7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
Hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:
Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo hƣớng đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm. Tập trung xây dựng hệ thống kế toán nhà nƣớc lấy kế toán KBNN làm trung tâm. KBNN cần cập nhật kịp thời bổ sung hoàn thiện quy trình KSC NSNN qua KBNN khi có sự thay đổi của cơ chế chính sách để thống nhất áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống KBNN. KBNN cấp trên cần có sự hƣớng dẫn chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ KSC NSNN cho tất cả các KBNN trực thuộc.
Xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực:
Để xây dựng và triển khai Chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030, chủ động hội nhập quốc tế và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo trong hệ thống KBNN cấp huyện cần đƣợc bồi dƣỡng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ nh m tăng cƣờng khả năng tham mƣu, nghiên cứu và tham gia xây dựng đề án chính sách và các văn bản qui phạm pháp luật của KBNN.
KBNN cần thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN cho tất cả cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN trong toàn hệ thống nh m phổ biến, quán triệt những nội dung trọng tâm trong kiểm soát, thanh toán để các đơn vị nắm bắt và áp dụng kịp thời các văn bản chế độ của nhà nƣớc, của ngành một cách có hiệu quả; tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác KSC cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất cán bộ kho bạc là nhân tố quan trọng nh m tìm kiếm, sử dụng và phát huy năng lực, phẩm chất trong mỗi cán bộ.
ăng cường hiện đại hóa công nghệ thông tin KBNN:
KBNN cần chú trọng hiện đại hóa CNTT KBNN để nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống nói chung và công tác KSC NSNN qua KBNN nói riêng; hoàn thiện và nâng cấp các chƣơng trình, phần mềm ứng dụng trong công tác KSC và khai thác các số liệu báo cáo phục vụ cho công tác quản lý quỹ NSNN và điều hành NSNN.
Sự phát triển công nghệ thanh toán của nền kinh tế, trong đó có công nghệ thanh toán của hệ thống KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành, quản lý NSNN mà cụ thể là kiểm soát chi NSNN nói riêng. Hiện nay khối lƣợng tiền mặt chu chuyển thanh toán quá lớn, gây nhiều lãng phí và là mầm mống của tiêu cực, cần kiên quyết chấn chỉnh là sử dụng triệt để chế độ thanh toán không dùng tiền mặt và KBNN cần giám sát việc thực hiện chế độ này theo đúng quy định, phạm vi, nguyên tắc, định mức mà Nhà nƣớc đã giao. Điều này không những đem lại hiệu quả giảm bớt chi phí lƣu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, quản lý các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Mặt khác, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu, hƣớng dẫn và
khuyến khích các đơn vị nộp thuế và các khoản thu khác vào NSNN b ng việc chuyển khoản, thực hiện nghiêm chế độ định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị KBNN và các đơn vị khác trong nền kinh tế.
ăng cường cải cách thủ tục hành chính ngành KBNN:
Đồng thời cần tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống KBNN nh m tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến giao dịch. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; công khai hóa các thủ tục, quy trình tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Đồng thời tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong quản lý, KSC NSNN gắn với việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
ăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:
KBNN cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, từng bƣớc phát triển và mở rộng thanh tra chuyên ngành đối với các cấp sử dụng NS, các đơn vị sử dụng vốn và tài sản của nhà nƣớc.
Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thanh tra nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tƣợng thanh tra trong công tác thanh tra; qua đó, để họ tự nguyện, tự giác thực hiện tốt các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra phải đƣợc tiến hành sâu, rộng, thƣờng xuyên liên tục, thậm chí ngay cả trong suốt quá trình tiến hành cuộc thanh tra nh m đem lại hiệu quả trong việc quản lý NSNN.