3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS nhằm hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học là không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức, khái niệm, mà điều quan trọng phải biến các yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống của học sinh.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS, từ những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn quản lý. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của địa phương, nhà trường. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được, còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý, phải tổng kết thực tiễn quản lý và từ thực tiễn quản lý để đề xuất.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được
những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành cụ thể là đảm bảo tính liên tục trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm; đồng thời phát huy được mặt tích cực của biện pháp đã có, bổ sung thêm các biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại và chiều hướng phát triển các biện pháp trong những năm tới. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế phát triển của giáo dục.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm của chức năng nhiệm vụ của Sở GD&ĐT, việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng. Đảm bảo tính khả thi đề xuất các biện pháp đòi hỏi biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nhà trường. Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của HS.
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG