Trường hợp điện trở phần sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính động của động cơ không đồng bộ ba pha tuyến tính đơn biên (Trang 73 - 79)

5. Nội dung của luận văn:

3.2.5. Trường hợp điện trở phần sơ cấp

Mục này ta nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng điện trở phần sơ cấp. Trong thực tế vận hành ĐCKĐBTT đơn biên ứng dụng trong thang máy không chỉ khởi động trong điều kiện bình thường mà phải khởi động thậm chí rất nhiều lần trong thời gian làm việc. Như vậy khi khởi động động cơ thì điện trở phần sơ cấp thực tế đã thay đổi. Như vậy chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đặc tính động của động cơ. Sau đây chúng ta xét trường hợp khi thay đổi điện trở phần sơ cấp thay đổi tăng 30% so với bình thường.

a) Đáp ứng lực b) Đáp ứng tốc độ

Như vậy có thể nói giữa các lần khởi động khác nhau, diễn biến của quá trình động cũng khác nhau do sự ảnh hưởng của nhiệt độ (do sự phát nhiệt của động cơ và môi trường). Trên hình 3.10 (so với Hình 3.6) ta nhận thấy: Khi điện trở phần sơ cấp tăng lên thì biên độ dòng khởi động cực đại cũng như dòng trung bình giảm xuống. Trị số lực quá độ cực đại và lực cực đại giảm, thời gian khởi động bị kéo dài và năng lượng tiêu tốn cho quá trình khởi động tăng lên.

Kết luận chương 3

- Hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy trong ĐCKĐBTT đều có những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái làm việc của động cơ, làm suy giảm độ lớn lực và thay đổi hình dáng đường đặc tính lực động trong ĐCKĐBTT đơn biên.

- Đã phân tích cho những trường hợp riêng khi khảo sát ảnh hưởng của từng trường hợp đến đặc tính động của ĐCKĐBTT đơn biên như: không tải, thấp tải, đầy tải, tần số thay đổi, nguồn điện áp không đối xứng, điện trở phần sơ cấp. Kết quả cho thấy, đặc tính động thay đổi theo những thay đổi của chế độ làm việc của động cơ.

- Vấn đề sử dụng ĐCKĐBTT đơn biên cho hệ truyền động thang máy đã mở ra triển vọng cho việc ứng dụng động cơ này vào các phụ tải mang tính chất thế năng. Hệ thống đạt các chỉ tiêu về tốc độ, thời gian đáp ứng nhanh cũng như các yêu cầu an toàn khi vận hành.

KẾT LUẬN CHUNG

Nội dung đề tài phần nào sẽ giúp cho người đọc nắm được nhiều kiến thức liên quan đến động cơ tuyến tính; mô hình toán và đặc tính động của động cơ không đồng bộ ba pha tuyến tính đơn biên, cụ thể như sau:

- Tác động của hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy làm thay đổi thành phần điện cảm và gây ra tổn hao trong động cơ, đặc trưng là Lm(1-f(ξ)) và R2f(ξ). Tốc độ làm việc càng cao, hai thành phần này thay đổi càng lớn, tức là ảnh hưởng của hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy càng mạnh.

- Bằng cách sử dụng mô hình máy điện tổng quát 2 pha, biến đổi hệ phương trình mô tả động cơ về những hệ tọa độ thích hợp. Mô hình của động cơ có xét đên hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy được viết trên hệ tọa độ vuông góc tổng quat uv và các mô hình viết trên các hệ tọa độ đặc biệt αβ và dq. Đồng thời đã xây dựng mô hình mô phỏng loại máy điện này bằng phần mềm Matlab/Simulink.

- Việc xây dựng mô hình động ĐCKĐBTT có xét đến các hiệu ứng đầu cuối và dòng xoáy để nghiên cứu về đặc tính lực động là việc làm cần thiết. Qua đó, các kết quả nhận được sẽ là nền tảng cơ bản để tìm kiếm chiến lược điều khiển tối ưu nhằm nâng cao chất lượng hệ thống truyền động ĐCKĐBTT

- Đã khảo sát đặc tính động ĐCKĐBTT đơn biên được ứng dụng trong thang máy cho những trường hợp riêng như: không tải, thấp tải, đầy tải, tần số thay đổi, nguồn điện áp không đối xứng, điện trở phần sơ cấp. Kết quả cho thấy, đặc tính động thay đổi theo những thay đổi của chế độ làm việc của ĐCKĐBTT đơn biên.

chất thế năng. Hệ thống đạt các chỉ tiêu về tốc độ, thời gian đáp ứng nhanh cũng như các yêu cầu an toàn khi vận hành.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng có hướng mở rộng các vấn đề liên quan để luận văn có thể phát triển hơn.

- Tiếp tục đặt vấn đề nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng hiệu ứng, ví dụ thay đổi cấu trúc của máy…

- Nghiên cứu đặc tính động ĐCKĐBTT đơn biên ứng dụng trong thang máy được cấp từ biến tần.

- Mở rộng nghiên cứu cho các loại động cơ tuyến tính khác, ví dụ như cho truyền động tuyến tính tác động nhanh, tốc độ lớn, siêu lớn…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Văn Bảng, Phương Xuân Nhàn, Nguyễn Thế Thắng, Lý thuyết mạch, quyển 2, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1972

[2]. Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện

tập 1& 2. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2001

[3]. Trương Minh Tấn, Nguyễn Thế Công, Lê Văn Doanh; Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng đầu cuối trong động cơ không đồng bộ tuyến tính; Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường đại học kỹ thuật, trang 63-67, số 66, 2008

[4]. Nguyễn Hồng Quang, Nghiên cứu hệ điều khiển chuyển động tuyến tính

sử dụng động cơ Polysolenoid, đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Đại

học Thái Nguyên, 2017

[5]. Rolf Hellinger, Peter Mnich (2009) Linear Motor-Powered Transportation: History, Present Status, and Future Outlook. Proceedings of

the IEEE, Vol. 97, No. 11, pp 1892 – 1990.

[6]. D.M.Etter, Engineering Problem Sloving with Matlab, Prentice Hall

International, Inc, 1993

[7]. S.Ratnajeevan, H.Hoole, Finite elements, electromagnetics and design,

Printed in Netherland, 1995

[8]. Sarveswara prasad bhamidi (2005) Design of a single sided linear induction motor using a user interactive computer program. A Thesis

presented to the faculty of the Graduate School University of Missouri- Columbia.

electrical engineering, University of Queensland???[51]. Xiaolin Zhou (2006) Advanced Propulsion Systems for Linear Motion with High Performance Requirements. A dessertation submitted to Oregon State

University

[10]. J. Duncan and C. Eng, Linear induction motor equivalent circuit model. Proc.IEE, Vol.130, No 1, pp.51-57, 1983

[11]. J.H. Sung, K. Nam (1999) A New Approach to Vector Control for a Linear Induction Motor Considering End Effects. IEEE IAS annual meeting,

pp.2284-2289, 1999

[12]. Aye Mya Mhway, Nan Win Aung, May Nwe Yee Tun; Design of Single-

Sided Linear Induction Motor Used in Elevator, International Journal of Science

and Engineering Applications, Volume 7–Issue 10,386-390, 2018, ISSN:-2319– 7560

[13]. Yamada, Nakamura; Vertical Motion Analysis of Linear Induction Motor

Elevator, Faculty of Engineering, Shinshu University, 1995.

[14].http://en.wikipedia.org/wiki/Linear_motor [15].http://www.baldor.com/products/linear_motors.asp [16].http://www.todaysmachiningworld.com/the-line-on-linear-how-linear- motor-works/ [17].http://motionsystemdesign.com/linear-motion/linear-motors-leading- revolution - 20100301 [18].http://www.memagazine.org/backissues/membersonly/march98/features/ linear/linear.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính động của động cơ không đồng bộ ba pha tuyến tính đơn biên (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)