tương ứng là 65,6% BN biết được nếu không TTĐT sẽ không kiểm soát được HA và 52,4% BN biết được không ngăn ngừa được biến chứng của bệnh [24]. Lý do có thể do đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi là những BN đang được quản lý và điều trị ngoại trú tại bệnh viện.

3.1.2. Thực trạng các loại tuân thủ điều trị

3.1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của ĐTNC

Tuân thủ điều trị thuốc liên tục theo đúng hướng dẫn của bác sỹ sẽ giúp cho BN kiểm soát được HA, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng thang đo 8 mục của Donal và cộng sự để đánh giá tuân thủ điều trị thuốc. Bao gồm 8 câu hỏi về hành vi sử dụng thuốc được đưa ra để BN trả lời. Tuân thủ thuốc là thỉnh thoảng không quên uống thuốc, không quên uống thuốc trong tuần qua và trong ngày hôm qua, không tự ý ngừng thuốc khi thấy khó chịu, không cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc và không cảm thấy bị phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc. Với những câu trả lời “không” có nghĩa là tuân thủ. Theo thang đo này, TTĐT thuốc là khi trả lời được từ 6 câu (6 điểm) trở lên, dưới 6 câu (6 điểm) là không tuân thủ. Kết quả nghiên cứu, cho thấy có 51,4% BN tuân thủ điều trị thuốc. Sở dĩ như vậy, mặc dù nghiên cứu của chúng tôi, ĐTNC cũng là những BN khám và điều trị THA ngoại trú tại cơ sở y tế

27

nhưng hầu hết họ lại có trình độ văn hóa thấp hơn nên họ sẽ hạn chế sự tiếp cận hiểu biết về chế độ điều trị thuốc.

Nhìn chung tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc thấp có lẽ là do sự hạn chế kiến thức về bệnh và chế độ điều trị. Người bệnh nghĩ rằng THA là bệnh không nguy hiểm, nên không sợ và không tuân thủ chặt chẽ việc điều trị hoặc họ hiểu sai rằng THA là bệnh chữa khỏi được nên họ chỉ dùng thuốc khi thấy huyết áp tăng cao.

Có rất nhiều lý do làm cho BN không tuân thủ điều trị thuốc như BN thỉnh thoảng vẫn quên uống thuốc hạ HA 19,5%; tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi thấy khó chịu không theo hướng dẫn của bác sỹ; quên không mang thuốc hạ HA khi đi xa nhà; ngày hôm qua vẫn còn quên uống thuốc hạ HA và BN cho rằng cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc; cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hàng ngày, bên cạnh đó một số bệnh nhân còn cho biết lý do không tuân thủ thuốc là do sợ tác dụng phụ của thuốc, tuổi cao nên hay quên, bận công việc, không có ai nhắc nhở điều trị thường xuyên. Từ thực trạng này CBYT, gia đình bệnh nhân và các tổ chức xã hội cần tăng cường tham gia sự nhắc nhở, hỗ trợ người bệnh THA để họ tuân thủ điều trị tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị.

3.1.2.2. Thực trạng tuân thủ thay đổi lối sống của ĐTNC

Trong điều trị THA để kiểm soát được HA và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm thì tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh THA và góp phần làm giảm liều và lượng thuốc uống.Tuân thủ chế độ ăn có 48,6% bao gồm hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ động vật và các chất béo, hạn chế ăn uống các chất kích thích, ăn tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. ĐTNC của chúng tôi là những BN có trình độ văn hóa thấp nên cũng bị hạn chế về nhận thức trong thói quen ăn uống, hơn nữa do phong tục tập quán của làng quê, thói quen ăn uống trong gia đình nên rất khó thay đổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tuân thủ hạn chế uống rượu/bia được đánh giá dựa trên BN có thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2020 (Trang 28)