Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông trong công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 77)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông trong công tác kiểm

thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước An Lão

Tin học hóa hiện nay là vấn đề quan trọng và then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động nghiệp vụ của KBNN nói riêng. Hiện đại hóa CNTT tại KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống KBNN, đặc biệt là đối với công tác KSC NSNN. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng là phải xây dựng đƣợc hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định, đảm bảo thông suốt trong thời gian giao dịch, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. KBNN cần hoàn thiện hơn các chƣơng trình phần mềm phục vụ cho công tác kế toán, thanh toán và đặc biệt là công tác KSC NSNN.

Các hệ thống chƣơng trình nhƣ Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc ( TABMIS) - trong bốn cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, chƣơng trình Thu thuế trực tiếp (TSC), Thanh toán song phƣơng điện tử (TTSPĐT) cũng lần lƣợt đƣợc triển khai thực hiện đã góp phần mang lại hiệu quả trong công tác KSC qua

KBNN, giúp tiết kiệm thời gian, hiệu quả, chính xác.

Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa để sử dụng hiệu quả và triệt để hơn nữa trong công tác KSC, trong thời gian tới KBNN An Lão cần chú trọng:

- Phải tăng cƣờng trang bị cơ sở vật chất về tin học, hiện đại hóa công nghệ thông tin, chuẩn hóa các chƣơng trình, phần mềm theo hƣớng mở, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong tƣơng lai, xây dựng kho dữ liệu tích hợp.

- Nâng cấp các phần mềm ứng dụng tin học nh m quản lý các thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên.

Mặt khác, trong thời gian qua, việc triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến, tích hợp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện các cải cách tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc…đã giúp cho lƣợng hồ sơ, chứng từ giấy lƣu trữ tại kho bạc giảm đi rõ rệt. Đây chính là những bƣớc cải cách lớn đặt nền tảng vững chắc giúp hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc trở thành kho bạc số trong tƣơng lai.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà KBNN An Lão đặt ra trong những năm tiếp theo là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, tăng cƣờng cung cấp dịch vụ công trực tuyến KBNN và triển khai thêm các thủ tục hành chính tham gia vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN. Cùng với việc triển khai thêm các tiện ích trên, KBNN vận động các đơn vị tích cực giao dịch với KBNN qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Các cải cách thủ tục hành chính cũng nhƣ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động nghiệp vụ mà KBNN đang thực hiện đã cho thấy sự quyết tâm của KBNN vì một nền hành chính phục vụ, tất cả vì khách hàng. Đây cũng chính là những bƣớc tiến vững chắc để KBNN triển khai kho bạc điện tử và hƣớng đến kho bạc số trong tƣơng lai với phƣơng châm 3 Không:

“Không có bạc”, “Không khách hàng” và “Không chứng từ giấy”.

3.2.4. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán thƣờng không hiệu quả do chi phí cao trong in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm điếm, không thuận tiện trong phân phối, kế toán thanh toán, báo cáo. Đồng thời việc chi tiêu b ng tiền mặt còn gặp phải những vƣớng mắc liên quan đến tiền giả, mất an toàn… Do đó xu hƣớng chung của các nƣớc là giảm thiểu tối đa, tiến tới loại bỏ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán của Chính phủ. Để thực hiện đƣợc điều này cần có sự hỗ trợ của hệ thống CNTT về: Hạ tầng truyền thông, ứng dụng công nghệ thanh toán và các dịch vụ tiện ích của hệ thống ngân hàng và kỹ năng sử dụng công nghệ của ngƣời dân, sự thay đổi thói quen, nhận thức trong thanh toán của xã hội.

Cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt nh m đƣa dần công tác thanh toán tiền mặt cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại đảm nhận. Mọi hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khu vực công sẽ diễn ra thông qua tài khoản ngân hàng.

Thực hiện theo Thông tƣ số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý thu chi b ng tiền mặt qua hệ thống KBNN, Thông tƣ số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2017/TT-BTC, KBNN An Lão đang thực hiện mở rộng đối tƣợng, phạm vi thanh toán cá nhân qua thẻ ATM, phối hợp với ngân hàng thƣơng mại hƣớng dẫn các ĐVSDNS tiến hành các thủ tục cần thiết đối với các đơn vị n m trong đối tƣợng bắt buộc và các đơn vị có nhu cầu. Hiện tại, hầu hết các ĐVSDNS trên địa bàn đều thực hiện chi trả lƣơng và các khoản thanh toán cá nhân qua hệ thống ngân hàng. Riêng với một số đơn vị cấp xã, do điều kiện kinh tế xã hội đặc trƣng, đa số đều là

các xã miền núi, cách xa trung tâm huyện lị, điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh toán qua thẻ còn hạn chế, trình độ hiểu biết và khả năng sử dụng thẻ ATM của ngƣời dân còn chƣa cao. Do đó hầu hết các khoản thanh toán cá nhân vẫn còn thực hiện thanh toán b ng tiền mặt.

Để rút ngắn thời gian và triển khai hiệu quả hơn trong quá trình áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt hƣớng tới mục tiêu chung của hệ thống Kho bạc nhà nƣớc, đó là Kho bạc điện tử, KBNN An Lão một mặt cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phƣơng và hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tăng cƣờng xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết, mở rộng mạng lƣới ATM đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, mặt khác cần tích cực tăng cƣờng công tác tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao trình độ của ngƣời dân, tạo thói quen sử dụng CNTT trong thanh toán… KBNN tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt trong chỉ trả NSNN, nhất là đối với các đối tƣợng thụ hƣởng ở vùng sâu, vùng xa hoặc không có tài khoản ngân hàng.

3.2.5. Nâng cao ý thức chấp hành chi Ngân sách Nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Nếu các ĐVSDNS tự giác chấp hành nghiêm các chế độ chi tiêu NSNN thì công tác KSC của cán bộ KBNN trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán và thủ trƣởng ĐVSDNS về chế độ quản lý, chi tiêu NSNN. Vì vậy KBNN cần phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức triển khai những nội dung mới liên quan tới NSNN, giải thích rõ ràng những khó khăn, vƣớng mắc trong quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN cho các ĐVSDNS.

Ngoài ra, một số vấn đề nữa cần phải tính đến là khi giao toàn bộ trách nhiệm quản lý tài chính cho Thủ trƣởng ĐVSDNS sẽ rất dễ phát sinh trƣờng hợp những nhà quản lý có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm đƣợc trong quá trình

sử dụng kinh phí Nhà nƣớc cấp để mƣu lợi cho cá nhân hoặc dễ xảy ra tình trạng chi tiêu lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nƣớc mà không đảm bảo đƣợc số lƣợng, chất lƣợng công việc đã cam kết. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải quy định cụ thể trách nhiệm đối với từng cá nhân trong việc chi tiêu NSNN, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp, chế tài xử phạt đối với cá nhân, đơn vị vi phạm trong quản lý và chi tiêu NSNN.

3.2.6. Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong công tác kiểm soát chi Ngân sách

Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên nh m nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra đối với KBNN An Lão nói riêng và hệ thống Kho bạc nhà nƣớc nói chung. Thực tế, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đạt đƣợc, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện. Cụ thể:

Thực hiện theo Quyết định số 2626/QĐ-KBNN ngày 31/5/2021 của KBNN về việc ban hành Quy định kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN, kế toán và thanh toán tại hệ thống KBNN, KBNN An lão luôn quan tâm và triển khai các biện pháp nh m phòng ngừa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ nhƣ tổ chức triển khai các quy trình nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro... Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, luôn có những tác động, ảnh hƣởng gây ra những rủi ro do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nhƣ từ quy trình nghiệp vụ; cơ chế chính sách; năng lực trình độ chuyên môn của công chức làm công tác KSC; yếu tố công nghệ thông tin... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý rủi ro, kiểm soát chi NSNN đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả nhất và hạn chế tối đa các rủi ro, sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, công tác quản

lý và kiểm soát rủi ro trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN An Lão cần tăng cƣờng theo các hƣớng nhƣ sau:

Một là: Yêu cầu phải có cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tƣợng tiêu cực; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát cần có những kiến nghị nh m sửa đổi, bổ sung hay kịp thời ban hành những cơ chế quản lý phù hợp, chặt chẽ hơn, tránh sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị.

Hai là: Xây dựng và triển khai bộ máy và quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN nh m hỗ trợ một cách đắc lực và hiệu quả cho công tác kiểm soát chi và kiểm tra, kiểm soát nội bộ hệ thống KBNN; đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát chi và quản lý quỹ NSNN.

Ba là: Từng bƣớc xây dựng các bộ công cụ cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN để kịp thời nhận diện, đánh giá, kiểm soát, khắc phục và xử lý rủi ro.

Bốn là: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hiện tƣợng, hành vi vi phạm pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đồng thời, xử lý chính xác, triệt để các rủi ro, tổn thất về tài chính đảm bảo cho hệ thống KBNN ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh, hiệu quả và vững chắc.

3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ban ngành trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc Nhà nước An Lão

Đề xuất và tham gia với cơ quan chức năng về việc ban hành văn bản cần rõ ràng, hạn chế sự chồng chéo giữa văn bản này với văn bản khác, giữa chỉ đạo của cấp trên với văn bản hƣớng dẫn của cấp dƣới, gây khó khăn cho ngƣời thực hiện văn bản.

tổ chức triển khai, hƣớng dẫn ĐVSDNS nắm vững các văn bản chế độ. Các ĐVSDNS cần xây dựng quy chế chi của đơn vị mình phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị và tuân theo các quy định chung của Nhà nƣớc để nâng cao chất lƣợng kiểm soát.

Cần làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách hiểu thật đúng về vai trò cũng nhƣ mục đích hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên của cơ quan KBNN là để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi sai phạm của chính ĐVSDNS. Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN phát hiện vƣớng mắc, khó khăn tại thực tiễn cơ sở, từ đó KBNN sẽ đƣa ra những kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng.

Tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan; chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi ngân sách thông qua các việc tổ chức các hội nghị khách hàng.

Tăng cƣờng việc quán triệt hành vi chia sẻ thông tin với khách hàng đến từng công chức kiểm soát chi thƣờng xuyên theo đúng quy định của ngành.

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính, cán bộ làm công tác kế toán tại cán ĐVSDNS nh m đảm bảo yêu cầu và hiệu quả trong công tác quản lý tài chính trong thời gian tới.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Công tác thanh tra tài chính phải đƣợc đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của nhà nƣớc về quản lý và sử dụng ngân sách, kịp thời phát hiện để uốn nắng, xử lý sai phạm trong công

tác tài chính, phải có những chế độ ƣu đãi cụ thể để tránh những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý NSNN, Phòng tài chính kế hoạch huyện cần xây dựng kế hoạch tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, quyết định phân bổ dự toán ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy trình, yêu cầu và thời hạn quy định, tránh dồn vào cuối năm gây khó khăn cho công tác kiểm soát, thanh toán. Đồng thời cần tiến hành nhập dự toán đã đƣợc phân bổ vào hệ thống Tabmis một cách nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định tại Thông tƣ 123/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ tài chính hƣớng dẫn tổ chức vận hành, khai thác hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Tabmis.

Bên cạnh đó, DVC là xu thế tất yếu của tiến trình cải cách thủ tục hành chính nói chung và của hệ thống KBNN nói riêng. Trong quy trình kiểm soát chi, DVC tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian đi lại cho các đơn vị, giảm chi phí hoạt động, hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị do Kế toán trƣởng và Thủ trƣởng đơn vị ký duyệt b ng chữ ký số; thông tin thanh toán đƣợc bảo mật… Để ƣu tiên cho việc cung cấp DVCTT của KBNN đƣợc thực hiện hiệu quả, thông suốt, đề nghị cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện bố trí dự toán kinh phí để trang bị máy tính, máy scan, mạng internet tốc độ cao cho cho các ĐVSDNS. Mặt khác, cấp ủy chính quyền địa phƣơng, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các ĐVSDNS tham gia sử dụng DVC, đồng thời cần phổ biến nâng cao ý thức hơn nữa cho các đối tƣợng tham gia DVCTT của KBNN về quy trình sử dụng và bảo quản chứng thƣ số (đặc biệt là chủ tài khoản); thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị về nghiệp vụ DVCTT của KBNN, đặc biệt là công chức kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)