Phân loại bộ hàm cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết hydro, cấu trúc và độ bền các phức CH3­­­­­­CHZ∙∙∙nH2O (z= o, s, se, te; n=1, 2, 3) bằng phương pháp hóa học lượng tử (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA HỌC LƯỢNG TỬ 1.1 Phương trình Schrödinger

1.6.2. Phân loại bộ hàm cơ sở

*Bộ cơ sở kiểu Pople:

- Bộ cơ sở STO-nG: tổ hợp STO với nGTO, với n = 2÷6. Thực tế n > 3, kết quả rất ít thay đổi so với n = 3, do đó bộ hàm STO-3G được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là bộ cơ sở cực tiểu.

- Bộ cơ sở k-nlmG: với k là số hàm GTO dùng làm orbital lõi, bộ số

vừa chỉ số hàm orbital vỏ hóa trị được phân chia thành và vừa chỉ số hàm GTO sử dụng tổ hợp. Mỗi bộ hàm có thể thêm hàm khuếch tán, phân cực hoặc cả hai. Hàm khuếch tán thường là hàm s- và hàm p- đặt trước chữ G, kí hiệu bằng dấu “+” hoặc “++”; dấu “+” thứ nhất thể hiện việc thêm 1 bộ hàm khuếch tán s và p trên các nguyên tử nặng, dấu “+” thứ hai chỉ ra việc thêm hàm khuếch tán s cho nguyên tử H. Hàm phân cực được chỉ ra sau chữ G, kí hiệu bằng chữ thường (hoặc dấu * và **).

Ví dụ: 6-31G là bộ cơ sở hoá trị tách đôi. Trong đó 6 hàm CGF dùng cho phần lõi được tổ hợp từ 6 nguyên hàm Gauss và 4 nguyên hàm Gauss tổ hợp lại để có 3 hàm CGF dùng cho phần vỏ hoá trị thứ nhất (với C là 2s, 2px, 2py , 2pz), 1 hàm CGF dùng cho phần vỏ hoá trị thứ 2 (với C là 2s’, 2px’, 2py’, 2pz’).

6-311G là bộ cơ sở hoá trị tách ba. 6-31G(d) hay 6-31G*: thêm các hàm d vào các nguyên tử nặng.

6-311G(3df, 2pd): thêm 3 hàm d và 1 hàm f vào nguyên tử nặng và 2 hàm p, 1 hàm d vào nguyên tử hydro.

6-31+G(d): thêm hàm khuếch tán đối với nguyên tử nặng.

6-311++G(d): thêm hàm khuếch tán đối với nguyên tử nặng và hydro.

*Bộ cơ sở phù hợp tương quan (correlation-consistent basis sets):

Dunning và cộng sự đã đề nghị một bộ cơ sở GTO nhỏ hơn mà kết quả đạt được đáng tin cậy. Bộ cơ sở này gọi là phù hợp tương quan (cc: correlation consistent), gồm các loại bộ cơ sở sau: cc-pVDZ, cc-pVTZ, cc- PVQZ, cc-pV5Z và cc-pV6Z (correlation consistent polarized Valence Double/ Triple/ Quadruple/ Quintuple/ Sextuple Zeta). Nhìn chung, các bộ cơ sở trên được hình thành nhờ vào việc thêm các hàm phân cực nhằm tăng không gian để mô tả tốt hơn vị trí phân bố của electron. Những bộ cơ sở cc sau đó được bổ sung những hàm khuếch tán và chúng được ký hiệu aug-cc- pVDZ, aug-cc-pVTZ, aug-cc-pVQZ, aug-cc-pV5Z.

*Bộ cơ sở phù hợp phân cực (polarization-consistent basis sets):

Bộ cơ sở phù hợp phân cực (pc: polarization consistent) được phát triển tương tự như bộ cơ sở phù hợp tương quan (cc), ngoại trừ chúng được dùng chỉ cho phương pháp DFT. Tên gọi cho thấy các bộ cơ sở này chỉ hướng vào việc mô tả sự phân cực của mật độ electron trên nguyên tử hơn là mô tả năng lượng tương quan. Có các loại hàm phù hợp phân cực như sau: pc-0, pc-1, pc- 2, pc-3, pc-4, ký hiệu chung là pc-n. Trị số n ứng với số lượng hàm phân cực có momen góc cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết hydro, cấu trúc và độ bền các phức CH3­­­­­­CHZ∙∙∙nH2O (z= o, s, se, te; n=1, 2, 3) bằng phương pháp hóa học lượng tử (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)