Khảo sát kiến thức về bệnh TTPL:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số kiến thức của người nhà người bệnh trong chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần nghệ an năm 2018 (Trang 32 - 35)

3. KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH

3.3.2. Khảo sát kiến thức về bệnh TTPL:

Biểu đồ 4: Kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt:

6.12 % 54.08% 54.08% 4.08% 35.72% Bệnh thần kinh Bệnh tâm thần Bệnh nội khoa Không phải bệnh

Nhận xét: Đa số người nhà người bệnh nhận thức sai rằng bệnh tâm thần là bệnh thần kinh, bệnh nội khoa, không phải bệnh. Số nhận thức đúng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần chỉ chiếm 35,72%.

Bảng 4: Kiến thức về sử dụng thuốc ATK:

Sử dụng thuốc ATK

Số người (n) Tỷ lệ (%)

Uống thuốc đều 54 55,10

Ngắt quãng 20 20,41

Bỏ uống thuốc hẳn 24 24,49

Tổng 98 100

Nhận xét: Tỷ lệ người nhà người bệnh nhận thức đúng bệnh tâm thần phân liệt phải được uống thuốc đều theo hướng dẫn của bác sĩ chiếm 55,1%, tuy nhiên còn có nhận thức rằng khi bệnh đã ổn có thể uống ngắt quảng hoặc là bỏ thuốc đây là nhận thức sai làm về quá trình điều trị bằng thuốc.

Bảng 5: Kiến thức về tác dụng phụ của thuốc ATK.

Tác dụng phụ của thuốc ATK

Số người (n) Tỷ lệ (%) Rất độc với gan 10 10,2 Mất khả năng sinh sản 4 4,09 Ngủ nhiều 57 58,16 Tăng cân 27 27,55 Tổng 98 100

Nhận xét: Đa số người nhà người bệnh đều nhận thấy rằng tác dụng phụ của thuốc ATK là ngủ nhiều chiếm 58,16 và tăng cân 27,55%, độc với gan là 10,2%, mất khả năng sinh sản 4,09%. Tuy nhiên có một số tác dụng phụ như run tay chân, cứng lưỡi mà người nhà chưa đề cập.

Bảng 6: Nguyên nhân bỏ trị:

Nguyên nhân bỏ điều trị

Số người (n) Tỷ lệ (%)

Do tác dụng phụ của thuốc 29 29,61

Do hiểu biết lệch lạc 38 38,76

Do hoàn cảnh gđ 31 31,63

Tổng 98 100

Nhận xét: Nhóm người nhà người bệnh cho rằng nguyên nhân bỏ trị là do hiểu biết lệch lạc về bệnh TTPL chiếm tỷ lệ cao 38,76%, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình chiếm tỷ lệ thấp là 31,63%; do tác dụng phụ của thuốc là 29,61%.

Biểu đồ 5: Kiến thức về tuân thủ phác đồ điều trị bệnh TTPL:

54.08%

45.92 %

Tuân thủ

Không tuân thủ

Nhận xét: Nhóm người nhà có kiến thức về tuân thủ phác đồ điều trị chiếm tỷ lệ 45,92%; nhóm không tuân thủ 54,08%, điều này cũng cho thấy rằng nhận thức về tuân thủ phác đồ điều trị bệnh TTPL của người nhà còn rất hạn chế. Điều này cho thấy nguy cơ tái phát bệnh TTPL cao.

Bảng 7: Kiến thức về thời gian điều trị:

Thời gian điều trị

Số người (n) Tỷ lệ (%) Suốt đời 38 38,78 Từng đợt 13 13,27 Khi bệnh nặng 11 11,22 Chỉ một thời gian 36 36,73 Tổng 98 100

Nhận xét: Nhóm người nhà người bệnh nhận thức đúng về thời gian điều trị bệnh TTPL là suốt đời chiếm tỷ lệ 38,78%, tuy nhiên nhóm nhận thức cho rằng thời gian điều trị chỉ một thời gian là 36,73% . Điều này giải thích tại sao người bệnh TTPL nếu không được tái khám định kỳ và không tuân thủ sử dụng thuốc hay tái phát bệnh.

Bảng 8: Tiến triển của bệnh:

Tiến triển của bệnh TTPL

Số người (n) Tỷ lệ (%)

Khỏi hoàn toàn 36 36,73

Ổn định 15 15,31

Không ổn định 22 22,45

Ngày càng nặng thêm 25 25,51

Tổng 98 100

Nhận xét: Số người nhà người bệnh nhận thức rằng bệnh tâm thần phân liệt không tự khỏi và ngày càng nặng thêm chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi đó số người nhà cho rằng bệnh TTPL khỏi hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao là 36,73% cho thấy người nhà còn nhận thức rất kém về bệnh TTPL.

Bảng 9: Kiến thức về tái khám:

Thời gian tái khám Số người (n) Tỷ lệ (%)

1 tháng 47 47,96

2 tháng 24 24,49

> 3 tháng 27 27,55

Tổng 98 100

Nhận xét: Số người nhà người bệnh hàng tháng đến Trung tâm y tế lấy thuốc có đưa người bệnh tái khám 1 tháng là 47,96 %; tái khám 2 tháng là 24,49% và trên 3 tháng chiếm 27,55%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số kiến thức của người nhà người bệnh trong chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần nghệ an năm 2018 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)