Trường hợp không tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính động của động cơ không đồng bộ ba pha tuyến tính đơn biên (Trang 65 - 68)

5. Nội dung của luận văn:

3.2.1. Trường hợp không tải

Trường hợp này khảo sát đặc tính động của ĐCKĐBTT đơn biên với các thông số đã nêu trên, phần sơ cấp chuyển động dọc theo phần thứ cấp (không mang tải: cabin, hành khách), đặc tính được khảo sát ở trong 3 trường hợp: Không xét hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy; Xét đến hiệu ứng đầu cuối; Xét đến hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy.

a) Đáp ứng lực b) Đáp ứng tốc độ

c) Đáp ứng dòng điện d) Đáp ứng từ thông

a) Đáp ứng lực b) Đáp ứng tốc độ

c) Đáp ứng dòng điện d) Đáp ứng từ thông

Hình 3.3. Đặc tính ĐCKĐBTT khi không tải trường hợp chỉ xét hiệu ứng đầu cuối

c) Đáp ứng dòng điện d) Đáp ứng từ thông

Hình 3.4. Đặc tính ĐCKĐBTT khi không tải trường hợp xét hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy

Qua kết quả nhận được, ta nhận thấy những yếu tố như hiện tượng hiệu ứng đầu cuối, dòng xoáy trong ĐCKĐBTT có ảnh hướng lớn đến đặc tính động của ĐCKĐBTT. Nhằm đánh giá một cách chính xác hơn những ảnh hưởng của từng hiện tượng chúng ta tách ra thành các trường hợp trên hình 3.2, 3.3 và 3.4. Thực chất của việc này chỉ có giá trị trong nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố, còn trong quá trình thực, chúng luôn xảy ra đồng thời, gây nên những ảnh hưởng tổng hợp đến đặc tính động.

Hình 3.3 là một trường hợp nghiên cứu đặc tính động của ĐCKĐBTT (không tải) khi chỉ xét đến ảnh hưởng của hiện tượng hiệu ứng đầu cuối, ta nhận thấy các đáp ứng lực, tốc độ, dòng điện, từ thông có sự thay đổi rõ rệt. Lực quá độ lớn nhất là 60kN nhỏ hơn 0,5kN so với Hình 3.2 khi không xét. Trị số lực cực đại đạt được 19,5kN nhỏ hơn so với lực cực đại đạt được ở Hình 3.2 (20,5kN). Trị số biên độ dòng điện cực đại ở chu kỳ đầu ít thay đổi. Từ thông ở chế độ xác lập giảm so với Hình 3.2 khoảng 0,05Tesla. Thời gian khởi động là 0,5s lớn hơn so với 0,45s ở Hình 3.2.

Trường hợp xét cả hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy, mức độ ảnh hưởng lớn hơn và có hiện tượng dao động ở trạng thái xác lập, Hình 3.4 là kết quả

kết quả trên đồ thị, ta nhận thấy trị số lực quá độ cực đại trong trường hợp tổng quát chỉ đạt giá trị 58KN (giảm 3,33% so với trường hợp chỉ xét hiệu ứng đầu cuối và giảm 4,13% so với trường hợp không xét). Trị số lực cực đại đạt được 18kN (giảm 7,69% so với trường hợp chỉ xét hiệu ứng đầu cuối và giảm 12,19% so với trường hợp không xét). Qua việc tính toán trên đây, ta nhận thấy rằng ảnh hưởng của hiện tượng đầu cuối và dòng xoáy trong ĐCKĐBTT đơn biên là đáng kể, vấn đề này cần được xem xét trong thiết kế chế tạo máy điện không đồng bộ tuyến tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính động của động cơ không đồng bộ ba pha tuyến tính đơn biên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)