Chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá/cây của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 64 - 66)

4. Bố cục luận văn

3.3.4. Chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá/cây của

ngô lai

3.3.4.1. Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây cuối cùng đƣợc tính từ gốc sát mặt đất đến đỉnh cờ, đƣợc tính sau khi trổ cờ 15 ngày. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh trƣởng và khả năng chống đổ của từng giống, đồng thời có ảnh hƣởng tới sự tung phấn và khả năng nhận phấn của cây.

Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, vì vậy khi quần thể ngô có cấu trúc hợp lý sẽ làm tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời, nâng cao hiệu suất quang hợp. Chiều cao cây cuối cùng cũng là một chỉ tiêu quan trọng vì nó liên quan đến tính chống đổ và khả năng cho năng suất của ngô.

Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, số lá/cây đƣợc trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Chiều cao cây cuối c ng, chiều cao đóng bắp và số lá/cây của giống ngô lai

Công thức

Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao đóng bắp Số lá/cây (cm) % so với ĐC (cm) % so với ĐC (lá) % so với ĐC CT1(ĐC) 178,97b 100,00 57,00c 100,00 16,30a 100,00 CT2 174,57b 97,54 59,73bc 104,79 16,77a 102,88 CT3 189,03a 105,62 66,33a 116,37 16,57a 101,66 CT4 187,10a 104,54 63,30ab 111,05 16,60a 101,84 CV (%) 8,08 13,46 7,0 LSD 0,05 7,54 4,24 0,59

Chiều cao cây cuối cùng ở các CT có bón phân KCl khác nhau biến động trong khoảng 174,57 – 189,03 cm, thấp nhất là ở CT2 (174,57 cm), cao nhất ở

CT3 (189,03 cm). So với CT1, chiều cao cây cuối cùng ở CT2 giảm 2,46% , còn ở CT3, CT4 tăng lần lƣợt là 5,62% và 4,54%. Sự sai khác về chiều cao cây cuối cùng ở CT1, CT2 với ở CT3 và CT4 đều có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, bón phân KCl ở mức cao 120 kg K2O/ha (CT3) và 140 kg (CT4) đã làm tăng trƣởng chiều cao cây cuối cùng tốt hơn ở mức bón 90 kg (CT2) và 108 kg K2O/ha (CT1). Điều đó cho thấy bón phân kali ở mức cao thích hợp làm tăng hiệu quả quang hợp, tăng sự tích lũy các chất, dẫn đến làm tăng chiều cao cây.

3.3.4.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp cũng là đặc điểm hình thái quan trọng, liên quan đến năng suất, khả năng chống đổ gãy, cũng nhƣ sâu, bệnh và dịch hại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và có ảnh hƣởng đến quá trình nhận phấn, thụ tinh, từ đó quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao cây rất dễ đổ gãy, ngƣợc lại chiều cao đóng bắp thấp khả năng chống đổ cao hơn, nhƣng quá trình nhận phấn lại gặp khó khăn [20]

Biểu đồ 3.4. Chiều cao cây cuối c ng, chiều cao đóng bắp của cây ngô

Kết quả bảng 3.10 cho thấy CCĐB ở các CT dao động từ 57,0 – 66,33 cm. CCĐB thấp nhất ở CT1 (57,0 cm), cao nhất ở CT3 (66,33 cm). So với 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 CT1(ĐC) CT2 CT3 CT4

Chiều cao cây cuối cùng (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

CT1, CCĐB ở CT2, CT3 và ở CT4 tăng lần lƣợt là 4,79%, 16,37% và 11,05%. Sự sai khác về CCĐB ở CT1 với CT3 và CT4; giữa CT2 với CT3 có ý nghĩa thống kê, còn sự sai khác CCĐB ở CT1 với CT2, ở CT2 với CT4 không có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, ở các công thức bón phân kali khác nhau, sự chênh lệch về CCĐB không lớn, đồng thời CCĐB ở các CT cũng tƣơng ứng với chiều cao cây cuối cùng. Nghĩa là chiều cao cây lớn thì chiều cao đóng bắp cũng lớn.

3.3.4.3. Tổng số lá/cây

Tổng số lá/cây ở các CTTN dao động nằm trong khoảng 16,30 – 16,77 lá. CT có tổng số lá thấp nhất là CT1 (16,3 lá/cây), CT có tổng số lá lớn nhất là CT2 (16,77 lá). So với CT đối chứng, tổng số lá trên cây ở CT2, CT3 và ở CT4 tăng lần lƣợt là 2,88%, 1,66 và 1,84%. Tuy nhiên, sự sai khác về tổng số lá/cây ở các công thức bón phân kali khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)