5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Biện pháp kỹ thuật
Đảm bảo vận hành phương thức tối ưu: thường xuyên tính toán kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện. Đảm bảo duy trì điện áp trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng chịu đựng của thiết bị.
Thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật vận hành ngăn ngừa sự cố: Đảm bảo lưới điện không bị sự cố để duy trì kết dây cơ bản có TTĐN thấp.
Kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện ở tình trạng vận hành tốt. Thực hiện kiểm tra bảo dưỡng lưới điện đảm bảo các tiêu chuẩt kỹ thuật vận hành. Hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc, cách điện của đường dây, thiết bị…
Không để các mối nối, tiếp xúc (trên dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị v.v...) tiếp xúc không tốt gây phát nóng dẫn đến tăng TTĐN.
Không để quá tải đường dây, MBA, thường xuyên theo dõi các thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện, hoán chuyển MBA đầy, non tải một cách hợp lý, không để quá tải đường dây, quá tải MBA trên lưới điện.
Thực hiện vận hành kinh tế MBA: Đối với các khách hàng có TBA chuyên dùng mà tính chất của phụ tải hoạt động theo mùa vụ, đơn vị kinh doanh bán điện phải vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm MBA có công suất nhỏ riêng phù hợp phục vụ cho nhu cầu này hoặc cấp bằng nguồn điện hạ thế khu vực nếu có điều kiện để tách MBA chính ra khỏi vận hành.
Không để các MBA phụ tải vận hành tải lệch pha. Định kỳ hàng tháng
đo dòng tải từng pha Ia, Ib, Ic và dòng điện dây trung tính Io để thực hiện cân
pha khi dòng điện Io lớn hơn 15% trung bình cộng dòng điện các pha.
Hạn chế các thành phần không cân bằng và sóng hài bậc cao: Thực hiện kiểm tra đối với khách hàng gây méo điện áp trên lưới điện. Trong điều kiện gây ảnh hưởng lớn đến méo điện áp, yêu cầu khách hàng phải có giải pháp khắc phục.
Từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp (đặc biệt là đối với MBA).