Quan tâmđào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (1995 2015) (Trang 101 - 119)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.5. Quan tâmđào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ,

tâm huyết, gắn bó với sự phát triển của hợp tác xã

Yếu tố con người là yếu tố vô cùng quan trọng có tính quyết định đến hiệu quảtrong sử dụng cở sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn, trong cải cách bộ máy quản lý ở mỗi HTX. Các HTXNN tỉnh Bình Định hiện nay luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu người lao động trình độ cao đặc biệt là trong bộ máy quản lý dẫn đến hạn chế rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các HTX. Do đó các HTXNN cần có sự quan tâmđào tạo nguồn nhân lực hướng tới xây đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã có năng lực, trình độ, tâm huyết, gắn bó với sự phát triển của hợp tác xã. Các HTXNN cần tiếp tục bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tiến hành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý, điều hành cho cán bộ chủ chốt các HTX; thống kê, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của HTX để xây dựng kế hoạch liên kết mở các lớp tập huấn theo từng chuyên ngành nhằm bổ sung những kiến thức cơ bản phù hợp theo từng đối tượng; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ đại học, cao đẳng tham gia vào bộ máy quản lý HTX; tổ chức tham quan và học tập thực tế tại các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức thực tế để áp dụng tổ chức, điều hành hoạt động đơn vị tốt hơn. Đồng thời các HTX cần cải cách về chế độ lương, thưởng cho lực lượng cán bộ quản lý HTXNN, có các đãi ngộ với các lực lượng cán bộ quản lý có trình độ cao; tận dụng các chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ đại học về làm việc tại HTX theo chinh sách chung của chính phủ thu hút lực lượng cán bộ trình độ cao về HTX để tạo nguồn nhân lực kế cận đảm bảo duy trì và phát triển HTX.

Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2015 Các HTXNN Bình Định đã tiến hành từng bước đổi mới theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước và của tỉnh Bình Định. Theo thống kê số lượng HTXNN trên địa bàn tỉnh Bình Định thì do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội mà các HTX ở Bình Định phân bố không đồng đều, ở các vùng đồng bằng, trung du HTNN tập trung nhiều hơn và có bước phát triển khá. Trong quá trình phát triển, các HTXNN ở Bình Định đã có sự chuyển đổi về mọi mặt sự chuyển đổi này thể hiện tương đối rõ ràng trong bộ máy quản lý HTX, trong hoạt động kinh doanh sản xuất, trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ để từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu đời sống của xã viên. Để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, các HTXNN ở Bình Định đã liên kết với các thành phần kinh tế và các HTX trong lĩnh vực khác. Chính sự chuyển đổi đã giúp các HTXNN tồn tại và phát triển, góp phần cùng các thành phần kinh tế khác đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nghiên cứu các HTXNN ở Bình Định trong giai đoạn 1995 – 2015 rút ra một số bài học kinh nghiệm để các HTXNN giai đoạn sau phát triển tốt hơn. Các HTXNN tỉnh Bình Định đẩy mạnh quán triệt thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, địa phương; cần phát huy nội lực của trong chính mỗi hợp tác xã, đưa ra các định hướng phát triển phù hợp cho hợp tác xã, luôn hướng tới lợi ích của thành viên trong hợp tác xã; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo về nguồn vốn, thường xuyên điều chỉnh cải cách bộ máy quản lý; cần mở rộng tiến hành liên kết với các thành phần kinh tế và các hợp tác xã trên các lĩnh vực khác; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực hướng tới xây đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã có năng lực, trình độ, tâm huyết, gắn bó với sự phát triển của hợp tác xã.

KẾT LUẬN

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra mục tiêu của 3 chương trình kinh tế “Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu. Vì thế trong nông nghiệp. Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng phát triển kinh tế HTX để có thể hỗ trợ người nông dân trong giai đoạn kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao. Tỉnh Bình Định cùng các địa phương khác trong cả nước đã và đang quan tâm chú trọng xây dựng phát triển các HTXNN. Các HTXNN ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình và đang cùng với các thành phần kinh tế khác đóng góp thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Quá trình phát triển của HTXNN tỉnh Bình Định từ năm 1995 đến năm 2015 đã có sự chuyển biến, phát triển theo Luật HTX được ban hành trong các năm 1996, 2003, 2012. Sự chuyển đổi thể hiện ở hình thức tổ chức, quản lý nội dung hoạt động, quy mô, số lượng, kinh doanh dịch vụ…Quá trình chuyển đổi này đã đem lại những hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cho các HTXNN.

Những HTXNN trên địa bàn tỉnh Bình Định đã không ngững phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều HTX đã có quá trình chuyển đổi toàn diện mọi mặt từ tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng dịch vụ phù hợp kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nông dân, xã viên. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất, các HTXNN ở Bình Định đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng các loại hình dịch vụ mới, liên kết với các thành phần kinh tế và các HTX trong các lĩnh vực khác, đồng thời tham gia các dự án lớn nhằm từng bước thúc đẩy chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình cũng như mở rộng ra các hộ nông dân trong địa phương.

như trong quá trình chuyển đổi một số HTXNN còn mang tính hình thức chưa thật sự hiệu quả; thiếu lực lượng lao động trình độ cao đặc biệt trong bộ máy quản lý; cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đang trở nên lạc hậu; xu hướng kinh doanh dịch vụ trong mỗi HTXNN phần lớn các HTX còn thiếu phong phú; một số ngành nghề dịch vụ ở các HTXNN đang bị thu hẹp do không có khả năng cạnh trạnh trên thị trường.

Các HTXNN tỉnh Bình Định đã thể hiện vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển chung kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. Các HTXNN đã hỗ trợ nông dân ngày càng hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hoạt động khuyến nông hỗ trợ đắc lực cho người nông dân góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân trong sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất, nâng cao chất lượng sống người dân góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình hoạt động các HTX đã tận dụng tiềm năng tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn thông. HTX là cầu nối giữa người nông dân với nhà nước và với các thành phần kinh tế khác. Thông qua nguồn lợi nhuận của mình các HTXNN đã đóng góp vào hoạt động phúc lợi của địa phương, giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương.

Các HTXNN trong quá trình phát triển chung đã tác động tới các hộ xã viên một mặt đã hỗ trợ rất nhiều cho các xã viên trong sản xuất nông nghiệp, phát huy vai trò đóng góp của xã viên với HTX, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho các xã viên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các xã viên nhưng bên cạnh đó một số các HTXNN do sự phát triển hạn chế các dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu của xã viên trong sản xuất, sự gắn kết của xã viên và các HTXNN chưa cao, nguồn vốn đóng góp của xã viên còn thấp, nguồn thu nhập của phần lớn các HTXNN đem lại cho xã viên chưa cao. Đối với kinh tế - xã hội địa phương các HTXNN đã từng bước thúc đẩy phát triển nâng cao

năng suất nông nghiệp thông qua việc chuyển giao khoa học công nghệ, đóng góp vào ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, cùng địa phương giải quyết các vấn đề xã hội nhưng đóng góp vào nguồn ngân sách địa phương của các HTXNN chưa lớn chưa thể hiện được vai trò, các HTXNN phần lớn vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ của địa phương.

Để khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy các ưu điểm để các HTXNN phát huy vai trò cần có những giải pháp mang tính điều chỉnh từng bước những tồn tại trong các HTX. Các HTXNN cần đẩy mạnh quán triệt thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, địa phương trong mỗi HTX thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước và của địa phương. Cần phát huy nội lực của trong chính mỗi hợp tác xã, đưa ra các định hướng phát triển phù hợp cho hợp tác xã, luôn hướng tới lợi ích của thành viên trong hợp tác xã bằng cách tiến hành tiếp tục tiến hành cải cách đổi mới các HTXNN về mọi mặt. Bên cạnh đó, các HTXNN cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của HTX như: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, khoa học công nghệ cho các HTX, huy động vốn, cải cách bộ máy quản lý, mở rộng hoạt động kinh doanh dịch và liên kết sản xuất giữa các HTX.

Thông qua việc nghiên cứu các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bình Định từ giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015 cho ta cái nhìn bao quát về quá trình thay đổi thích ứng liên tục của các HTXNN, thấy được những thành tựu mà các HTXNN đạt được và những điểm còn tồn tại hạn chế vẫn còn tồn tại của các HTXNN; những đặc điểm, vai trò của các HTXNN trong giai đoạn này.Trên cơ sở đó, đưa ra các bài học kinh nghiệm gắn liền với đó là các giải pháp mang tính định hướng góp phần thúc đẩy phát triển các HTXNN Bình Định nói riêng và HTX nói chung tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển vững chắc kinh tế tập thể trong các giai đoạn tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thư (1996), “Chỉ thị số 68-CT/TW về phát triển kinh tế hợp tác trong các nghành, các lĩnh vực kinh tế”, Hà Nội.

[2] Ban Bí thư (2008), “Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết hội nghị trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể “, Hà Nội.

[3] Bộ Chính trị (1988), “Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, Hà Nội.

[4] Bộ Chính trị (2002), “Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Hà Nội.

[5] Bộ Chính trị (2008), “Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hà Nội.

[6] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2010), “ Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Định 1975 – 2005”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7] Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Định (1995),“Chỉ thị số 22 ngày 3/5/1995 của ban thường vụ tỉnh uỷ (khoá XIV) về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng”, Kho lưu trữ tỉnh uỷ tỉnh Bình Định, Quy Nhơn. [8] Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Định (1997),“Chỉ thị số 11 ngày

24/6/1997 của ban thường vụ tỉnh uỷ (khoá XV) về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hợp tác xã nông nghiệp yếu kém trong tỉnh”, Kho lưu trữ tỉnh uỷ tỉnh Bình Định, Quy Nhơn.

[9] Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Định (1996),“Kết luận số 03 ngày 20/4/1998 của ban thường vụ tỉnh uỷ (khoá XV)”, Kho lưu trữ tỉnh uỷ tỉnh Bình Định, Quy Nhơn.

[10] Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Định (1999),“Thông báo số 395 ngày 28/6/1999 của ban thường vụ tỉnh uỷ (Khoá XV) về việc đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã trong thời gian tới”, Kho lưu trữ tỉnh uỷ tỉnh Bình

Định, Quy Nhơn.

[11] Ban thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Bình Định (1996),“Thông báo số 34 ngày 20/9/1996 của ban thường vụ tỉnh uỷ (Khoá XV) về việc họp để xem xét thực hiện chủ trương đổi mới hợp tác xã nông nghiệp và thực hiện nghị quyết số 23 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ nội bộ chính trị trong tình hình mới”, Kho lưu trữ tỉnh uỷ tỉnh Bình Định, Quy Nhơn. [12] Nguyễn Đăng Bằng (2009),“Xây dựng mô hình hợp tác xã kinh doanh

tổng hợp trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, NXB Thống kê, Hà Nội.

[13] Mai Phương Bằng (2013),“Đào tạo nghề và việc làm cho lao động trong các hợp tác xã”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

[14] Chính phủ Việt Nam (2009), “Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020”, Hà Nội.

[15] Chính phủ Việt Nam (2005), “Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 – 2010)”, Hà Nội.

[16] Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2010), “Bình Định 10 năm phát triển kinh tế - xã hội (2001 – 2010)”, NXB Thống kê, Hà Nội. .

[17] Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2006 - 2015), Niên giám thống kê 2006 – 2015.

[18] Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn - JICA(2007), “Hệ thống hóa các văn bản về hợp tác xã”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[19] Đảng Cộng sản Việt Nam(2005), “Văn kiện Đại Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII. VIII,IX)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[20] Đảng Cộng sản Việt Nam(2015), “Văn kiện Đại Đảng toàn tập, tập 55 năm 1996”,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21] Đảng Cộng sản Việt Nam(2015), “Văn kiện Đại Đảng toàn tập, tập 60 năm 2001”,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[22] Đảng Cộng sản Việt Nam(2018), “Văn kiện Đại Đảng toàn tập, tập 65 năm 2006”,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[23] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002),“Các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [24] Đảng bộ tỉnh Bình Định (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV,

Bình Định.

[25] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI, Bình Định.

[26] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII, Bình Định.

[27] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Bình Định.

[28] Luật hợp tác xã năm 1996, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[29] Luật hợp tác xã năm 2003 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[30] Luật hợp tác xã năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[31] Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2008) , “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[32] Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2016),“Phát triển kinh tế tập thể trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. [33] Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2017), “Những hợp tác xã kiểu mới

điển hình giai đoạn 2014 - 2016”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

hoạt động, thực trạng và phương hướng của các hợp tác xã của hội đồng liên minh hợp tác xã”, Quy Nhơn.

[35] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (1997),“Báo cáo tình hình tổ chức hoạt động, thực trạng và phương hướng của các hội tác xã của hội đồng liên minh hợp tác xã”, Quy Nhơn.

[36] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2001),“Tập tài liệu của liên minh các hợp tác xã Việt Nam, tỉnh ủy,UBND tỉnh về việc tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể năm 2002”, Quy Nhơn. [37] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2002),“Báo cáo kết quả thực hiện

các dự án theo chương trình mục tiêu của tỉnh”, Quy Nhơn.

[38] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2002),“Báo cáo kết quả công tác quý I, nhiệm vụ chương trình công tác quý II/2002 của liên minh HTX tỉnh Bình Định”, Quy Nhơn.

[39] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2002),“Báo cáo sơ kết kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2002 và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm của liên minh HTX Bình Định”, Quy Nhơn.

[40] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2004),“Tập tài liệu của bộ nông nghiệp và phát triển và liên minh các hợp tác xã Việt Nam về chương trình đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2004 - 2009”, Quy Nhơn.

[41] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2005),“Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ 2001 đến nay”, Quy Nhơn.

[42] Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Định (2006),“Báo cáo về thực trạng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (1995 2015) (Trang 101 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)