Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt của giống ngô lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 73)

4. Bố cục luận văn

3.5. Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt của giống ngô lai

Phẩm chất hạt là chỉ tiêu quan trọng đối với giống cây trồng nói chung và giống ngô nói riêng. Tùy theo loại cây trồng mà có các chỉ tiêu phẩm chất đặc trƣng. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ tiến hành phân tích hàm lƣợng chất khô, tinh bột và protein trong hạt. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Hàm lƣợng chất khô, tinh bột và protein trong hạt ngô

Công thức Chất khô (%) Hàm lƣợng tinh bột (% chất khô) Hàm lƣợng protein (% chất khô) CT1(ĐC) 67,28a 35,14 8,31 CT2 66,83a 28,51 7,96 CT3 70,59a 27,94 8,93 CT4 70,14a 35,03 8,71 CV(%) 2,78 LSD0,05 3,82 3.5.1. Chất khô trong hạt

Hàm lƣợng chất khô trong hạt liên quan đến sự tích lũy các chất trong hạt. Ngoài ra, hàm lƣợng chất khô còn phản ảnh chất lƣợng sản phẩm thu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1(ĐC) CT2 CT3 CT4 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Tạ/ha

hoạch, tuy nhiên còn phụ thuộc các chất dinh dƣỡng có trong hạt. Kết quả phân tích ở bảng 3.14 cho thấy hàm lƣợng chất khô ở các công thức thí nghiệm chiếm từ 66,83 – 70,59%. Cụ thể, ở CT1 đạt 67,28%; ở CT2 đạt 66,83%, ở CT3 đạt 70,59% và ở CT4 đạt 70,14%. Sự sai khác về hàm lƣợng chất khô ở các công thức bón phân kali khác nhau chỉ từ 0,45 – 3,21% và không có ý nghĩa thống kê.

3.5.2. Hàm lượng protein và hàm lượng tinh bột tổng số

- Hàm lƣợng tinh bột tổng số giữa các CT có sự khác nhau: Dao động từ 27,94% – 35,14 %, cao nhất ở CT1 (35,14%), tiếp đến ở CT4 (35,03%), rồi đến ở CT2 (28,51%) và thấp nhất ở CT3 (27,94%). Hàm lƣợng tinh bột tổng số ở các CT sai khác từ 0,11% - 7,20%.

- Hàm lƣợng protein trong hạt ở các CT của giống ngô lai dao động từ 7,96% – 8,93%. Trong đó, cao nhất ở CT3 (8,93%), tiếp đến ở CT4 (8,71%), rồi đến CT1 (8,31)% và thấp nhất ở CT2 (7,96%). Hàm lƣợng protein trong hạt ở các CT chỉ sai khác từ 0,22% - 1,03%.

Nhƣ vậy, việc bón phân KCl ở các mức khác nhau cũng có ảnh hƣởng đến sự tích lũy chất khô và tinh bột tổng số, nhƣng ít có ảnh hƣởng đến hàm lƣợng protein tích lũy trong hạt.

3.6. Ảnh hƣởng của phân bón KCl đến khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh hại ngô sâu, bệnh hại ngô

Theo đánh giá của tổ chức FAO cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra cho cây trồng hàng năm là 20 – 30 tỷ đô la (bằng 13 – 14% sản lƣợng), do bệnh gây ra 24 – 25 tỷ đô la (bằng 11 – 12% năng suất). Đặc biệt cây ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu, bệnh phá hoại, đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô thu đƣợc ở các vùng nhiệt đới nhƣ ở nƣớc ta. Các loại sâu, bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trƣởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do

phong trào thâm canh tăng vụ ở nƣớc ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đƣợc áp dụng để trồng cây ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu, bệnh. Nhƣ vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, phòng trừ sâu, bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu, bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, do đó chƣa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt đƣợc tất cả các loại sâu, bệnh hại cây trồng trên đồng ruộng. Vì vậy, phƣơng pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm đƣợc sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo đƣợc an toàn môi sinh và sức khoẻ con ngƣời chính là phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp (IPM). Trong đó, sử dụng giống có khả năng kháng sâu, bệnh và bón phân cân đối, hợp lý là rất quan trọng.

Sâu, bệnh gây hại cũng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại sâu, bệnh hại cây ngô, sâu đục thân và bệnh khô vằn thƣờng gặp hơn cả. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại sâu, bệnh này. Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hƣởng của phân bón KCl đến khả năng chống chịu, sâu bệnh hại ngô, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Tỉ lệ cây ngô bị nhiễm sâu đục thân, bệnh khô vằn, đổ ngã

Công thức Sâu đục thân (%)

CT1(ĐC) 4,8

CT2 5,6

CT3 3,2

CT4 1,6

Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy:

Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis) là loại sâu đục thân gây hại mạch dẫn của thân làm giảm sự vận chuyển nƣớc và các chất dinh dƣỡng lên lá, do đó ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành bắp và năng suất ngô. Qua theo dõi

chúng tôi thấy ở công thức bón phân kali 140 kg K2O/ha tỉ lệ cây bị hại thấp nhất (1,6%), tiếp đến ở CT3 (bón 120 kg) chiếm 3,2% và nhiều nhất ở CT2 (bón 90 kg K2O/ha), chiếm 5,6%.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) gây hiện tƣợng khô cháy lá, cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng quang hợp, làm giảm quá trình đồng hóa tích lũy các chất trong cây. Tuy nhiên, trong thời gian thí nghiệm, trên chân đất mới chƣa đƣợc trồng ngô trƣớc đó nên không thấy xuất hiện bệnh khô vằn.

3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân KCl đối với giống ngô lai

* Chi phí chung cho 1 ha:

1. Giống ngô: 15 kg x 80.000 đ/kg = 1,2 triệu đồng 2. Vôi: 500 kg x 800 đ/kg = 0,4 triệu đồng

3. Phân bón:

- Super lân: 500 kg x 3.000 đ/kg = 1,5 triệu đồng - Urê : 350 kg x 10.000 đ/kg = 3,5 triệu đồng

- Phân chuồng: 8 tấn x 1,0 triệu đ/tấn = 8,0 triệu đồng

- Phân KCl: 10.000 đ/kg x 108 kg = 1,08 triệu đồng (CT1); CT2 (90 kg) = 0,9 triệu đồng; CT3 (120 kg) = 1,2 triệu đồng; CT4 (140 kg) = 1,4 triệu đồng 4. Công lao động: 50 công x 150.000 đ/công = 7,5 triệu đồng

* Tổng chi cho từng CT/1ha

- CT1= 23,180 triệu đồng - CT2 = 23,000 triệu đồng - CT3 = 23,300 triệu đồng - CT4 = 23,500 triệu đồng

* Tổng thu cho từng CT/1ha (giá bán 750.000 đ/tạ) - CT1 = 56,45 tạ x 750.000 đ = 42,337 triệu đồng - CT2 = 55,09 tạ x 750.000 đ = 41,317 triệu đồng

- CT3 = 59,01 tạ x 750.000 đ = 44,257 triệu đồng - CT4 = 62,68 tạ x 750.000đ = 47,010 triệu đồng

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón KCl đối với giống ngô lai đƣợc xác định trên giá trị ngày công và hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ trên các công thức. Giá vật tƣ phân bón và giá bắp, chúng tôi lấy theo giá tại khu vực và tại thời điểm thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế cho sản suất đƣợc thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón KCl đối với giống ngô lai

Công thức Tổng chi (triệu đồng/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Tỉ suất lợi nhuận (lần) CT1(ĐC) 23,180 42,337 19,157 0,83 CT2 23,000 41,317 18,317 0,8 CT3 23,300 44,257 20,957 0,9 CT4 23,500 47,010 23,510 1,0

Số liệu bảng 3.16 cho thấy: Lợi nhuận tính trên 1ha ở các công thức thí nghiệm dao động từ 18,317 triệu đồng đến 23,510 triệu đồng . Lợi nhuận thu đƣợc cao nhất là ở CT4 (bón 140 kg K2O/ha) là 23 triệu 510 nghìn đồng, với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,0 lần cao hơn so với CT1(bón 108 kg) là 0,17 lần.

KẾT LU N VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận

Qua nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất và phẩm chất của giống lai Bioseed 9698 trồng tại Thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Hàm lƣợng diệp lục, nitơ tổng số, chất khô trong lá của giống ngô lai ở các CT bón phân KCl khác nhau sai khác không nhiều.

2. Thời gian sinh trƣởng của giống ngô lai ở các CT bón phân KCl khác nhau dao động từ 105,0 ngày đến 107,33 ngày. Thời gian sinh trƣởng dài nhất là ở CT3 bón 120 kg K2O (107,33 ngày), tiếp đến ở CT4 bón 140 kg K2O (106,67 ngày), ngắn nhất ở CT1 bón 108 kg K2O (105,0 ngày).

3. Chiều cao cây của giống ngô lai ở các CT đạt từ 174,57 – 189,03 cm. Chiều cao cây ở CT3 bón 120 kg K2O đạt cao nhất (189,03 cm), tiếp đến ở CT4 bón 140 kg K2O (187,10 cm), và thấp nhất ở CT2 bón 90kg K2O (174,57 cm) .

4. Số lá trên cây ở các CT đạt từ 16,30 – 16,77 lá, ở CT2 có số lá/cây nhiều nhất, tiếp đến ở CT4, rồi đến ở CT3, thấp nhất là ở CT1.

5. Năng suất thực thu của giống ngô lai ở các CT đạt từ 55,09 – 62,68 tạ/ha, ở CT4 bón 140 kg K2O năng suất thực thu cao nhất (62,68 tạ/ha), tiếp đến ở CT3 bón 120 kg K2O (59,01 tạ/ha), rồi đến ở CT1 bón 108 kg K2O (56,45 tạ/ha), thấp nhất ở CT2 bón 90kg K2O (55,09 tạ/ha).

6. Hàm lƣợng chất khô trong hạt ở các CT bón phân KCl khác nhau đạt từ 66,83 – 70,59%, hàm lƣợng tinh bột tổng số trong hạt đạt từ 27,94 – 35,14%, còn hàm lƣợng protein đạt từ 7,96% - 8,93%, cao nhất ở CT3, thấp nhất ở CT2.

sâu đục thân nhiều nhất (5,6%).

8. Hiệu quả kinh tế ở CT4 (bón 140 kg K2O/ha) đạt cao hơn so với CTĐC (bón 108 kg K2O) là 4,353 triệu đồng; so với CT2 (bón 90kg K2O) là 5,193 triệu đồng; so với CT3(bón 120 kg K2O ) là 2,553 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận ở CT4 cũng đạt cao hơn so với ở các công thức khác, đạt 1,0 lần.

2. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu, kháo sát ảnh hƣởng của phân bón KCl với liều lƣợng cao hơn đối giống ngô lai Bioseed 9698 ở vụ mùa và nhiều địa điểm khác để có kết luận chính xác hơn.

2. Có thể khuyến cao ngƣời trồng ngô ở An Khê sử dụng phân KCl với mức 140 kg K2O/ha để sản xuất giống ngô lai Bioseed 9698 và một số giống ngô khác để đạt năng suất tốt hơn so với mức phân bón 108 kg K2O/ha ngƣời dân đang sử dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Nguyễn Văn Bộ, Mutert E và Nguyễn Trọng Thi (1999), "Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam", Kết quả nghiên

cứu khoa học, quyển 3, tr. 307 - 333.

[2] Nguyễn Văn Bộ (2007). Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Lê Văn Căn (1978), Giáo trình nông hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [4] Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, NXB Đại Học

Quốc Gia, Hà Nội.

[5] Trần Xuân Hạnh (2016), Ảnh hưởng của phân bón KCl và K2SO4 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống tỏi Lý Sơn trồng tại xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐHQN.

[6] Nguyễn Nhƣ Khanh (2008), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục.

[7] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiêp, Cái VănTranh, 1996. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb

GD, 258 tr.

[8] Trần Hữu Miện. (1987). Cây ngô cao sản ở Hà Nội. Nxb Hà Nội.

[9] PGS.TS Trần Văn Minh (2003), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội.

[10] Dƣơng Văn Minh (1999), Giáo trình môn hoa màu, Khoa Nông Nghiệp, đại học Cần Thơ.

[11] Nguyễn Mộng. (1968). Kinh nghiệm thâm canh tăng năng suất ngô miền núi. Nxb Nông thôn.

[12] Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Mạnh Chinh (2008), Trồng – chăm sóc và

phòng trừ sâu bệnh cây ngô, NXB Nông Nghiệp.

[13] Lê Thị Nhung (2012), Ảnh hưởng của KCl đến một số chỉ tiêu sinh lý,

sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) trồng ở Pleiku - Gia Lai, Luận văn thạc

sĩ, Trƣờng ĐHQN.

[14] Niên giám thống kê thị xã An Khê từ năm 2015 – 2019. [15] Niên giám thống kê Gia Lai 2020.

[16] Phạm Đồng Quảng, Lê Quí Tƣờng, Nguyễn Quốc Lý (2005), “Kết quả điều tra giống cây trồng trên cả nƣớc năm 2003 - 2004”, Khoa học công nghệ

nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

[17] Võ Thị Thanh Tâm (2011), Ảnh hưởng của các mức phân bón kali khác

nhau đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây cà Senryou-Nhật Bản (Solanum melongena L.) trồng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐHQN.

[18] Võ Minh Thứ, Đỗ Thị Xuân Hƣơng (2015), Ảnh hưởng của KCl đến năng suất và phẩm chất của cây hành hương (Allium fistusolum L.), Tạp chí Khoa học & Phát triển, số 4, tr 502 -508.

[19] Võ Minh Thứ, Võ Ngọc Khanh (2013), Ảnh hưởng của kali đến một số chỉ tiêu hóa sinh, năng suất và phẩm chất của cây mía (Saccharum offinarum L.), Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, số 21, tr 27-30.

[20] Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô – Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

[21] Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nxb Nghệ An.

[22] Ngô Hữu Tình. (2007). Cây ngô: Nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá

[23] Ngô Hữu Tình. (2009). Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.

[24] Trần Đức Toàn (2010), Kali trong mối quan hệ với cây trồng, Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa.

[25] Lê Thị Trữ (2003), Giáo trình dinh dưỡng khoáng, NXB Giáo Dục.

[26] Vũ Văn Vụ (Chủ Biên), Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2008), Sinh lý

học thực vật, NXB Giáo dục.

[27] Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

TIẾNG ANH

[28] Allen V., Barker, David J., Pilbeam (2007), Handbook of plant nutrition, CRC, Taylor & Francis.

[29] Horst Marchner (1986), Mineral nutrition of higher plant, Institute of plant University of Hohennerm Federal Republic of Germany. [30] Lincoln Taizger 2008. Plant physiology. CRC, America.

[31] Lincoln Taiz, Eduardo Zeiger (1998), Plant physiology,

SinaurAssociates Inc, Publisher, USA.

[32] FAOSTAT.(2012). http://faostat3.fao.org/home/index.html#download>. [33] FAOSTAT.(2016). http://faostat3.fao.org/home/index.html#download>.

INTERNET

[34] Website: Nguồn tài liệu từ : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang.

[35] https://www.customs.gov.vn/default.aspx (2015) [36] http://www.vietrade.gov.vn (2016)

[37] https://vi.wikipedia.org/wiki/PH

[38] http://www.lamdong.gov.vn/cdrom/nnghiep/mun.htm.

[40] http://baconrong.com/phan-kali/1632-vai-tro-cua-kali-doi-voi-cay- trong.html

[41] http://jcsp.org.pk/index.php/jcsp/article/view/1111 [42] http://khuyennong.mard.gov.vn

[43] (http:/www.Thanhnien.com.Vn/ news/ pages/ 200948) [44] http://jcsp.org.pk/index.php/jcsp/article/view/1111 [45] http://ozelacademy.com/OJAS_v2n3_7.pdf

PHỤ LỤC

Hình 3.1. Ngô ở giai đoạn nảy mầm

Hình 3.3. Ngô lai ở giai đoạn 45 ngày sau khi gieo

CÁC SỐ LIỆU XỬ LÍ

Bảng 3.2. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong lá của giống ngô lai qua 2 giai đoạn sinh trƣởng, phát triển

Công thức Số ô Block Giai đoạn trƣớc trổ cờ Giai đoạn hình thành hạt % KL chất khô % Nƣớc % KL chất khô % Nƣớc CT1 (ĐC) 1 17,28754 82,71246 25,50821 74,49179 2 18,40363 81,59637 25,17428 74,82572 3 19,10328 80,89672 23,59333 76,40667 CT2 1 17,69877 82,30123 26,68339 73,31661 2 17,80034 82,19966 27,12909 72,87091 3 18,73321 81,26679 27,20939 72,79061 CT3 1 18,18898 81,81102 26,0612 73,9388 2 18,6677 81,3323 27,96509 72,03491 3 17,54713 82,45287 26,79969 73,20031 CT4 1 19,6639 80,3361 28,38133 71,61867 2 20,77417 79,22583 27,7919 72,2081 3 19,756 80,244 28,46829 71,53171 Statistix 8.0 8/12/2021, 8:41:21 AM

Randomized Complete Block AOV Table for HLNLTTC Source DF SS MS F P BLOCK 2 1.1188 0.55940 CT 3 8.2270 2.74232 6.33 0.0274 Error 6 2.6003 0.43338 Total 11 11.9460 Grand Mean 81.365 CV 0.81

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 0.01970 0.01970 0.04 0.8528 Remainder 5 2.58060 0.51612 Relative Efficiency, RCB 1.00 Means of HLNLTTC for CT CT Mean 1 81.735 2 81.923

3 81.865 4 79.935

Observations per Mean 3 Standard Error of a Mean 0.3801 Std Error (Diff of 2 Means) 0.5375

Randomized Complete Block AOV Table for HLNLSTC Source DF SS MS F P BLOCK 2 0.5259 0.26293 CT 3 18.6300 6.21001 9.70 0.0102 Error 6 3.8409 0.64015 Total 11 22.9968 Grand Mean 73.270 CV 1.09

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 0.79708 0.79708 1.31 0.3043 Remainder 5 3.04382 0.60876 Relative Efficiency, RCB 0.85 Means of HLNLSTC for CT CT Mean 1 75.241 2 72.993 3 73.058 4 71.786

Observations per Mean 3 Standard Error of a Mean 0.4619 Std Error (Diff of 2 Means) 0.6533

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLNLTTC for CT CT Mean Homogeneous Groups

2 81.923 A 3 81.865 A 1 81.735 A 4 79.935 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5375 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.3153 Error term used: BLOCK*CT, 6 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

CT Mean Homogeneous Groups

1 75.241 A 3 73.058 B 2 72.993 B 4 71.786 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6533 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.5985 Error term used: BLOCK*CT, 6 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

Randomized Complete Block AOV Table for TLCKLTTC Source DF SS MS F P BLOCK 2 1.1188 0.55940 CT 3 8.2270 2.74232 6.33 0.0274

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)