Kiến nghị về văn bản hướng dẫn, cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 87 - 94)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.4. Kiến nghị về văn bản hướng dẫn, cơ chế quản lý tài chính

Kiến nghị các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần ban hành đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán chi NSNN và kiểm soát chi của KBNN. Khi ban hành các văn bản hƣớng dẫn Luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu; hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các văn bản này với văn bản khác,

làm cho KBNN cũng nhƣ các ĐVSDNS khó áp dụng. Các thông tƣ hƣớng dẫn phải kịp thời, và phải có tính độc lập, văn bản sau phải thay thế toàn bộ văn bản trƣớc, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số điểm của văn bản trƣớc.

Cần nhanh chóng hoàn thiện và ban hành một chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đây là căn cứ hết sức quan trọng để xây dựng, phân bổ và quản lý chi NSNN. Đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành NSNN của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tƣợng vẫn chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể và thống nhất. Đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, xuất phát từ tính đa dạng của các công việc có liên quan đến chi NSNN. Trong tƣơng lai gần, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực thiết yếu mang tính phổ biến nhƣ xây dựng, sửa chữa trụ sở, mua sắm thiết bị, phƣơng tiện làm việc, chi phí điện thoại, hội nghị, tiếp khách, liên hoan, tổng kết... Đối với những khoản chi chƣa định rõ tiêu chuẩn, định mức, nên áp dụng phƣơng pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc theo hƣớng thống nhất. Bổ sung, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nƣớc nh m bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hƣớng: về dự toán Ngân sách nhà nƣớc Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chƣơng trình thống nhất để KBNN thực hiện. Quy trình phân bổ dự toán NSNN đƣợc thực hiện từ trên xuống, cụ thể dự kiến nhƣ sau: Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán,

mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán ngân sách đƣợc Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này đƣợc phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình ứng trƣớc dự toán.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần có văn bản quy định cụ thể về chế độ hóa đơn, chứng từ trong chi tiêu NSNN, quy định chế độ kiểm soát hóa đơn bán hàng. Cần phải ban hành chế độ quy định cụ thể những khoản mua sắm có tính chất nhƣ thế nào, giá trị bao nhiêu thì phải sử dụng hóa đơn tài chính và những khoản mua sắm nhƣ thế nào thì đƣợc sử dụng hóa đơn bán lẻ thông thƣờng. Về giá cả ghi trên hóa đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở để KBNN có cơ sở đối chiếu KSC khi cần thiết. Cần phải quy định từng loại hóa đơn tƣơng ứng với từng nội dung chi và mức chi. Đồng thời, cũng phải có biện pháp buộc các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN phải tuân thủ nghiêm các quy định về xuất hóa đơn bán hàng. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, KBNN, các đơn vị quan hệ ngân sách trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN...Về phía cơ quan Thuế, cũng cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng để các đơn vị này không xuất hóa đơn khống hoặc ghi giá trên hóa đơn cao hơn giá bán thực tế nh m giúp ĐVSDNS tham ô tiền, gây thất thoát kinh phí nhà nƣớc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão đã trình bày ở chƣơng 2, trên cơ sở các mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN, trọng tâm chƣơng 3 tập trung trình bày những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão. Đồng thời nêu lên một số đề xuất, kiến nghị nh m hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý quỹ NSNN, chống thất thoát và lạm dụng chi quỹ NSNN.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới toàn diện cơ chế quản lý tài chính - tiền tệ cũng nhƣ công cuộc đổi mới cơ chế quản lý NSNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN thực sự là biện pháp tích cực để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí trong lĩnh vực chi tiêu NSNN; công tác kiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi NSNN qua KBNN là khâu cuối cùng để hoàn thành quy trình quản lý chi NSNN với mục tiêu là các khoản chi phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, có kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Thời gian qua, luật NSNN và hàng loạt các văn bản khác ra đời đã tạo ra những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi. Song con đƣờng dẫn tới sự thành công thực sự, một cơ chế kiểm soát chi hoàn thiện, còn nhiều khó khăn trở ngại. Hy vọng r ng với sự nổ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị ... đặc biệt là hệ thống KBNN, tất cả các khoản chi NSNN khi đã ra khỏi KBNN đều là những khoản chi thực sự tiết kiệm, đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất, chứ không phải là những khoản chi đơn thuần mang tính chất xuất quỹ.

Với chức năng quản lý quỹ ngân sách tại địa phƣơng, KBNN An Lão có nhiệm vụ tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN các cấp, đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong việc kiểm soát mọi khoản chi NSNN để cấp phát, thanh toán cho các đối tƣợng thụ hƣởng theo đúng Luật NSNN. Tăng cƣờng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão là một trong những vấn đề rất cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích quỹ NSNN tại địa phƣơng.

Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

qua Kho bạc nhà nước An Lão” đi từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận những

ngân sách nhà nƣớc qua KBNN nói riêng; trên cơ sở đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua KBNN An Lão trong thời gian qua; từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu cùng một số các kiến nghị cụ thể nh m hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách qua KBNN An Lão trong thời gian đến.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc nói chung và kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều ngành, đa lĩnh vực khác nhau. Với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân nên chắc chắn nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tác giả kính mong Quý thầy, cô giáo hƣớng dẫn góp ý, bổ sung để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Bộ tài chính (2016), hông tư số 342/2016/TT-B C quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

[2].Bộ tài chính (2017), hông tư số 13/2017/TT-B C quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, Hà Nội.

[3].Bộ tài chính (2018), hông tư số 136/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của bộ tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước, Hà Nội.

[4].Bộ tài chính (2020), hông tư số 62/2020/TT-B C hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[5].Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

[6].Chính phủ (2020), Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[7].Trần Mạnh Cƣờng (2019), “Hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 206.

[8].Hoàng Thị uân Hƣơng (2018), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế Huế.

[9].Kho bạc Nhà nƣớc An Lão (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN An Lão, An Lão.

[10].Kho bạc Nhà nƣớc (2018), Quyết định số 2899/ Đ-KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, Hà Nội.

[11].Kho bạc Nhà nƣớc (2019), Quyết định số 4526/ Đ-KBNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.

[12].Kho bạc Nhà nƣớc (2020), Công văn số 3545/KBNN-KTNN của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[13]. Kho bạc Nhà nƣớc (2021), Quyết định số 2626/ Đ-KBNN về việc ban hành uy định kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN, kế toán và thanh toán tại hệ thống KBNN, Hà Nội. [14].Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH .

[15].Nguyễn Trọng Sáng (2018), “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương ài, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.

[16].Cao Vân “Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua Kho bạc Nhà nƣớc Đồng Nai”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 206.

[17].Nguyễn Thị Bích Vân (2019), “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán, Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)