Huyết áp động mạch (mmHg) của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 45 - 50)

Huyết áp động mạch đƣợc thể hiện qua huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trƣơng (huyết áp tối thiểu).

3.2.1.1. Huyết áp tâm thu của học sinh

Kết quả nghiên cứu về huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc trình bày ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và giới tính

Tu

ổi

HUYẾT ÁP TÂM THU THEO GIỚI TÍNH

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅

– ̅

P

(1-2) n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 109,63 13,28 235 105,96 13,88 409 107,52 13,72 3,66 <0,01

16 154 118,10 13,36 8,47 220 108,29 12,00 2,33 374 112,33 13,65 4,81 9,80 <0,001

17 136 117,29 12,92 -0,80 213 106,18 9,09 -2,11 349 110,51 11,69 -1,82 11,12 <0,001

Trung bình tăng/năm 3,83 0,11 1,49

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy, huyết áp tâm thu của học sinh tăng và giảm của các lứa tuổi là khác nhau. Cụ thể, huyết áp tâm thu của học sinh ở tuổi 15 đạt 107,52 ± 13,72 mmHg; sang 16 tuổi đạt 112,33 ± 13,65 mmHg và đến 17 tuổi đạt 110,51 ± 11,69 mmHg. Mức tăng ở lứa tuổi 15- 16 là 4,81 mmHg và giảm ở giai đoạn 16 – 17 tuổi là 1,82 mmHg. Mức tăng trung bình mỗi năm là 1,49 mmHg.

Xét về giới tính, huyết áp tâm thu của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi. Cụ thể, ở 15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nam là 109,27 ± 13,28 mmHg và 15 tuổi nữ là 105,96 ± 13,88 mmHg; ở 16 tuổi huyết áp tâm thu của học sinh nam là 118,10 ± 13,36 mmHg, của nữ là 108,29 ±12,00 mmHg và đến 17 tuổi thì huyết áp tâm thu của học sinh nam là 117,29 ± 12,92 mmHg, của nữ là 106,18 ± 9,09 mmHg. Trung bình mỗi năm huyết áp tâm thu của học sinh tăng 3,83 mmHg ở nam và 0,11 mmHg ở nữ.

Ở độ tuổi 15 thì sự chênh lệch về huyết áp tâm thu giữa học sinh nam và nữ là 3,66 mmHg (P <0,01) có ý nghĩa thống kê, ở lứa tuổi 16 huyết áp

tâm thu của nam cao hơn nữ là 9,80 mmHg (P < 0,001) có ý nghĩa thống kê còn ở lứa tuổi 17 huyết áp tâm thu của nam cao hơn nữ rất lớn là 11,12 mmHg (P < 0,001) có ý nghĩa thống kê.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của một số tác giả khác, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc kết quả trong bảng 3.10:

Bảng 3.10. Huyết áp tâm thu của học sinh của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Phùng Thị Thu Hƣơng (2003) Nguyễn Thùy Hoa (2005) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Võ Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 112,73 108,93 114,13 108,27 109,63 16 114,13 110,94 119,75 108,53 118,10 17 114,76 112,95 122,48 117,06 117,29 Nữ 15 108,00 107,94 110,50 107,53 105,96 16 109,69 110,24 113,74 104,76 108,29 17 109,75 111,48 114,05 108,58 106,18

Theo bảng 3.10, khi so sánh với một số tác giả thì kết quả của chúng tôi thấp hơn với kết quả của Phùng Thị Thu Hƣơng (2003) [20], Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [39] cả nam và nữ; còn với tác giả Nguyễn Thùy Hoa (2005) [15] thì kết quả chúng tôi cao hơn nam nhƣng lại thấp hơn nữ và với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thịnh (2018) [45] thì tƣơng đƣơng sự chênh lệch không nhiều ở cả nam và nữ.

Các kết quả nghiên cứu các tác giả đều cho thấy huyết áp tâm thu tăng theo lứa tuổi. Riêng kết quả của chúng tôi tốc độ tăng huyết áp tâm thu của học sinh là không đều giữa các độ tuổi, tăng nhanh ở độ tuổi 15- 16 tuổi và giảm ở giai đoạn 16-17 tuổi ở cả nam và nữ.

3.2.1.2. Huyết áp tâm trương của học sinh

Nghiên cứu về huyết áp tâm trƣơng của học sinh theo tuổi của chúng tôi đƣợc thể hiện ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Huyết áp tâm trƣơng của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Tuổi

HUYẾT ÁP TÂM THU THEO GIỚI TÍNH

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅ –

̅

P

(1-2) n ̅ SD Tăng N ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 66,40 9,04 235 68,09 9,70 409 67,37 10,04 -1,69 >0.05

16 154 74,38 9,62 7,98 220 67,44 10,76 -0,65 374 70,30 10,80 2,92 6,94 <0,001

17 136 73,24 8,78 -1,15 213 68,32 6,57 0,88 349 70,23 8,22 -0,07 4,92 <0,001 Trung bình tăng/năm 3,42 0,11 1,43

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy, huyết áp tâm trƣơng của học sinh ở độ tuổi từ 15 đến 16 và giảm ở lứa tuổi 16 - 17 tuổi. Cụ thể huyết áp tâm trƣơng của học sinh đạt 67,37 ± 10,04 mmHg lúc 15 tuổi; sang 16 tuổi đạt 70,30 ± 10,80 mmHg và 17 tuổi đạt 70,23 ± 8,22 mmHg. Mức tăng ở các lứa tuổi cũng khác nhau. Giai đoạn 15- 16 tuổi tuổi, huyết áp tâm trƣơng tăng nhanh hơn giai đoạn 16 - 17. Mức tăng trung bình mỗi năm là 1,43 mmHg.

Xét về giới tính, huyết áp tâm trƣơng của học sinh nữ lớn hơn học sinh nam ở lứa tuổi 15 nhƣng ở lứa tuổi 16 và 17 thì huyết áp tâm trƣơng học sinh nam lại cao hơn học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi. Cụ thể, ở 15 tuổi, huyết áp tâm trƣơng của học sinh nữ là 68,09 ± 9,70 mmHg, của nam là 66,40 ± 9,04 mmHg; ở 16 tuổi huyết áp tâm thu của học sinh nam là 74,38 ± 9,62 mmHg, của nữ là 67,44 ± 10,76 mmHg và đến 17 tuổi thì huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam là 73,24 ± 8,78 mmHg và nữ là 68,32 ± 6,57 mmHg. Trung bình mỗi năm huyết áp tâm trƣơng học sinh tăng 3,42 mmHg ở nam và 1,11 mmHg ở nữ. Trung bình mỗi năm huyết áp tâm trƣơng học sinh tăng chung là 1,43 mmHg.

Ở độ tuổi 15 thì sự chênh lệch về huyết áp tâm trƣơng giữa nam và nữ không đáng kể là 1,69 mmHg(p > 0,05) không có ý nghĩa thống kê. Đến 16 tuổi, mức chênh lệch huyết áp tâm trƣơng giữa nam và nữ là lớn nhất bằng

6,94 mmHg (p < 0,001), có ý nghĩa thống kê, ở lứa tuổi 17, mức chênh lệch huyết áp tâm trƣơng giữa nam và nữ là bằng 4,92 mmHg (p < 0,001) có ý nghĩa thống kê.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của một số tác giả khác, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc kết quả trong bảng 3.12:

Bảng 3.12. Huyết áp tâm trƣơng của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Phùng Thị Thu Hƣơng (2003) Nguyễn Thùy Hoa (2005) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 71,87 68,91 68,28 68,24 66,40 16 72,31 70,01 69,72 69,45 74,38 17 72,65 71,26 70,02 72,41 73,24 Nữ 15 70,21 66,33 69,66 67,77 68,09 16 70,81 67,11 70,13 67,92 67,44 17 71,53 68,04 72,13 70,83 68,32

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 thì huyết áp tâm trƣơng của học sinh của các tác giả đều tăng dần qua các lứa tuổi ở cả nam và nữ, riêng nghiên cứu của chúng tôi lại khác, ở nữ tƣơng đối ổn định qua các lứa tuổi từ 15 - 17, Còn ở nam tăng từ lứa tuổi 15 - 16 sau đó ổn định và giảm nhẹ lứa tuổi 16 - 17.

Lý giải cho sự tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng là do giai đoạn từ 15 đến 17 tuổi là do có sự hoàn thiện cấu trúc, chức năng của cơ thể và hệ tim mạch trong quá trình phát triển cơ thể. Ở giai đoạn này cơ tim càng khỏe nên lƣợng máu đẩy vào động mạch tăng, đồng thời thành mạch dày thêm và lực cản của nó cũng tăng nên dẫn đến huyết áp động mạch cũng tăng theo và khi cơ thể dần hoàn thiện thì huyết áp sẽ dần giảm và tiến tới ổn định.

Tóm lại, huyết áp động mạch của học sinh trong giai đoạn 15 - 17 tuổi tăng theo tuổi. Trong cùng một độ tuổi thì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam đều lớn hơn học sinh nữ. Tốc độ tăng cũng khác

nhau. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm về huyết áp tâm thu là 1,49 mmHg; huyết áp tâm trƣơng là 1,43 mmHg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 45 - 50)