7. Kết cấu đề tài
2.1 Giới thiệu về NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
2.1 Giới thiệu về NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài nhánh Phú Tài
2.1.1 Tổng quan về NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1.1.1 Đôi nét về BIDV
(i) Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
(ii) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
(iii) Nhân lực
Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
(iv) Mạng lưới
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 64 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc)
(v) Công nghệ
Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2010 và Khu vực Đông Nam Á năm 2012;
(vi) Cam kết
Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
(vii) Thương hiệu BIDV
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.
2.1.1.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Xuất phát từ yêu cầu phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm, năng động, đầy tiềm năng của miền Trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, tháng 04/1996 Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định thành lập Phòng Giao dịch Phú Tài.
Sau khi Khu công nghiệp Phú Tài được thành lập theo Quyết định số 1127/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/12/1998, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa phận khu công nghiệp Phú Tài, nhận thấy tiềm năng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chấp thuận việc thành lập Chi nhánh cấp II Phú Tài trực thuộc Chi Nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Bình Định.
Đến ngày 17/07/2006, chi nhánh cấp II Phú Tài được nâng cấp thành Chi Nhánh Cấp I với tên gọi đầy đủ của Chi Nhánh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ( viết tắt là BIDV Phú Tài)
2.1.2 Bộ máy quản lý của NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và ba Phó giám đốc.
Ban giám đốc được phân chia trách nhiệm quản lý giám sát các khối trong BIDV chi nhánh Phú Tài.
Các khối và các phòng ban trực thuộc bao gồm:
(i) Khối quản lý khách hàng
Phòng tín dụng 1: chuyên cho vay các doanh nghiệp lớn chuyên về xuất nhập khẩu
Phòng tín dụng 2: chuyên cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp các dự án BOT
Phòng tín dụng 3: chuyên cho vay cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, và cung cấp các dịch vụ cá nhân.
(ii) Khối Quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro: thực hiện công tác kiểm tra các hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ và các phòng ban khác.
(iii) Khối tác nghiệp
Phòng giao dịch khách hàng (GDKH): cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, cá nhân và dịch vụ thanh toán quốc tế cho cá nhân và doanh nghiệp.
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ (QLDVKQ): cung cấp các dịch vụ ngân quỹ cho các đối tượng là nội bộ và khách hàng.
Phòng quản trị tín dụng: chuyên định giá, thẩm định hồ sơ tín dụng
(iv) Khối nội bộ
Phòng quản lý nội bộ: đảm trách công việc quản lý tổ chức hành chính, kế toán và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Các bộ phận trực thuộc gồm : Bộ phận tài chính tế toán, Bộ phận kế hoạch tổng hợp, Bộ phận điện toán, Bộ phận hành chính.
(v) Khối các đơn vị trực thuộc
Gồm phòng giao dịch: Diêu Trì, Phú Phong, An Nhơn, Đập Đá, Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn.
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
2.1.3.1 Chế độ sổ và hình thức kế toán
BIDV Phú Tài sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Kế toán máy tính là công việc kế toán thực hiện theo phần mềm Core-banking trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua chương trình vận hành BDS.
Sổ kế toán tại BIDV Phú Tài bao gồm sổ/ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, các bảng liệt kê giao dịch, các sổ kế toán khác.
Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch)
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
2.1.3.2 Đối tượng kế toán:
Gồm Tài sản, Nguồn vốn và Sự chu chuyển tài sản
Sơ đồ 2.2 Đối tượng kế toán ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu)
Tài sản Sự chu chuyển
tài sản Tài sản Có Sử dụng vốn Tài sản Nợ Nguồn vốn Vốn Vốn cố định Vốn lưu động Nguồn vốn Đối tượng kế toán
2.1.3.3 Chế độ kế toán tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Ngân hàng áp dụng hệ thống chế độ kế toán Ngân hàng Việt Nam ban hành theo Quyết định số 478/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004. Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005. Quyết định 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 và chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(i) Chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ do Thống đốc NHNN ban hành
Chứng từ nội bộ do ngân hàng lập hoặc khách hàng lập tại ngân hàng; chứng từ bên ngoài do ngân hàng khác chuyển về để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.
Chứng từ giấy do ngân hàng lập hoặc khách hàng lập trực tiếp trên giấy; chứng từ điện tử là chứng từ nhằm mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
Chứng từ gốc là chứng từ ban đầu khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Chứng từ ghi sổ là chứng từ do ngân hàng lập làm căn cứ ghi sổ kế toán
(ii) Hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành (Theo QĐ số 479/2004/QĐ – NHNN ngày 29/04/2004, QĐ số 807/2005/QĐ – NHNN ngày 01/06/2005 và QĐ số 29/2006 ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN)
Hệ thống tài khoản bao gồm 9 loại: Từ loại 1 đến loại 8 là các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Loại 9 là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
2.1.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3 Tổ chức các phần hành kế toán tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
(Nguồn: Phòng QLNB – BIDV Phú Tài) 2.1.3.5 Các nguyên tắc kế toán áp dụng
Nguyên tắc chung hạch toán nghiệp vụ ngân quỹ
Các giao dịch thu chi tiền mặt phải bảo đảm khớp đúng giữa số tiền mặt thực tế thu/chi từ quỹ ngân hàng với số tiền hạch toán vào tài khoản tiền mặt thể hiện trên chứng từ kế toán.
Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải thực hiện thông qua bộ phận kho quỹ hoặc bộ phận giao dịch khách hàng của đơn vị. Tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, số tiền thực tế tồn quỹ phải khớp đúng với số liệu trên sổ sách kế toán và các báo cáo có liên quan.
Khi tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc:
Đối với chứng từ nộp tiền mặt, ngân hàng phải thu đủ tiền của khách hàng sau đó thực hiện ghi sổ kế toán.
Đối với chứng từ chi tiền mặt, ngân hàng phải ghi sổ kế toán trước sau đó thực hiện chi trả tiền cho khách hàng.
Việc thực hiện các giao dịch thu, chi tiền mặt phải tuân thủ đúng quy định của NHNN và của BIDV về quy trình thu, chi, kiểm đếm tiền và hạn mức giao dịch thu chi tiền, hạn mức tồn quỹ tiền mặt và các quy định về quản lý ngoại hối.
2.2 Thực trạng KSNB hoạt động ngân quỹ tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
2.2.1 Đặc điểm hoạt động ngân quỹ tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
2.2.1.1 Nội dung hoạt động ngân quỹ
Tại BIDV Phú Tài, hoạt động ngân quỹ bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt, quản lý ẩn chỉ (thường và quan trọng) và quản lý tiền mặt tại ATM.
Mức tồn quỹ tiền mặt của BIDV Phú Tài do NHNN chi nhánh Bình Định quy định, hiện tại là 21 tỷ. Dựa trên hạn mức đó, Ban giám đốc quy định hạn mức cho các phòng giao dịch và phòng Giao dịch khách hàng tùy thuộc vào quy mô và tần suất giao dịch của khách hạn tại mỗi phòng để hạn chế tồn quỹ tiền mặt do NHNN quy định cho chi nhánh.
Quỹ tiền mặt do Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ thực hiện và bảo quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Chi nhánh bố trí Ban quản lý kho tiền gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền, Trưởng phòng quản lý nội bộ hoặc phó phòng theo ủy quyền và thủ kho tiền chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két.
Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mô hình giao dịch mà ngân hàng lựa chọn: mô hình giao dịch nhiều cửa hay mô hình giao dịch một cửa.
Trong mô hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu (chi) tiền mặt từ (cho) khách hàng.
Chi nhánh áp dụng mô hình giao dịch một cửa trong công tác ngân quỹ. Mô hình giao dịch và hạn mức giao dịch đối với giao dịch một cửa
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ giao dịch một cửa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
(Nguồn: Phòng QLNB – BIDV Phú Tài)
Nhánh số 1: Bộ phận quỹ, giao dịch viên ngân quỹ chính/thủ kho tiền giao/nhận tiền mặt với Giao dịch viên ngân quỹ phụ. Giao dịch viên ngân quỹ phụ giao nhận tiền với các giao dịch viên khách trong phòng và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Giao dịch viên giao dịch trực tiếp với khách hàng
Nhánh số 2: Giao dịch viên ngân quỹ chính/thủ kho tiền giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Giao nhận tiền mặt nội bộ: Việc giao nhận tiền mặt nội bộ (tiếp quỹ và hoàn quỹ) giữa giao dịch viên ngân quỹ chính với giao dịch viên ngân quỹ phụ, với giao dịch viên được thực hiện trên cơ sở có giấy đề nghị của giao dịch viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hạn mức giao dịch: là giá trị tối đa của một giao dịch mà giao dịch viên được phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của kiểm soát viên. Đối với các giao dịch trong hạn mức cho phép, giao dịch viên vừa là người lập, vừa là người kiểm soát chứng từ và chỉ có 1 chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ. Đối với giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê
GDV ngân quỹ chính Thủ kho tiền
GDV ngân quỹ phụ GDV Khách hàng Khách hàng 1 2
duyệt của người có thẩm quyền, các chứng từ sẽ được kiểm soát viên kiểm tra và kiểm soát. Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ ký của người