5. Phương pháp nghiên cứu
4.1.4. Tối ưu hóa việc lắp đặt tụ bù (CAPO)
Tối ưu hóa vị trí lắp đặt tụ bù trên lưới sao cho kinh tế nhất (nghĩa là sao cho số tiền tiết kiệm được từ việc đặt tụ bù lớn hơn số tiền phải bỏ ra để lắp đặt tụ bù). CAPO chọn nút cho tụ bù thứ n để số tiền tiết kiệm được là lớn nhất. Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí lắp đặt tụ bù được biểu diễn như ở hình 4.2.
Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán tối ưu hoá vị trí lắp đặt tụ bù (CAPO)
4.1.5. Các bước thực hiện khi ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT
Bước 1:
-Thu thập, xử lý và nhập số liệu lưới điện trên PSS/ADEPT.
-Thu thập các thông số kỹ thuật của lưới điện như: dây dẫn, MBA,…
- Thu thập, xử lý số liệu để xác định các thông số P, Q của các nút tải vào các thời điểm khảo sát.
-Thu thập sơ đồ lưới điện vận hành của các đường dây cần tính toán.
Bước 2:
-Thể hiện lưới điện trên giao diện đồ hoạ của PSS/ADEPT.
và đặt dung lượng định mức tụ cần lắp đặt cho mỗi cụm Tính phân bổ công suất và kiểm
tra điện áp tại tất cả các nút Tính dung lượng bù cần lắp đặt
tại tất cả các nút trên lưới
So sánh dung lượng bù tính ra tại tất cả các nút thoả mãn
điều kiện sau: - SavingsF > CostF - Ui <Ughạn trên(i) SavingsF < CostF Kết quả Yes No
-Phân tích sơ đồ lưới điện, xác định toạ độ các nút.
-Bổ sung thông số thiết bị vào thư viện của phần mềm PSS/ADEPT.
-Nhập số liệu vào các bản số liệu của phần mềm PSS/ADEPT.
-Tách/gộp các sơ đồ.
Bước 3:
Thực hiện các chức năng tính toán lưới điện trên PSS/ADEPT.
4.1.6. Các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán lưới điện
Số liệu đầu vào của phần mềm PSS/ADEPT có thể chia làm hai loại là:
Thông số kỹ thuật về lưới: Số liệu này bao gồm các thông số về đường dây, MBA, tụ bù,… Các số liệu về thông số này hiện có tại hồ sơ quản lý kỹ thuật của đơn vị quản lý vận hành là ĐLPM.
Thông số về phụ tải: Do sự đa dạng và không ổn định của phụ tải nên việc thu thập các thông số về phụ tải rất khó khăn. Thông thường, các phương pháp thu thập đơn giản thì không đảm bảo độ chính xác cao, còn muốn có độ chính xác cao thì việc thu thập sẽ rất khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. Công suất thực tế tại các TBA phụ tải phục vụ trong việc tính toán các chế độ vận hành trong LĐPP huyện Phù Mỹ được thu thập từ chương trình đo xa của hệ thống đo đếm điện năng, thông số vận hành trên LĐPP RF-Spider, DSPM, công suất lấy theo công suất cao điểm ngày vào tháng 5 năm 2019, được trình bày ở phụ lục 1 và phụ lục 2.
4.2. Tính toán, lựa chọn phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện phân phối huyện Phù Mỹ
Các tiêu chí lựa chọn phương thức vận hành cơ bản tối ưu cho LĐPP huyện Phù Mỹ:
Cung cấp điện tin cậy, chất lượng và đảm bảo tính kinh tế trong vận hành, chúng ta có nhiều phương pháp thực hiện, một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng không cần phải bỏ vốn đầu tư nhiều đó là
thay đổi kết lưới trong vận hành. Các thiết bị phân đoạn (các máy cắt recloser, dao cách ly cắt có tải hoặc dao cách ly,...) thường được thay đổi trạng thái (đóng hoặc cắt) để tạo thành các mạng hình tia trong những điều kiện vận hành khác nhau. Việc thay đổi trạng thái các thiết bị phân đoạn sẽ dẫn đến cấu trúc lưới điện thay đổi theo.
Trong phạm vi của luận văn này, do giới hạn về thời gian nên chỉ đi vào tính toán, lựa chọn phương thức vận hành sao cho tổn thất công suất (P) là bé nhất, đồng thời đảm bảo chất lượng điện áp tại các nút.