Vai trò củahợp tác xã nông nghiệp đối với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (1995 2015) (Trang 90 - 96)

6. Đóng góp của luận văn

3.2. Vai trò củahợp tác xã nông nghiệp đối với phát triển kinh tế

xã hội tỉnh Bình Định từ năm 1995 đến năm 2015

HTXNN là con đường tất yếu, khách quan mang tính quy luật trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nó ra đời bằng sự tác động của quy luật kinh tế và nhu cầu phát triển kinh tế chứ không phải bằng ý chí chủ quan của con người.Mục đích chung của HTX là thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra môi trường thuận lợi giúp cho các hộ nông dân tăng cường tính tự chủ để vượt qua khó khăn phát triển sản xuất giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đạt tới sự công bằng xã hội trong nông thôn, đem lại lợi ích ngày càng nhiều cho xã viên và góp phần thực hiện chức năng xã hội đối với xã viên.Thực hiện được mục đích chung đó thì các HTXNN đã thể hiện vai trò đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung.Trên thực tế trong giai đoạn tử 1995 – 2015 các HTXNN trên địa bàn Bình Định đã bước đầu thực hiện mục đích trên và đã thể hiện vai trò của mình đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định.

Thứ nhất, Hầu hết các HTXNN ở Bình Định đều tổ chức được các dịch vụ thiết yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp mà kinh tế hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả như dịch vụ thủy lợi, dịch vụ giống, dịch vụ làm đất, vật tư nông nghiệp...Các HTXNN đã tiến quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để,hướng tới cung cấp cho người nông dân các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, các nông cụ sản xuất theo hướng đảm bảo yêu cầu về số lượng, chủng loại, thời vụ và giá cả phải

chăng, đảm bảo đầu ra tiêu thụ nông sản cho người nông dân để tạo điều kiện cho hộ xã viên phát triển kinh tế. Một số HTXNN như HTXNN Phước Hưng (Tuy Phước) còn liên hệ tìm nguồn hàng tại cơ sở sản xuất và đem bán cho thành viên HTX với hình thức trả chậm, có ưu tiên hạ giá thành các loại phân bón chứa lân và kali để khuyến khích thành viên sử dụng. Nhờ vậy, số lượng các hộ không đủ vốn được HTXNN Phước Hưng tạo điều kiện mua nợ vật tư HTX chiếm đến 60%/năm. Trong quá trình phát triển các HTXNN không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ, các HTXNN còn tổ chức các hoạt động khuyến nông chỉ đạo, hướng dẫn thời vụ, cơ cấu giống, kỹ thuật sản xuất. Thông qua hoạt động khuyến nông giúp người nông dân định hướng sản xuất tăng năng suất cây trồng, góp phần làm tăng giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác tăng thu nhập cho các hộ nông dân xã viên cũng là hướng tới tăng doanh thu cho HTXNN, tăng đóng góp vào ngân sách địa phương, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp của tỉnh,.

Thứ hai, Các HTXNN ở Bình Định đã đóng vai trò quan trọng đáp ứng, phục vụ nhu cầu cấp thiết của các hộ xã viên trong sản xuất và sinh hoạt đời sống hàng ngày, hướng tới nâng cao chất lượng mức sống của người dân hướng tới góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng “Nông thôn mới” tại địa phương. Điều này được thể hiện thông qua việc ngoài cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp các HTXNN còn đẩy mạnh phát triển đa dạnghoá kinh doanh, sản xuất các ngành thương mại, dịch vụ với các như dịch vụ xăng dầu, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường,vận chuyển, tuỳ theo nhu cầu của nhân dân từng vùng, từng địa phương. Các hoạt động kinh doanh này cũng giúp HTXNN thu được nhiều lợi nhuận, hơn từ đó thúc đẩy phát triển các dịch vụ khác giúp hỗ trợ hộ xã viên tốt hơn và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho các hộ xã viên. Đặc biệt các dịch vụ của HTXNN có mức tăng trưởng doanh thu tương đối tốt trong giai đoạn 2011 -

2015 có một số dịch vụ hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng nông thôn như dịch vụ cung cấp nước sạch đạt mức tăng 5,93%, vệ sinh môi trường tăng 16,04%, vận chuyển tăng10,75% đặc biệt lĩnh vực xây dựng cơ mức tăng trưởng tương đối cao là 71,67% cho thấy các dịch vụ HTXNN này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của hộ xã viên và nhân dân địa phương, được các hộ xã viên tin tưởng sử dụng dịch vụ này.

Thứ ba, Các HTXNN ở Bình Định cũng góp phần tận dụng tiềm năng nguyên liệu sản xuất tại địa phương, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản và tạo ra hàng hoá có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thêm công ăn việc làm cho hộ xã viên. Doanh thu của HTXNN và thu nhập của hộ xã viên tăng lên, góp phần đẩy mạnh phát triển các nghành thủ công nghiệp, công nghiệp tại địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại vùng nông thôn. Vai trò này được thể hiện thông qua việc tại một số HTXNN có sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp chế biến và bảo quản cụ thể như các hoạt động sản xuất chế biến hoa màu thành đặc sản địa phương như bánh tráng, dầu dừa, xử lí nông sản như xay xát gạo, gia công hàng tiểu thủ công nghiệp, liên kết sản xuất gạch của HTXNN Ân Tín 2 (Hoài Ân) liên kết với HTX gạch ngói Phú Phong (Tây Sơn) bước đầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, HTX nông nghiệp Ngọc An (Hoài Nhơn) với hai sản phẩm là bánh tráng nước dừa và dầu dừa củađược Trung ương công nhận là hàng nông nghiệp nông thôn tiêu biểu. Để đạt kết quả trên bánh tráng nước dừa Ngọc An đã được đăng ký thương hiệu từ năm 2006, đã được quảng bá được đưa tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh thành như: Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, HTXNN Ngọc An đã tranh thủ tiếp nhận sự tài trợ của Dự án Sinh kế nông thôn bền vững tỉnh; đồng thời hợp tác với Công ty TNHH Dầu dừa Pha Lê (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thực hiện dự án sản xuất dầu dừa tinh khiết tại HTX. Việc sản xuất, kinh doanh thành công sản phẩm

dầu dừa tinh khiết mang lại cho bà con xã viên HTX mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng, trong đó tổng thu nhập từ bán dừa tươi cho xưởng sản xuất khoảng 2,4 tỷ đồng, tương ứng với 240 ngàn trái dừa/năm; thu nhập từ sản xuất dầu dừa tinh khiết là 600 triệu đồng. Mô hình sản xuất dầu dừa hoàn toàn có khả năng tiếp tục nhân rộng để tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn. Hơn nữa, việc sản xuất dầu dừa tinh khiết tận dụng tối đa các thành phần của trái dừa tươi, góp phần thúc đẩy ngành chế biến dừa của tỉnh phát triển[47].

Thứ tư, HTXNN ở Bình Định còn đóng vai trò huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của nông dân trong địa phương để cho các hộ cần vay vốn với lãi suất hợp lý nhằm hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, đồng thời cũng đảm bảo cho HTX thu được lợi ích thoả đáng, tạo ra được tiềm lực hỗ trợ xã viên nghèo bằng hình thức cho vay với lãi suất thấp hơn vay của tư nhân tạo động lực để hộ xã viên và nhân dân địa phương mạnh dạn vay vốn mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc tiến hành phát triển mở rộng các hoạt động dịch vụ tín dụng nội bộ.

Thứ năm, Các HTXNN có thể hiện một vai trò quan trọngcủa mình trong việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại vàohoạt động sản xuất nông nghiệp thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi tại địa phương, góp phần đổi mới nhận thức trong người nông dân thay đổi cung cách làm ăn cũ từng bước tìm ra hướng đi mới để có thể thích ứng với cơ chế thị trường. Thông qua hàng loạt các dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ, gắn khuyến nông nhà nước để làm chức năng khuyến nông trong HTX của mình, thực hiện các chương trình mục tiêu của tỉnh với các hàng loạt các dự án. Tiêu biểu năm 2002 có dự án chuyển giao kỹ thuật trồng dâu nuôi tầm, thông qua cung cấp các giống dâu mới cho hộ nông dân của HTXNN Ân Tín 2 (Hoài Ân), HTXNN An Hoà I (An Lão)và dự án chuyển giao máy móc và công nghệ sản

xuất bánh tráng xuất khẩu của HTXNN Nhơn Lộc II (An Nhơn) trong dự án sản xuất bánh tráng xuất khẩu đẩy mạnh chuyển giao máy móc khoa học công nghệ về hộ xã viên thúc đẩy phát triển sản xuất mặt hàng xuất khẩu; Dự án RAT giai đoạn 1 (2009 - 2015); cải thiện sự an toàn và tính bền vững về kinh tế và môi trường cho người nông dân trồng rau và sự an toàn cho người tiêu dùng ở tỉnh được áp dụng và phát triển mạnh mẽ tại HTXNN Phước Hiệp (Tuy Phước) với việc xây dựng các “Vườn rau an toàn” chuyển giao khoa học công nghệ quy trình sản xuất rau sạch theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật thuộc trong danh mục cho phép, đảm bảo an toàn và thời gian cách ly, ghi nhật ký chăm sóc để ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra… HTXNN Phước Hiệp còn thực hiện quy trình xây dựng thương hiệu, gồm: Hội nghị khách hàng, tìm kiếm thị trường, xây dựng logo thương hiệu…Quy trình sơ chế, gồm các công đoạn: cắt, rửa; loại bỏ lá héo (úa); xử lý ôzôn; đưa vào máy ly tâm; chọn lọc và cân; đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. Dự án xây dựng mô hình“Cánh đồng lớn” của HTXNN Phước Hưng để áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Để thực hiện dự án HTXNN Phước Hưng tiến hành hỗ trợ mở các tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất cây lúa theo hướng tập trung, đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất; đồng thời cử cán bộ cán bộ kỹ thuật thường xuyên đứng chân trên từng cánh đồng theo dõi hướng dẫn gieo sạ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Tiến hành hỗ trợ cho những hộ tham gia dự án bằng việc những hộ tham gia dự án đều được mua giống, phân bón, thực vật bảo vệ vật nợ, cuối vụ mới thanh toán không tính lãi, còn sản phẩm đạt tiêu chuẩn được ThaiBinh Seed thu mua với giá rất cao.

Thứ sáu, HTXNN ở Bình Định đóng vai trò là cầu nối: giữa nhà nước và hộ nông dân, giữa hộ nông dân với doanh nghiệp (cả trong cung cấp các yếu tố đầu vào và đảm bảo đầu ra), thực hiện chức năng đảm bảo lợi ích cho thành

phần kinh tế hộ. Một số ví dụ cụ thể là thông qua việc thực hiện phát triển các dự án lớn trực tiếp phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua việc chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ máy móc vật tư giống cây trồng, vật nuôi như dự án trồng dâu nuôi tầm thông qua HTXNN Ân Tín 2 (Hoài Ân), HTXNN An Hoà 1(An Lão) nhà nước đã hỗ trợ 293.000.000; dự án sản xuất bánh tráng của HTXNN Nhơn Lộc II (An Nhơn) 176.000.000.Các nguồn hỗ trợ này thông qua các HTXNN được phân bổ xuống hộ gia đình tham gia dự án thông qua các hoạt động tập huấn khoa học - kỹ thuật, chuyển giao giống, máy móc, vật tư xuống các hộ gia đình để đưa vào sản xuất từ đó tạo việc làm thu nhập, nâng cao thu nhập của hộ xã viên; ngoài ra các HTXNN còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn quỹ khuyến nông xuống người nông dân thông qua các hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật, mở rộng sản xuất tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho hộ nông dân.Nếu xét theo chiều ngược lại thông qua các HTXNN mà chính quyền địa phương đã thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu để sản xuất ra các hàng hoá có thể xuất khẩu, sản xuất các mặt hàng có giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, giải quyết vấn đề xã hội là vấn đề việc làm, vấn đề xoá đói giảm nghèo của địa phương. Thông qua các HTXNN các thành phần kinh tế khác đã kết nối với người nông dân thông qua các hợp đồng liên kết cung cấp vật tư nông nghiệp, nhận bao tiêu sản phẩm, ở chiều doanh nghiệp được hưởng lợi thông qua tìm được nguồn cung cấp các vật tư hàng hoá nông nghiệp thành phẩm đảm bảo được doanh thu và có nguồn nguyên liệu chất lượng cho hoạt động sản xuất, ở chiều người nông dân thông qua các HTXNN nông dân có vật tư dùng trong hoạt động sản xuất với giá cả, chất lượng được đảm bảo, được đảm bảo về đầu ra của sản phẩm.

Thứ bảy, HTXNN ở Bình Định thông qua nguồn lợi nhuận sản xuất kinh doanh đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, phát triển cộng

đồng, bảo vệ môi trường; chú trọng đến những hoạt động phúc lợi tập thể cộng đồng như xây dựng quỹ “Vì người nghèo”, quỹ khuyến học, thăm hỏi và tặng quà cho gia đình khó khăn, tham gia hoạt động hướng về cội nguồn, ngoài ra các HTXNN còn liên kết giới thiệu các thành viên của HTX đến làm việc trên các công ty trên địa bàn giúp giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ xã viên. Những hoạt động này thể hiện vai trò HTX đối với giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (1995 2015) (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)