4. Bố cục luận văn
3.6. Ảnh hƣởng của phân bón KCl đến khả năng chống chịu một số loạ
sâu, bệnh hại ngô
Theo đánh giá của tổ chức FAO cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra cho cây trồng hàng năm là 20 – 30 tỷ đô la (bằng 13 – 14% sản lƣợng), do bệnh gây ra 24 – 25 tỷ đô la (bằng 11 – 12% năng suất). Đặc biệt cây ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu, bệnh phá hoại, đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô thu đƣợc ở các vùng nhiệt đới nhƣ ở nƣớc ta. Các loại sâu, bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trƣởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do
phong trào thâm canh tăng vụ ở nƣớc ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đƣợc áp dụng để trồng cây ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu, bệnh. Nhƣ vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, phòng trừ sâu, bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu, bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, do đó chƣa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt đƣợc tất cả các loại sâu, bệnh hại cây trồng trên đồng ruộng. Vì vậy, phƣơng pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm đƣợc sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo đƣợc an toàn môi sinh và sức khoẻ con ngƣời chính là phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp (IPM). Trong đó, sử dụng giống có khả năng kháng sâu, bệnh và bón phân cân đối, hợp lý là rất quan trọng.
Sâu, bệnh gây hại cũng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại sâu, bệnh hại cây ngô, sâu đục thân và bệnh khô vằn thƣờng gặp hơn cả. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại sâu, bệnh này. Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hƣởng của phân bón KCl đến khả năng chống chịu, sâu bệnh hại ngô, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Tỉ lệ cây ngô bị nhiễm sâu đục thân, bệnh khô vằn, đổ ngã
Công thức Sâu đục thân (%)
CT1(ĐC) 4,8
CT2 5,6
CT3 3,2
CT4 1,6
Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy:
Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis) là loại sâu đục thân gây hại mạch dẫn của thân làm giảm sự vận chuyển nƣớc và các chất dinh dƣỡng lên lá, do đó ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành bắp và năng suất ngô. Qua theo dõi
chúng tôi thấy ở công thức bón phân kali 140 kg K2O/ha tỉ lệ cây bị hại thấp nhất (1,6%), tiếp đến ở CT3 (bón 120 kg) chiếm 3,2% và nhiều nhất ở CT2 (bón 90 kg K2O/ha), chiếm 5,6%.
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) gây hiện tƣợng khô cháy lá, cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng quang hợp, làm giảm quá trình đồng hóa tích lũy các chất trong cây. Tuy nhiên, trong thời gian thí nghiệm, trên chân đất mới chƣa đƣợc trồng ngô trƣớc đó nên không thấy xuất hiện bệnh khô vằn.