Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện việt tiệp hải phòng năm 2018 (Trang 53 - 101)

3.3.1. Mức đau của đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 150)

Bảng 3.13. Điểm trung bình yếu tố đau của đối tượng tham gia nghiên cứu

Đau của người bệnh

Phạm vi điểm

Khoảng điểm thu

được Điểm trung bình SD

0 - 10 4 - 8 5,78 0,86

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy điểm trung bình của yếu tố đau ở mức trung bình (M = 5,78; SD = 0,86).

Biểu đồ 3.4. Phân bố người bệnh theo mức độ đau

Nhận xét: Số người bệnh có mức độ đau trung bình chiếm tỷ lệ cao (86,7%). Trong khi đó số lượng người bệnh còn đang chịu tình trạng đau nặng chiếm tỷ lệ 13,3%.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

không đau đau nhẹ đau trung bình đau nặng

0% 0%

86,7%

3.3.2. Mức độ lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu (n =150)

Bảng 3.14. Điểm trung bình yếu tố lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu

Lo âu của người bệnh

Phạm vi điểm

Khoảng điểm thu

được Điểm trung bình SD

0 - 21 3 - 18 11,08 3,36

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy điểm trung bình yếu tố lo âu của người bệnh là M = 11,8; SD =3,36.

Biểu đồ 3.5. Phân bố người bệnh theo mức độ lo âu

Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy 100% người bệnh đều có biểu hiện lo âu, chủ yếu người bệnh phản ánh ở mức độ lo âu trung bình (69,3%); 16,0% người bệnh phản ánh ở mức lo âu nhẹ và 14,7% người bệnh phản ánh mức độ lo âu nhiều.

16,0% 69,3% 14,7% lo âu nhẹ lo âu trung bình lo âu nhiều

3.3.3. Mức độ của các yếu tố môi trường chăm sóc (n = 150)

Bảng 3.15. Điểm trung bình của các yếu tố môi trường chăm sóc

Phạm vi điểm Khoảng điểm thu được Điểm trung bình SD

Các yếu tố môi trường

chăm sóc 0 - 36 5 - 28 18,37 5,2

Đo dấu hiệu sinh tồn 0 - 3 0 - 2 1,37 0,69

Thực hiện thuốc 0 - 3 0 - 3 1,72 0,58

Thay đổi tư thế cho người bệnh 0 - 3 0 - 3 2,16 0,53

Hút dịch 0 - 3 0 - 3 1,2 0,86

Ánh sáng đèn điện 0 - 3 0 - 3 1,47 0,68

Tiếng chuông điện thoại 0 - 3 0 - 2 1,42 0,66

Mở truyền hình 0 - 3 0 - 2 0,89 0,59

Tiếng đóng mở thùng rác 0 - 3 0 - 3 0,84 0,6

Tiếng xe đẩy dụng cụ, người bệnh 0 - 3 0 - 3 1,45 0,63

Tiếng ồn từ nhân viên y tế 0 - 3 0 - 2 1,2 0,76

Tiếng ồn từ người bệnh chung

phòng 0 - 3 0 - 3 2,34 0,57

Tiếng ồn từ người nhà 0 - 3 0 - 3 2,26 0,56

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng trên cho thấy điểm trung bình của các yếu tố môi trường chăm sóc là M = 18,37; SD = 5,2. Trong đó yếu tố “ tiếng ồn từ người bệnh chung phòng” được người bệnh phản ánh với điểm trung bình cao nhất (M = 2,34; SD = 0,57), sau đó đến “ tiếng ồn từ người nhà chăm sóc người bệnh” (M = 2,26; SD = 0,56), “thay đổi tư thế cho người bệnh trong đêm” cũng là yếu tố đứng thứ 3 được người bệnh phản ánh (M = 2,16; SD = 0,53).

Biểu đồ 3.6. Phân loại mức độ ảnh hưởng của môi trường chăm sóc

Nhận xét: 100% người bệnh đều chịu ảnh hưởng từ môi trường chăm sóc, trong đó

hầu hết người bệnh chịu tác động ở mức độ trung bình (75,3%), tiếp đến là số người bệnh chịu tác động ở mức thấp (16,7%), còn lại là số người bệnh chịu tác động của các yếu tố môi trường chăm sóc ở mức cao (8,0%).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% không ảnh

hưởng ảnh hưởng thấp ảnh hưởng trung bình

ảnh hưởng cao 0%

3.3.4. Mức độ vị trí không thoải mái của đối tượng tham gia nghiên cứu (n =150)

Bảng 3.16. Điểm trung bình yếu tố vị trí không thoái mái của đối tượng tham gia nghiên cứu Vị trí không Thoải mái của người bệnh Phạm vi điểm

Khoảng điểm thu

được Điểm trung bình SD

20 - 120 80 - 109 93,68 5,56

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy điểm trung bình yếu tố không thoải mái của người bệnh sau khi phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới ngày thứ 4 được phản ánh với M =93,68; SD = 5,56.

Bảng 3.17. Phân bố người bệnh theo mức độ của vị trí không thoái mái

Mức độ vị trí không thoải mái Số lượng người bệnh Tỷ lệ %

Vị trí không thoải mái ở mức thấp 0 0,0

Vị trí không thoải mái ở mức trung bình 20 13,3

Vị trí không thoải mái ở mức cao 130 86,7

Tổng 150 100,0

Nhận xét: Số người bệnh phản ánh có vị trí không thoải mái ở mức độ cao chiếm tỷ lệ 86,7%. Số người bệnh phản ánh vị trí không thoải mái ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 13,3%. Không có bất kỳ người bệnh nào phản ánh vị trí không thoải mái ở mức thấp khi nằm viện.

3.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố đau, lo âu, môi trường chăm sóc và vị trí không thoái mái với rối loạn giấc ngủ.

Bảng 3.18. Sự tương quan giữa các yếu tố đau, lo âu, yếu tố môi trường chăm sóc và vị trí không thoải mái với rối loạn giấc ngủ (n = 150)

Biến độc lập

Biến phụ thuộc Rối loạn giấc ngủ

r p

Đau 0,626* 0,000

Lo âu 0,654* 0,000

Yếu tố môi trường chăm sóc 0,473* 0,000

Vị trí không thoải mái 0,30* 0,000

* = p< 0,01

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy các yếu tố đau, lo âu, vị trí không thoải mái và yếu tố môi trường chăm sóc có tương quan thuận với rối loạn giấc ngủ (r > 0; p< 0,01). Hay nói cách khác mức độ của các yếu tố trên càng cao sẽ càng làm cho tình trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh càng tăng và ngược lại. Tiến hành đưa các biến trên vào phân tích mô hình hồi quy.

Bảng 3.19. Các giá trị thống kê hồi quy đa biến giữa rối loạn giấc ngủ và các yếu tố đau, lo âu, yếu tố môi trường chăm sóc, vị trí không thoải mái (n = 150)

Biến độc lập

Biến phụ thuộc Rối loạn giấc ngủ

B β p

Đau 1,406* 0,296 0,000

Lo âu 0,477* 0,394 0,000

Yếu tố môi trường chăm sóc 0,062** 0,085 0,170

Vị trí không thoải mái 0,11** 0,141 0,046

Constant= 25, 93; R- square= 0,535

* = P < 0,01; ** = P < 0,05

Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy lo âu là yếu tố dự báo rối loạn giấc ngủ mạnh mẽ nhất (β = 0,394, P < 0,01) tiếp đến là yếu tố đau (β = 0,296, P < 0,01), dự báo yếu nhất là yếu tố vị trí không thoải mái (β = 0,141, P < 0,05) . Tuy nhiên trong nghiên cứu này, sự dự báo của yếu tố môi trường chăm sóc đối với rối loạn giấc ngủ là chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

53,5% độ biến thiên của rối loạn giấc ngủ được giải thích bởi các yếu tố: đau, lo âu và vị trí không thoải mái.

Phương trình hồi quy

Rối loạn giấc ngủ = 25, 93 + 0,477* lo âu + 1,406* đau + 0,11** vị trí không thoải mái.

Dựa vào phương trình hồi quy cho thấy khi mẫu tăng 1 điểm lo âu sẽ tăng 0,477 điểm trong tổng số điểm rối loạn giấc ngủ. Tăng 1 điểm đau sẽ tăng 1,406 điểm trong tổng số điểm rối loạn giấc ngủ và khi tăng 1 điểm vị trí không thoải mái sẽ tăng lên 0,11 điểm trong tổng số điểm mệt mỏi.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu

4.1.1. Tuối của đối tượng tham gia nghiên cứu

Tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy đa số người bệnh nằm ở 2 nhóm tuổi: 18 – 35 (42,0%) và 36 -55 (40,7%), nhóm tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ ít (17,3%). Tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu là 43,77 ± 16,3.

Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu có tuổi nằm trong khoảng 18- 55 (82,7%), được giải thích rằng đây là độ tuổi tham gia vào lực lượng lao động chính của xã hội nên họ có nguy cơ đối mặt với tai nạn giao thông và tai nạn lao động nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với 1 số nghiên cứu trong nước:

Mai Bá Hải (2015) nghiên cứu trên 82 người bệnh tại bệnh viện Đại học Huế, tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 18 – 55 chiếm tỷ lệ 79,2 % và độ tuổi trung bình là 39,37 ± 15,11[44]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) trên 80 người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, độ tuổi trung bình là 38,25 ± 11,92 [48].

Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi 18 – 35 chiếm tỷ lệ cao 97,7 %, và tuổi trung bình là 34,09 ± 10,09 [52].

Trong nghiên cứu của Mayda và cộng sự (2014) tuổi trung bình của người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương là 33,6 [45].

4.1.2. Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu

Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới nhưng không đáng kể, nam giới chiếm tỷ lệ 51,3% , nữ giới chiếm 48,7%.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Jennie Ponsford, PhD và cộng sự (2008) với tỷ lệ nam giới là 55,5 % và nữ giới là 44,5 % [34].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu, trong các nghiên cứu thì tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn:

Nghiên cứu của Mai Bá Hải (2015), tỷ lệ nam giới là 64,4 %, nữ giới là 35,6 % [44]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ nam giới là 57,8 %, nữ giới là 42,2% [52]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), tỷ lệ nam giới là 78,8 %, nữ giới là 21,2 % [48].

4.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu

Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ 3.1 cho thấy người bệnh có trình độ phổ thông là chủ yếu chiếm 70,7 %, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn dưới bậc tiểu học chiếm 1,3%.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu khác:

Nghiên cứu của Mai Bá Hải (2015) có 70,7 % người bệnh có trình độ phổ thông và 2,3 % không có trình độ học vấn [44]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,0%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học 1,1% [52]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,7%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học chiếm 2,4% [48].

4.1.4. Tình trạng hôn nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu đã kết hôn chiếm 66,7 %, kết quả này có sự tương đồng với 1 số nghiên cứu:

Phan Thị An Dung (2016), người bệnh đã kết hôn chiếm 67,8% [52]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), người bệnh đã kết hôn chiếm 70,0% [48].

Kết quả nghiên cứu có sự khác biệt với nghiên cứu của Mai Bá Hải (2015) tỷ lệ người bệnh đã kết hôn chiếm 61,0% [44].

4.1.5. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu

Trong nghiên cứu, nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là công nhân và làm những công việc khác, chiếm tỷ lệ 74,0%. Nhóm người bệnh thất nghiệp chiếm 20,7%, tỷ lệ học sinh sinh viên thấp nhất với 5,3%.

Mai Bá Hải (2015), tỷ lệ người bệnh là công nhân và thuộc nhóm ngành nghề khác chiếm 68,3 %, tỷ lệ người bệnh thất nghiệp là 19,5% [44]. Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia vào nghiên cứu cũng chiếm tỷ lệ thấp chỉ 5,3% [52].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) thì tỷ lệ người bệnh thất nghiệp có phần cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 26,7% và nhóm người bệnh là công nhân và làm những công việc khác lại thấp hơn, chiếm 65,6 % [52].

4.1.6. Thu nhập của đối tượng tham gia nghiên cứu

Thu nhập của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ 3.2 cho thấy số người bệnh có mức thu nhập từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 36%, tiếp đó là nhóm người bệnh có thu nhập trên 5.000.000 đồng với tỷ lệ 30,7%, nhóm người bệnh có thu nhập dưới 2.000.000 chiếm 24% và cuối cùng là nhóm người bệnh có thu nhập từ 2.000.000 đến 3.000.000 với 9,3 %.

Với mức thu nhập này cũng phù hợp với nghề nghiệp và độ tuổi của nhóm người bệnh tham gia nghiên cứu. Những người có thu nhập dưới 2.000.000 chủ yếu là nhóm người bệnh làm nông dân, sinh viên vừa học vừa làm và những người cao tuổi sống nhờ vào lương hưu hoặc trợ cấp xã hội. Với những người đang trong độ tuổi lao động thì có các mức thu nhập khác nhau phụ thuộc vào từng vì trí việc làm mà họ đang đảm nhận.

4.1.7. Nguyên nhân gây thương tích của đối tượng tham gia nghiên cứu

Theo kết quả phân tích trong nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy, nguyên nhân người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới do tai nạn giao thông chiếm chủ yếu với tỷ lệ 76,7%, tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 14,0% và tai nạn sinh hoạt với tỷ lệ thấp nhất 9,3%.

Trong nghiên cứu này không loại trừ bất kể nguyên nhân nào dẫn đến gẫy xương chi dưới ở người bệnh do đó kết quả thu được có phần khác với các nghiên cứu khác, trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) và Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) thì 100% số người bệnh tham gia nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến gẫy xương chi dưới là do tai nạn giao thông [48], [52].

4.1.8. Vị trí gẫy xương của đối tượng tham gia nghiên cứu

Qua kết quả được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy Số người bệnh gẫy xương đùi có tỷ lệ cao nhất (52,0%) trong đó ở tại thân xương đùi chiếm 30,0% và ở cổ xương đùi là 22,0%. Số người bệnh bị gẫy thân xương cẳng chân là 40,7%, gẫy xương mâm chày chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,3%. Kết quả nghiên cứu có sự khác biệt với một số nghiên cứu:

Vị trí gẫy xương đùi trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) với 43,3% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) với 35,0%. Gẫy ở xương cẳng chân trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) có tỷ lệ 56,7 %, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) với tỷ lệ 65,0% [48], [52].

4.1.9. Phương pháp phẫu thuật của đối tượng tham gia nghiên cứu

Loại phẫu thuật được trình bày ở biểu đồ 3.3 cho thấy chủ yếu người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp cố định trong với tỷ lệ 75,3% và tỷ lệ người bệnh được điều trị theo phương pháp cố định ngoài là 24,7%.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) tỷ lệ người bệnh được điều trị theo phương pháp cố định trong là 72,2% và điều trị bằng phương pháp cố định ngoài là 27,8% [52].

Tuy nhiên nghiên cứu có kết quả cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) với 62,2% người bệnh được điều trị theo phương pháp cố định trong và 37,8% người bệnh điều trị theo phương pháp cố định ngoài. Nhưng kết quả nghiên cứu lại thấp hơn so với của Mai Bá Hải (2015) với 84,1% số người bệnh được điều trị theo phương pháp cố định trong [44], [48].

4.2. Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu

4.2.1. Mức độ rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu

Mức độ rối loạn giấc ngủ trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.11 cho thấy điểm trung bình rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ở mức cao (M = 47,2; SD = 4,07).

Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2015), khi mức độ rối loạn giấc ngủ của người bệnh cũng ở mức cao (M= 44,7; SD = 5,80) [52]. Ngoài ra cũng phù hợp với phát hiện của Chouchou và cộng sự ( 2014) đã cho rằng người bệnh bị rối loạn giấc ngủ ở mức độ cao 3 đến 4 đêm sau phẫu thuật và có thể kéo dài lâu hơn thế thậm chí là một vài tuần [20]. Ngoài ra, Buyukyilmaz và cộng sự (2011), Yilmaz và cộng sự (2012) cũng báo cáo mức độ rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình ở mức cao [13], [64].

Phát hiện nhóm nghiên cứu có phần cao hơn so với một số các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của Tranmer và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 110 người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình ở bệnh viện thực hành của một trường Đại học Đông Nam Ontario, Canada cho thấy mức độ rối loạn giấc ngủ của người bệnh ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện việt tiệp hải phòng năm 2018 (Trang 53 - 101)