Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân hai cấp trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 123 - 138)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Kiến nghị, đề xuất

3.2.6.1. Đối với Quốc hội

Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND không thể nâng cao nếu chỉ cố gắng tăng cƣờng các điều kiện vật chất, năng lực đại biểu HĐND mà không chú trọng tới việc hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát của HĐND. Thực tế hiện nay, mặc dù trong Luật Chính quyền địa phƣơng năm 2015, Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2019, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đã có những quy định làm cơ sở cho HĐND các cấp hoạt động giám sát nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu, còn những mặt hạn chế. Điều này đang là nguyên nhân dẫn đến việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của HĐND của một số ngành, địa phƣơng chƣa đƣợc nghiêm. Việc giám sát của HĐND vì thế cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND các cấp cần đƣợc cụ thể bằng một Luật giám sát của HĐND tập trung vào những vấn đề sau:

- Luật cần phải quy định chi tiết về chế độ báo cáo bao gồm: báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất (báo cáo khi có sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội tác động ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội trên địa bàn hoặc khi HĐND các cấp yêu cầu hoặc Thƣờng trực HĐND các cấp yêu cầu).

- Pháp luật cần quy định rõ ràng về căn cứ để HĐND cấp huyện, cấp xã ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn. Căn cứ vào nội dung chất vấn cần quy định vấn đề nào bắt buộc phải chất vấn bằng văn bản, vấn đề nào có thể vừa bằng văn bản vừa bằng lời nói. Đồng thời, quy định thời hiệu, thời hạn và trách nhiệm xem xét, xử lý những vấn đề trong kết luận giám sát đã nêu, trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn, các chế tài áp dụng khi không thực hiện các nội dung kiến nghị của Đoàn giám sát…

- Kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, trong đó: Điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của Thƣờng trực HĐND trong việc quyết định một số vấn đề cấp thiết giữa 2 kỳ họp HĐND và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; Quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa HĐND cấp huyện với HĐND cấp xã; Quy định cụ thể về cơ chế hoạt động và quy trình giám sát của Tổ đại biểu HĐND các cấp; Bổ sung quy định việc thành lập các Tổ đại biểu HĐND ở xã, phƣờng ở những nơi có điều kiện;

- Tại khoản 3, Điều 53, đề nghị bổ sung quy định thành: “Trƣờng hợp Trƣởng Ban của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì Phó Trƣởng ban có thể hoạt động không chuyên trách” để thuận lợi hơn cho các địa phƣơng trong thực hiện cơ cấu nhân sự các Ban của HĐND.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức UBND ở xã, phƣờng theo hƣớng tăng thêm số lƣợng ủy viên UBND đối với các công chức chuyên môn ở xã, phƣờng. Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng hiện nay, thành viên UBND cấp xã, bao gồm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên Quân sự và Ủy viên Công an là chƣa đảm bảo việc tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng, nhƣ vấn đề tài chính -ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch...

- Việc tăng thêm thành viên UBND cấp xã không làm tăng biên chế mà sẽ giúp cho UBND cấp xã phát huy tốt hơn trí tuệ tập thể trong việc xem xét, quyết định các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền đƣợc đầy đủ, chính xác, nhất là các nhiệm vụ có yêu cầu tính chuyên môn cao.

3.2.6.2. Đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành một số luật nhƣ: Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2019, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND…ban hành quy chế hoạt động của HĐND các cấp; hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động giải trình, chất vấn trong các phiên họp Thƣờng trực HĐND; về trình tự, thủ tục giám sát, việc thành lập Đoàn giám sát của Tổ đại biểu HĐND cấp huyện, xã, giám sát của đại biểu HĐND...

- Đề nghị Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ kịp thời hƣớng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc về tổ chức và hoạt động của HĐND

và Văn phòng HĐND các cấp.

- Nghiên cứu, xem xét ban hành quy định cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND, cơ quan tham mƣu, giúp việc cho HĐND, Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND; chức danh không chuyên trách của HĐND các cấp; chế độ bồi dƣỡng tiếp công dân và xử lý đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo.

- Xem xét, sửa đổi quy định công tác thƣ ký kỳ họp HĐND cấp xã tại khoản 1, Điều 7 Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30/01/2019 theo hƣớng giao cho UBND cấp xã chịu trách nhiệm lựa chọn các công chức chuyên môn thực hiện công tác thƣ ký phục vụ kỳ họp HĐND cấp xã, báo cáo Thƣờng trực HĐND cấp xã xem xét, quyết định. Từ đó giúp các đại biểu HĐND cấp xã tập trung cho việc nghiên cứu, xem xét, quyết định các vấn đề trình tại kỳ họp, phát huy đầy đủ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình mà không bị chi phối bởi các vấn đề nào khác tại kỳ họp.

- Đề nghị tổ chức các Hội nghị tập huấn chuyên đề nâng cao năng lực giám sát, trao đổi kinh nghiệm, công tác bồi dƣỡng kỹ năng hoạt động đối với thành viên các Ban của HĐND các cấp tại các khu vực để trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các địa phƣơng.

3.2.6.3. Đối với Ban Thường vụ thị ủy An Khê

Tiếp tục quan tâm, lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ của HĐND, Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND hai cấp thị xã. Tiếp tục chủ trƣơng thực hiện bố trí Trƣởng các Ban HĐND thị xã là các đồng chí Ủy viên Ban Thƣờng vụ Thị ủy kiêm nhiệm, 02 phó Ban hoạt động chuyên trách để đảm bảo các cơ quan chuyên môn của HĐND thị xã hoạt động chuyên nghiệp, phát huy đầy đủ vai trò, vị thế, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chủ trƣơng ngoài việc mời thủ trƣởng các phòng, ban chuyên môn cùng họp Ban Thƣờng vụ để báo cáo, giải trình các vấn đề lớn về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng có liên quan. Trong

các cuộc họp Ban Thƣờng vụ của cấp ủy khi có các nội dung liên quan cần mời trƣởng của các Ban HĐND cùng cấp tham dự các cuộc họp Ban Thƣờng vụ cấp ủy để báo cáo thẩm tra các nội dung quan trọng, giúp cung cấp thêm các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn để Ban Thƣờng vụ cấp ủy có thêm kênh thông tin, thảo luận, xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng trƣớc khi trình ra kỳ họp HĐND cùng cấp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 luận văn đã tập trung làm rõ một số định hƣớng và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND hai cấp từ thực tiễn hoạt động của HĐND hai cấp thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Phƣơng hƣớng và các nhóm giải pháp đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý luận đã đƣợc làm rõ ở nội dung của chƣơng 1 và kết quả đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND hai cấp ở thị xã An Khê, Gia Lai ở chƣơng 2.

Thị xã An Khê là đơn vị hành chính đô thị loại 4 của tỉnh Gia Lai, là một thị xã vùng cao với diện tích và dân số không nhiều, nhƣng đặc thù trình độ dân trí, vị trí địa lý, địa hình của địa phƣơng trong nhiều năm tới vẫn chƣa thể áp dụng thực hiện mô hình chính quyền đô thị mà sự cần thiết phải tiếp tục duy trì tổ chức HĐND các cấp trong việc đại diện cho nhân dân địa phƣơng tham gia xây dựng chính quyền, nhất là phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử HĐND các cấp đối với hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, đánh giá thực trạng và xây dựng các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hai cấp ở thị xã An Khê có ý nghĩa góp phần hoàn thiện pháp luật và hoạt động thực tiễn của HĐND các cấp trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND hai cấp ở thị xã An Khê, tỉnh Gia lai, tác giả bƣớc đầu rút ra một số kết luận sau:

1. Trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nƣớc nói chung, giám sát của HĐND các cấp nói riêng là nhu cầu tất yếu, góp phần đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân hay nói cách khác quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân thông qua các cơ quan đại diện dân cử ở địa phƣơng. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND kịp thời phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, Nghị quyết của HĐND… trên cơ sở đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý; góp phần phòng chống tham nhũng, tình trạng lạm quyền trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan công quyền nhà nƣớc, các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân làm trong sạch bộ máy chính quyền các cấp.

2. Hoạt động giám sát của HĐND hai cấp ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2021 đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã. Những kết quả hoạt động của HĐND hai cấp thị xã là sự thể hiện xu hƣớng vận động phù hợp với tiến trình cải cách bộ máy nhà nƣớc. Trên thực tế, nơi nào HĐND thực sự loại bỏ đƣợc tính hình thức trong hoạt động, thì đó chính là nhân tố quan trọng giúp UBND cùng cấp tự củng cố, làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. UBND phát huy tốt hiệu lực quản lý điều hành trên các lĩnh vực. HĐND thực hiện đúng vai trò, chức năng theo luật định góp phần vào việc tăng cƣờng cầu nối gắn kết giữa cấp uỷ Đảng đối với chính quyền và nhân dân, giúp cho Nghị quyết của cấp ủy, HĐND sớm đi vào thực tiễn.

3. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND hai cấp ở thị xã An Khê, Gia Lai có những mặt chƣa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Do vậy, để HĐND hai cấp thị xã phát huy hiệu quả hơn nữa công tác giám sát, yêu cầu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và HĐND cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân HĐND từng cấp, Thƣờng trực HĐND, các Ban và từng đại biểu phải đổi mới phƣơng thức hoạt động; không ngừng học hỏi, nghiên cứu nâng cao trình độ, sự hiểu biết, trách nhiệm, bản lĩnh ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của mỗi đại biểu và HĐND các cấp, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng.

4. Trong thời gian nghiên cứu, triển khai thực hiện Luận văn và qua thực tiễn hoạt động, hy vọng những vấn đề nêu ra trong Luận văn này về thực trạng cũng nhƣ các giải pháp sẽ là cơ sở để HĐND hai cấp thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai vận dụng trong quá trình hoạt động thực tiễn ở địa phƣơng; Những giải pháp về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc các cơ quan Trung ƣơng xem xét ban hành hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn, với kinh nghiệm còn ở mức độ nhất định nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các cơ quan, cá nhân có kinh nghiệm và quan tâm về chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Gia Lai ( 2017), Quyết định số 553-QĐ/TU ngày 14/3/2017 về việc ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh.

[2] Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 64 ngày 23/11/1945, Hà Nội.

[3] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

[4] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, tập 17, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

[5] Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 2011.

[6] Nguyễn Đăng Dung (2010), HĐND trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thùy Dƣơng ( 2021) Bàn về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận, thị xã khi tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Nội [http://www.xaydungdang.org.vn/home/dien- dan/2021/14906/ban-ve-hoat-dong-giam-sat-cua-hoi-dong-nhan-dan- quan.aspx

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

[ 9] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

[ 10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[ 11] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

[ 12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.

[ 13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2021.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 47, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[15] Đảng bộ thị xã An Khê ( 2020), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

[16] Nguyễn Nam Hà (2013), Chất lượng hoạt động của HĐND cấp tỉnh theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[17] Nguyễn Hữu Hào ( 2019) Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay - Vấn đề và một số gợi ý giải pháp

http://viewer.tdmu.edu.vn/TraCuuTaiLieuSo2XemChiTiet.aspx?Id=58449. [18] Lê Minh Hậu (2018), Nâng cao năng lực giám sát của HĐND cấp tỉnh

trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay - Luận văn của thạc sĩ Luật học , Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

[19] Hoàng Minh Hội ( 2021) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210811. [20] HĐND thị xã An Khê (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân hai cấp trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 123 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)