Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân hai cấp trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực

chính trị, quyền lực nhà nƣớc

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, công tác xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nƣớc trong đó có vấn đề kiểm soát quyền lực luôn luôn đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm. Đặc biệt, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nƣớc dân chủ nhân dân ra đời, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, vấn đề kiểm soát quyền lực nhằm xây dựng Đảng, Nhà nƣớc và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm cho sự bền vững của chế độ và sự thắng lợi của công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội càng đƣợc quan tâm chú ý hơn, bắt đầu từ nhận thức ngày càng rõ hơn về sự cần thiết, ý nghĩa, yêu cầu và phƣơng pháp giải quyết vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị.

Tháng 2-1947, chính quyền nhà nƣớc dân chủ nhân dân non trẻ mới trải qua hơn một năm trong khi đất nƣớc ngổn ngang những khó khăn, thiếu thốn, phức tạp, các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc ở Trung ƣơng phải rút lên Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo và phê bình nghiêm khắc tình trạng “quân phiệt quan liêu”, “óc địa vị”, “tính kiêu ngạo” trong hàng ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nƣớc ở một số địa phƣơng. Trong hai bức thƣ gửi các đồng chí Bắc Bộ và gửi các đồng chí Trung Bộ, Ngƣời đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, những biểu hiện tiêu cực trong cán bộ. Đó là tình trạng: “ Khi phụ trách ở một vùng nào thì nhƣ một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thƣờng, đối với cấp dƣới thì cậy quyền lấn áp. Đối với quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tƣớng, bà tƣớng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dƣới, đoàn thể xa nhân dân” [ 26, t5, tr.88]. Hoặc, “có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh làm cho đƣợc ủy viên này, chủ tịch kia. Còn có những đồng chí chỉ lo ăn ngon, mặc đẹp, lo phát tài, lo chiếm của công làm của tƣ, đạo đức cách mệnh thế nào, dƣ luận chê bai thế nào cũng mặc...” [ 26, t.5, tr. 94]. Đó là biểu hiện của thói quan liêu, đồng thời cũng phản ánh tình trạng buông lỏng, chƣa có cơ chế giải pháp kiểm soát quyền lực trong các cơ quan của chính quyền cách mạng lúc đó. Nhận thấy những biểu hiện tiêu cực ấy sẽ ảnh hƣởng xấu đến sự đoàn kết nội bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, làm cho tổ chức đảng và chính quyền suy yếu, không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng nặng nề và vẻ vang, Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức đảng và chính quyền ở các địa phƣơng trong cả nƣớc phải “mang toàn bộ tinh thần cách mạng” mà sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế đó. Ngƣời chỉ ra một trong những nội dung phải thực hiện nhằm khắc phục những khuyết điểm đó là: “Trong các cơ quan chỉ huy, chọn ngƣời phải đích đáng, quyền hạn phải phân minh, liên lạc phải mật thiết, hợp tác phải chặt chẽ, phải tuyệt đối tránh cái lối lạm quyền, bao biện, xung đột, phù diện và suy tỵ, không phụ trách” [ 26, t.5, tr.95-96]. Đặc biệt,

trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản tháng 10-1947, Hồ Chí Minh nhấn mạnh một cách cụ thể yêu cầu về công tác kiểm tra đối với cán bộ và kiểm soát trong lãnh đạo. Theo Ngƣời, việc kiểm tra công tác đối với cán bộ là một trong 5 “cách đối với cán bộ”, tức là 5 phƣơng pháp bồi dƣỡng, quản lý cán bộ của Đảng. Ngƣời viết: “Kiểm tra – Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhƣng thƣờng kiểm tra để giúp họ họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ƣu điểm” [ 26, t.5, tr.316]. Đó là công việc nội bộ trong tổ chức, hàng ngũ của Đảng. Song với trách nhiệm là ngƣời lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, thì phải dựa vào nhân dân để làm tốt công việc kiểm soát hiệu quả lãnh đạo, đồng thời cũng là kiểm soát quyền lực của tổ chức đảng và cá nhân các cán bộ, đảng viên. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo đúng là cùng với việc “quyết định mọi vấn đề cho đúng”, “phải tổ chức thi hành cho đúng”, còn phải “tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới đƣợc” [26, t.5, tr.325]. Có nghĩa là phải dựa vào dân, lấy dân làm lực lƣợng để thực hiện công việc kiểm soát mới có thể mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Nhất quán với nhận thức về những tác hại của chủ nghĩa cá nhân dẫn đến “phạm nhiều sai lầm”, trong đó có sai lầm, khuyết điểm về lạm dụng quyền lực, mƣu lợi cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu, cùng với giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, “Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ” [ 26, t.15, tr.547]. Những yêu cầu trên đây cũng chính là thuộc trong số những giải pháp, nguyên tắc xây dựng Đảng, kiểm soát những biểu hiện lạm dụng quyền lực trong tổ chức đảng và đảng viên. Trong bản Di chúc để lại trƣớc lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ƣơng đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng nhƣ giữ gìn con ngƣời của mắt mình”.

Và theo Ngƣời, hai phƣơng cách tốt nhất để thực hiện yêu cầu về giữ gìn, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là: Thực hành dân chủ rộng rãi và thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm chỉnh trong Đảng [26, t.15, tr.622].

Quan điểm về kiểm soát quyền lực đƣợc thể hiện thể hiện nhất quán trong nhận thức lý luận cũng nhƣ trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nhấn mạnh: “Chúng ta đã xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nƣớc quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội” [ 10, t.47, tr.791]. Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng cũng nhấn mạnh yêu cầu mọi ngƣời bình đẳng trƣớc pháp luật, phải tôn trọng và chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. “Trong điều kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cƣơng vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gƣơng mẫu trong việc tôn trọng pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải đƣợc xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đƣa ra xét xử theo pháp luật, không đƣợc giữ lại để xử lý “nội bộ”. Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo “lễ”. Hiến pháp quy định: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [ 10, t.47, tr. 803 - 804]. Những yêu cầu này đã làm rõ nhận thức của Đảng về vấn đề tôn trọng, thực thi pháp luật trong xã hội, nội dung cốt lõi của chế độ nhà nƣớc pháp quyền, lấy pháp luật là cơ sở tối cao quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động trong xã hội. Mặt khác, đó còn thể hiện thái độ không khoan nhƣợng đối với những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và sự kiên quyết đấu tranh nhằm loại bỏ sự lạm dụng quyền lực trong bộ máy của Đảng và Nhà nƣớc vì mục đích cá nhân vụ lợi, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

hội (năm 1991) xác định đƣờng lối chung của Đảng về xây dựng, phát triển đất nƣớc, đồng thời cũng chỉ ra phƣơng hƣớng, nguyên tắc chung về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Cƣơng lĩnh 1991 chỉ rõ vai trò, tính chất của Đảng, đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc xây dựng đảng: “lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”, “liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân”, “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” và “tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”. Đối với bộ máy nhà nƣớc, Cƣơng lĩnh 1991 xác định: “Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ƣơng”. Đặc biệt, Cƣơng lĩnh 1991 xác định cơ chế vận hành và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, theo đó, nhà nƣớc Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra yêu cầu phải "cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và HĐND để làm đúng chức năng quy định. Đổi mới tiêu chuẩn đại biểu, chế độ bầu cử và quy chế hoạt động của Quốc hội và HĐND" [8]. Trải qua các kỳ Đại hội, Trung ƣơng Đảng đều nêu ra quan điểm nâng cao chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và của HĐND các cấp; phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND với hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát với cơ quan, tổ chức khác. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định yêu cầu đổi mới đối với HĐND, cụ thể là: "Kiện toàn tổ chức, đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp". "Hoàn thiện những quy định về bầu

cử, ứng cử, về tiêu chuẩn, cơ cấu các đại biểu Quốc hội và HĐND trên cơ sở phát huy dân chủ" [9].

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ các nhiệm kỳ, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng nêu rõ: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp” [10]. Đại hội cũng đặt ra yêu cầu Ðảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn; tăng cƣờng xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức; tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống sự suy thoái, biến chất, tham nhũng, hƣ hỏng. Ðổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của Ðảng và hệ thống chính trị, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới đồng bộ công tác cán bộ; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới phƣơng thức lãnh đạo và lề lối công tác; gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, quan điểm của Đảng tiếp tục đặt ra vấn đề đổi mới tổ chức và và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cấp chính quyền địa phƣơng, trong đó có HĐND các cấp "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi đƣợc phân cấp" [11].

Cương lĩnh xây dựng đất uước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định mối quan hệ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là một trong số những mối quan hệ lớn cần phải nắm vững và giải quyết trong quá trình thực hiện phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển đất nƣớc. Việc giải quyết mối quan hệ này, thực chất cũng là thực hiện cơ chế tổng thể về quản lý xã hội, giám sát quyền lực chính trị, nhằm mục đích bảo đảm sự phát triển bền vững của chế độ xã hội.

Đặc biệt, khái niệm kiểm soát lần đầu tiên đƣợc đƣa vào Cƣơng lĩnh 2011 với ý nghĩa là kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền lực trong cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nƣớc ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nƣớc là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Nhà nƣớc ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện ba quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy tổ chức Nhà nƣớc Việt Nam không chỉ là thống nhất, phân công và phối hợp thực hiện, mà còn phải kiểm soát lẫn nhau. Việc chính thức hóa yêu cầu kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan thực thi các quyền lực cơ bản của Nhà nƣớc không chỉ một bƣớc nhận thức rõ hơn đặc trƣng của mô hình Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn mở đƣờng cho việc tăng cƣờng kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, bảo đảm tích cực hơn cho sự trong sáng, hiệu lực, thể hiện rõ hơn tính chất của Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đến Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia, xác định rõ thêm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định” [12].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục chỉ

thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả” [13]. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về định hƣớng phát triển đất nƣớc giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định “ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nƣớc. Tăng cƣờng công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cƣơng, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nƣớc và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” [13, tr.332, tập II].

Nhƣ vậy, trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết, nội dung, vai trò, ý nghĩa của vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng, phát triển đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nƣớc ta đã xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân hai cấp trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)