5. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Bài toán bù kinh tế theo phương pháp dòng tiền tệ
Trong đầu tư và vận hành đều có những khoản chi phí và những khoản thu nhập xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong một khoảng thời gian dài. Thường người ta chia khoảng thời gian dài đó thành nhiều thời đoạn, để thuận lợi cho tính toán ta quy ước tất cả các khoản chi, thu trong thời đoạn đều xảy ra ở cuối thời
đoạn. Các khoản chi, thu đó được gọi là dòng tiền tệ. Các khoản chi thường gọi là
dòng tiền tệ âm, các khoản thu thường gọi là dòng tiền tệ dương. Trong mỗi thời đoạn thì: dòng tiền tệ ròng = khoản thu - khoản chi.
Bài toán bù kinh tế không thực hiện ở lưới điện cao áp mà chỉ thực hiện ở lưới trung áp 6-35kV
Kết luận chương 3
TTĐN trên LĐPP gồm tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật (tổn thất về kinh doanh). Hiện nay, công nghệ thông tin đã được áp dụng vào lưới điện, hạn chế những sai sót do con người nên TTĐN phi kỹ thuật đang dần cải thiện. Tuy nhiên, do LĐPP thường xây dựng không đồng bộ, chắp vá nên cần có những giải pháp giảm TTĐN về kỹ thuật phù hợp với lưới điện hiện trạng.
Trong công tác quản lý vận hành LĐPP cần thiết phải tính toán điểm mở tối ưu và thường xuyên theo dõi CSPK để đảm bảo dòng truyền công suất trên các tuyến đường dây phù hợp với phụ tải, làm giảm tổn thất công suất,
mang lại hiệu quả kinh tế do giảm được tổn thất điện năng. Việc tính toán và thay đổi điểm mở tối ưu mang lại hiệu quả nhiều hơn so với việc bù tối ưu CSPK do chỉ thay đổi kết lưới vận hành, ít tốn chí phí đầu tư.
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TRONG GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI HUYỆN PHÙ MỸ