Chỉ số BMI của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 43 - 45)

Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính

T

uổ

i

CHỈ SỐ BMI THEO GIỚI TÍNH

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅

– ̅

P (1-2) n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 19,25 2,85 235 18,83 2,59 409 19,01 2,72 0,42 >0,05

16 154 19,27 2,64 0,02 220 18,89 2,32 0,06 374 19,05 2,49 0,04 0,38 >0,05

17 136 20,09 2,62 0,82 213 19,32 2,53 0,43 349 19,62 3,18 0,57 0,77 <0,01 Trung bình tăng/năm 0,42 0,24 0,31

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy, chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể, ở lứa tuổi 15, chỉ số BMI trung bình là 19,01 ± 2,72 kg/m2

; còn ở lứa tuổi 16 là 19,05 ± 2,49 kg/m2

và ở lứa tuổi 17 là 19,62 ± 3,18 kg/m2, mức độ tăng không đáng kể, giai đoạn 15 - 16 tăng 0,04 kg/m2

16 - 17 tuổi tăng nhanh hơn là 0,57 kg/m2 . Mức tăng bình quân mỗi năm là 0,31 kg/m2.

Xét về giới tính, chỉ số BMI của nam cao hơn nữ và tăng dần qua các độ tuổi, cụ thể chỉ số BMI của nam lứa tuổi 15 là 19,25 ± 2,85 kg/m2

, lên đến 17 tuổi là 20095 ± 2,62 kg/m2, mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,42 kg/m2. Chỉ số BMI của học sinh nữ lúc 15 tuổi là 18,83 ± 2,59 kg/m2

lên đến 17 tuổi đạt 19,32 ± 2,53 kg/m2. Mức tăng trung bình mỗi năm học sinh nữ đạt 0,24 kg/m2. Điều này chứng tỏ trong quá trình phát triển của học sinh, tốc độ tăng cân nặng của các em học sinh nhanh hơn so với tăng chiều cao và ở học sinh nam (0,42 kg/m2/năm) cao hơn học sinh nữ (0,24 kg/m2/năm). Thời điểm tăng BMI mạnh nhất là giai đoạn 16 - 17 tuổi, ở học sinh nam là 0,82 kg/m2/năm và ở nữ là 0,43 kg/m2/năm.

So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của một số tác giả khác về chỉ số BMI của học sinh ở độ tuổi 15- 17, chúng tôi đã thể hiện đƣợc kết quả trong bảng 3.8:

Bảng 3.8.Chỉ số BMI của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Nguyễn Ngọc Châu (2009) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Hồng (2017) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Võ Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 18,58 18,38 19,01 17,96 19,25 16 18,88 18,67 19,26 19,20 19,27 17 19,08 19,01 19,32 19,30 20,09 Nữ 15 18,62 18,46 18,78 18,26 18,83 16 19,22 19,08 18,81 19,01 18,89 17 19,22 19,23 18,83 19,10 19,32

Kết quả về chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Châu [5], Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [40] ,

Nguyễn Thị Hồng [19]và Nguyễn Thị Thịnh (2018) [46]. Cụ thể chỉ số BMI học sinh nam kết quả chúng tôi nghiên cứu đều cao hơn so với một số tác giả trên, riêng kết quả đối với học sinh nữ thì mức chênh lệch không đáng kể.

Sự khác nhau về chỉ số BMI của chúng tôi so với các tác giả trên là do điều kiện nghiên cứu thời điểm và địa điểm khác nhau cũng nhƣ điều kiện kinh tế dẫn đến cân nặng và chiều cao cũng khác nhau, do đó BMI của học sinh cũng tăng lên. Sở dĩ BMI của học sinh nam cao hơn nữ là do ở giai đoạn này cân nặng của học sinh nam tăng nhanh vì ở trong giai đoạn dậy thì tƣơng đối ổn định về mặt sinh lý và thể chất.

Tóm lại, chỉ số BMI của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thay đổi theo lứa tuổi, ở cùng một lứa tuổi chỉ số BMI của học sinh nam và nữ là khác nhau, tốc độ tăng ở học sinh nam (0,42 kg/m2

) nhanh hơn nữ (0,24 kg/m2). Mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,31 kg/m2

. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ 15- 17 tuổi chỉ số BMI trung bình của học sinh đều đạt từ 19,01 kg/m2 đến 19,62 kg/m2, nhƣ vậy tất cả các em đều có một thể trạng tốt. Theo thang phân loại của Hiệp hội đái đƣờng các nƣớc châu Á (IDI & WPRO) đƣợc áp dụng cho ngƣời châu Á thì ngƣời sức khỏe bình thƣờng có BMI từ 18,5 - 22,9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 43 - 45)