Một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện việt tiệp hải phòng năm 2018 (Trang 26)

thuật chỉnh hình xương chi dưới

Như đã đề cập trên, dựa trên các tài liệu về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới, có nhiều yếu tố liên quan đến hiện tượng này. Tuy nhiên, đau, tư thế không thoải mái, lo âu và những ảnh hưởng từ môi trường chăm sóc là những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất trong thời kỳ sau phẫu thuật chỉnh hình [44], [52].

1.3.1. Đau

1.3.1.1. Định nghĩa

Đau là triệu chứng khó chịu phổ biến nhất xảy ra sau phẫu thuật chỉnh hình. Hiệp hội Nghiên cứu Đau Quốc tế (IASP) đã xác định: Đau là cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để điều trị.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: Đau là một trạng thái khó chịu về cảm giác và cảm xúc, có liên quan đến những tổn thương thực thể hay tiềm tàng của cơ thể hoặc là sự thể hiện của chính tổn thương đó.

Đau sau phẫu thuật đã được xác định như là một kết quả của thủ thuật rạch da, thao tác trên mô, tạo vết thương trong quá trình phẫu thuật và tình trạng đau sẽ giảm dần theo sự hồi phục của vết mổ [30].

1.3.1.2. Đau sau phẫu thuật chỉnh hình xương

Bằng chứng cho thấy cơn đau dữ dội được thấy rất thường xuyên trong 1 đến 2 ngày sau phẫu thuật là của các thủ thuật phẫu thuật chỉnh hình, thường liên quan đến việc sửa chữa cơ và xương [51].

Ngoài ra, Sommer và cộng sự (2008) chỉ ra rằng người bệnh với các thủ thuật chỉnh hình khác nhau đã báo cáo kinh nghiệm về đau ở mức độ vừa phải đến nặng (34-84%) sau phẫu thuật chỉnh hình [57].

qua các thủ thuật phẫu thuật chỉnh hình ở chi dưới. Trong khoảng từ 20 đến 71% trong nhóm người bệnh này đã trải qua từ đau vừa đến đau nặng trong thời gian 1- 4 ngày sau phẫu thuật [57].

1.3.1.3. Mối liên quan giữa triệu chứng đau và rối loạn giấc ngủ

Mối tương quan giữa đau và rối loạn giấc ngủ còn được chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Büyükyilmaz và cộng sự [13]. Trong nghiên cứu của Cremeans-Smith J.K và cộng sự (2006) cho thấy sự tác động của yếu tố đau lên và rối loạn giấc ngủ [22].

Trong một nghiên cứu của Pasero và McCaffery (2008) đã khẳng định rằng đau là yếu tố xảy ra trên tất cả những người bệnh sau mổ chỉnh hình xương, đó là kết quả của các vết cắt đứt da, cơ và sửa chữa lại xương bị gẫy [51] . Bên cạnh đó, Cremeans-Smith và cộng sự đã giải thích rằng đau đã góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ của người bệnh thông qua các cơ chế bao gồm: Trì hoãn giấc ngủ khởi phát, tăng số lần bị thức giấc do đau và ngủ ít hơn mỗi đêm [22].

Trong nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau mổ chỉnh hình của Mai Bá Hải (2015) cho thấy rằng đau có một mối tương quan cao với chất lượng giấc ngủ của người bệnh [44].

Bên cạnh đó Phan Thị An Dung (2016) khi nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ trên người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới đã chỉ ra rằng đau có mối liên quan mật thiết đến rối loạn giấc ngủ [52].

1.3.2. Lo âu

1.3.2.1. Định nghĩa

Theo Lazarus (1991), lo âu được gọi là cảm xúc căng thẳng và thường được coi là nền tảng của bệnh tâm thần và là một trong những yếu tố tâm lý liên quan đến cảm giác căng thẳng về an toàn, lo âu về kết quả điều trị hoặc kinh tế [41].

1.3.2.2. Mối liên quan giữa lo âu với rối loạn giấc ngủ

Ở người bệnh sau phẫu thuật, bằng chứng cho thấy lo âu có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém [23], [25], [44]. Đối với người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình, lo âu thường xảy ra ở khoảng 50% người bệnh [59].

Một nghiên cứu với sự góp mặt của 56 người bệnh trải qua sự lo âu sau phẫu thuật thoái hóa khớp hông hoặc đầu gối thấy rằng người bệnh lo âu nhất ngày thứ 2 sau phẫu thuật và vẫn lo âu cho đến ngày thứ 5 sau phẫu thuật [49].

Hoge va cộng sự (2011) đã nghiên cứu về vai trò của sự lo âu trong rối loạn giấc ngủ, phát hiện này cho thấy mức độ nghiêm trọng của lo âu ảnh hưởng đến sự mất ngủ của người bệnh [32].

Từ đánh giá các nghiên cứu cho thấy lo âu là một trong những các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ ở các quần thể khác nhau, bao gồm cả người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình [23], [25].

Ngoài ra, một nghiên cứu về đặc điểm giấc ngủ của người bệnh trải qua phẫu thuật bao gồm cả người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình cho thấy rằng những người bệnh có trạng thái lo âu nhiều hơn cũng gặp nhiều khó khăn khi ngủ (p = 0,009) [36].

Tương tự, một nghiên cứu gần đây tiến hành tại một bệnh viện đa khoa Trung Quốc được điều tra rối loạn giấc ngủ và các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ của 397 người bệnh nội trú (254 người bệnh mắc bệnh nội khoa và 123 người bệnh sau phẫu thuật). Các tác giả nhận thấy rằng 45,6% người bệnh có giấc ngủ kém trong khi nằm viện và yếu tố chính gây rối loạn giấc ngủ là những lo âu về bệnh tật [42].

Các nhà nghiên cứu đã kiểm ra mối quan hệ của sự lo âu và rối loạn giấc ngủ, kết quả cho thấy mối quan hệ đáng kể rối loạn giấc ngủ và lo âu [14]. Trong nghiên cứu của Mai Bá Hải (2015), chất lượng giấc ngủ và lo âu cũng có mối quan hệ cao [44].

1.3.3. Vị trí không thoải mái

1.3.3.1. Định nghĩa

Kocalba (2003) giải thích rằng vị trí thoải mái xảy ra khi người bệnh cảm thấy tự do di chuyển bất cứ khi nào họ muốn hoặc ở những tư thế thuận lợi và thực hiện các hoạt động mà họ mong muốn [37]. Do đó, vị trí không thoải mái ở đây được định nghĩa là cảm giác không thoải mái hoặc khó chịu vì thiếu vị trí thuận lợi, khó khăn trong việc duy trì các hoạt động và sinh hoạt mong muốn [60].

1.3.3.2. Mối liên quan giữa vị trí không thoải mái với rối loạn giấc ngủ

Các bằng chứng chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ là một khiếu nại thường xuyên của người bệnh đang nằm viện và có thể nguyên nhân là do không có vị trí thoải mái [56].

Ngoài ra, nghiên cứu của Lane và East (2008) về rối loạn giấc ngủ của các người bệnh phẫu thuật tại một bệnh viện cho thấy rằng trong suốt thời gian hậu phẫu, người bệnh không thể có một vị trí thoải mái và khó thay đổi tư thế do đau tại vị trí phẫu thuật [40].

Một lí do khác, trên chân bị phẫu thuật của người bệnh còn gắn một số dụng cụ như: Dụng cụ gắn cố định bên ngoài hoặc dụng cụ cố định bên trong [43].

Những điều đó đã làm cho người bệnh không có một vị trí thoải mái trên giường khi bất động và đã ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của họ [40].

Theo nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) trên đối tượng người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới cho thấy vị trí không thoải mái khi bất động có mối liên quan mật thiết với rối loạn giấc ngủ [52].

Do đó, vị trí không thoải mái khi bất động cũng là một yếu tố quan trọng có thể gây rối loạn giấc ngủ của người bệnh trải qua phẫu thuật chỉnh hình.

1.3.4. Yếu tố môi trường chăm sóc

1.3.4.1. Định nghĩa

Các yếu tố từ môi trường chăm sóc được đề cập đến là bất kì yếu tố nào gây rối loạn giấc ngủ của người bệnh trong đêm kể cả những thủ thuật của điều dưỡng, các âm thanh phát ra từ các thiết bị điều trị, tiếng ồn từ người nhà và nhân viên y tế.

1.3.4.2. Mối liên quan giữa yếu tố môi trường chăm sóc với rối loạn giấc ngủ

Môi trường bệnh viện là một nơi đặc biệt để người bệnh có một giấc ngủ tốt là thách thức rất lớn đối với nhân viên y tế. Người bệnh thường phàn nàn về giấc ngủ không đạt yêu cầu do tác động từ các yếu tố môi trường chăm sóc. Theo một số các nghiên cứu cho thấy các yếu tố từ môi trường bên ngoài thường ức chế ngủ của người bệnh bao gồm: Tiếng nói chuyện, âm thanh từ truyền hình, điện thoại di động, điện thoại bàn, những người bệnh nằm cùng phòng, ánh sáng,… [20], [21].

người bệnh nhập viện về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ cho thấy một kết quả tích cực tương quan giữa rối loạn giấc ngủ và các yếu tố môi trường như các can thiệp điều dưỡng, xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, đo dấu hiệu hiệu sinh tồn, thực hiện các loại thuốc, điện thoại của nhân viên y tế, điện thoại cạnh giường ngủ và tivi [10].

Tương tự, một nghiên cứu can thiệp thử nghiệm không ngẫu nhiên khác đã kiểm tra liệu thời gian yên tĩnh và điều kiện nghỉ ngơi có cải thiện giấc ngủ cho người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương (n = 299) và kết quả cũng chỉ ra rằng, đã có tương quan đáng kể giữa mức độ tiếng ồn (đo bằng máy đo mức âm thanh kỹ thuật số) và số người bệnh tỉnh ngủ và ngủ [29].

1.4. Khung nghiên cứu

Một số yếu tố liên quan Vấn đề nghiên cứu

Sơ đồ 1.2. Khung nghiên cứu

1.5. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Việt Tiệp là bệnh viện hạng I, có địa chỉ tại số 1 đường Nhà Thương, quận Lê Chân, Hải Phòng. Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh/ thành lân cận khác, hàng năm bệnh viện khám cho khoảng 310.000 lượt người bệnh, thực hiện 15.000 ca phẫu thuật, 110.000 thủ thuật và 700.000 tiêu bản. Ngoài ra, bệnh viện còn thực hiện các chức năng khác như: Đào tạo cán bộ y tế; là cơ sở thực hành của trường Đại học Y dược

Đau

Lo âu

Vị trí không thoải mái

Yếu tố môi trường chăm sóc

Hải Phòng, trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; phòng bệnh; hợp tác quốc tế...

Bệnh viện hiện đang có 1900 giường bệnh thực kê/1000 giường kế hoạch, 55 khoa/phòng và trung tâm. Số nhân viên tham gia vào việc thực hiện hoạt động của bệnh viện là 1414, trong đó có 292 bác sỹ (03 phó giáo sư, 17 tiến sỹ, 92 thạc sỹ, 30 BSCKII, 56 BSCKI và 94 BS), 58 dược sỹ, 621 điều dưỡng viên (03 thạc sỹ, 89 đại học, 111 cao đẳng, 418 trung học) và 177 kỹ thuật viên.

Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải phòng có chức năng chính trong điều trị và chăm sóc người bệnh có liên quan đến các chấn thương xương và chỉnh hình. Những kỹ thuật được thực hiện tại khoa bao gồm: Phẫu thuật thay khớp, nội soi khớp, tạo hình dây chằng chéo, kết hợp xương, chỉnh hình các dị tật bẩm sinh… Hiện khoa có 85 giường bệnh và số lượng nhân viên của khoa là 27, trong đó có 9 bác sỹ tham gia điều trị (01 BSCKII, 02 tiến sỹ, 01 thạc sỹ và 05 bác sỹ), 18 điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh (05 cử nhân điều dưỡng, 13 điều dưỡng trung cấp).

Năm 2017, trung bình một tháng tại khoa có khoảng từ 50 đến 60 ca phẫu thuật chỉnh hình điều trị gẫy xương chi dưới. Trong số có 664 ca được phẫu thuật số người bệnh chỉnh hình xương đùi là 215 (32,38%), chỉnh hình xương cẳng chân là 142 người (21,38%), chỉnh hình mâm chày là 102 người (15,36%), phẫu thuật cổ xương đùi 205 người ( 30,88 %) và có xu hướng tăng lên so với những năm trước.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới (bao gồm: Kết hợp gẫy xương đùi, gẫy xương cẳng chân, gẫy mâm chày, gẫy cổ xương đùi hoặc thay khớp háng) được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu

- Người bệnh trên 18 tuổi.

- Người bệnh không có tiền sử bệnh trầm trọng (ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh tim…).

- Người bệnh có đủ khả năng giao tiếp, đọc và viết tiếng Việt. - Người bệnh sau phẫu thuật ngày thứ 4.

- Người bệnh không có những biến chứng sau phẫu thuật.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Người bệnh đa chấn thương.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

- Thời gian lấy số liệu: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2018.

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

2.4. Cỡ mẫu

Chọn toàn bộ người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới đang điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2018.

Trong 04 tháng đã lựa chọn được 150 người bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện được lựa chọn áp dụng trong quá trình chọn mẫu. Trong mỗi ngày, những người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được lựa chọn, việc thu thập thông tin sẽ được tiến hành tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng trong khoảng thời gian 4 tháng.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

- Khi lựa chọn được người bệnh đủ tiêu chuẩn, nhóm nghiên cứu gặp mặt và thông báo, giải thích cho người bệnh về mục đích, phương pháp cũng như thủ tục tiến hành. Sau khi người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu, sẽ cho người bệnh kí vào phiếu đồng thuận.

- Người bệnh sẽ được phát 1 bộ câu hỏi, sau đó nhóm nghiên cứu sẽ hướng dẫn để người bệnh hoàn thành được bộ câu hỏi đó. Nhóm nghiên cứu sẽ có mặt bên cạnh người bệnh để trả lời những thắc mắc về bộ câu hỏi. Nếu người bệnh có các biểu hiện khó chịu hoặc không đủ sức khỏe để trả lời tại thời điểm đó thì sẽ tạm thời dừng lại cho đến khi họ sẵn sàng.

- Các thông tin cần thu thập từ HSBA, nhóm nghiên cứu sẽ lấy thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi.

- Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi, nhóm nghiên cứu kiểm tra lại các thông tin người bệnh tự điền trong bộ câu hỏi và các thông tin thu thập được từ HSBA để tránh bỏ sót câu trả lời.

- Dữ liệu sẽ được mã hóa trên phần mềm SPSS 20.0 để chuẩn bị cho việc phân tích và xử lý số liệu.

2.7. Các biến số nghiên cứu

2.7.1. Nhóm biến số về nhân khẩu học

Các biến số

nghiên cứu Định nghĩa Loại biến Cách thức đo lường

Tuổi Từ khi sinh đến thời điểm hiện tại (tính bằng năm).

Biến rời rạc

Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

Giới tính Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới.

Biến định danh

Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Trình độ học vấn

Là cấp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh từng theo học.

Biến thứ bậc

Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Tình trạng hôn nhân

Là mối quan hệ hiện tại của người bệnh với 1 người khác giới mà được pháp luật công nhận.

Biến định danh

Người bệnh tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Nghề nghiệp

Một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện việt tiệp hải phòng năm 2018 (Trang 26)