Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 97 - 107)

BIỆN PHÁP

3.4.1. Vài nét về công tác khảo nghiệm

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS trong những năm qua, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý trong giai đoạn đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Để khẳng định giá trị hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi đã khảo nghiệm giá trị của các biện pháp theo quy trình:

Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến về tính hợp lý và tính khả thi

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Tiến hành trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Số lượng khách thể điều tra: 178 người.

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu. Để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

- Mức độ hợp lý: rất hợp lý: 3 điểm; hợp lý: 2 điểm; ít hợp lý: 1 điểm; không hợp lý: 0 điểm.

- Mức độ khả thi: rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; ít khả thi: 1 điểm; không khả thi: 0 điểm.

- Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra. Mức 1: giá trị trung bình từ 2,3 – 3: Rất hợp lý/ Rất khả thi

Mức 2: giá trị trung bình từ 1,6 – cận 2,3 : Hợp lý/ Khả thi Mức 3: giá trị trung bình từ 1 – cận 1,6 : Ít hợp lý/ Ít khả thi

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Khảo nghiệm 178 cá nhân là các cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất hợp Hợp lý Ít hợp Không hợp lý 01 3.1.1 91 63 12 12 2,31 7 02 3.1.2 124 42 7 5 2,60 1 03 3.1.3 110 52 9 7 2,49 4 04 3.1.4 119 37 12 10 2,49 4 05 3.1.5 89 67 12 10 2,32 6 06 3.1.6 119 45 10 4 2,57 2 07 3.1.7 125 34 11 8 2,55 3 Điểm TB chung = 2,48 * Ghi chú:

3.1.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

3.1.2. Chỉ đạo việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.1.3. Chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, hiệu quả

3.1.4. Đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.1.5. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường

3.1.6. Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.1.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

sinh được các khách thể khảo sát đánh giá mức độ hợp lý tốt thể hiện ở ĐTB chung của các biện pháp quản lý đề xuất = 2,48 và có 5/7 biện pháp có điểm trung bình >2,48 (min = 1 và max = 3),

Biện pháp“Chỉ đạo việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh” được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao nhất với ĐTB = 2,60 xếp bậc 1/7. Tiếp theo là biện pháp

“Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm” được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao thứ nhì với ĐTB = 2,57 xếp bậc 2/7. Như vậy, đại đa số các ý kiến đều đánh giá rất cao và cho rằng đây là những biện pháp này là hợp lý nhất.

Tuy nhiên biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” được đánh giá ở mức độ ít hợp lý nhất, với ĐTB = 2,31, xếp bậc 7/7. 04 biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho hoc sinh khác đều được đánh giá mức độ hợp lý với điểm trung bình dao động 2,32 < Điểm trung bình < 2,55.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đều đã và đang được trang bị cơ sở vật chất từ các nguồn ngân sách của nhà nước hoặc xã hội hóa nhưng kinh phí chưa đủ cho tổ chức tất cả các hoạt động, trang thiết bị giành riêng cho tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm còn nghèo nàn,chưa có sự đầu tư. Lập kế hoạch kinh phí cụ thể cho hoạt động và tăng cường phương pháp, nội dung cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm của HĐGDNGLL rất cần thiết đem đến sự thành công cho việc tổ chức và giúp nhà trường không bị động trong việc sử dụng kinh phí, chi tiêu theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 01 3.2.1 103 59 9 7 2,45 6 02 3.2.2 109 59 6 4 2,53 2 03 3.2.3 115 46 10 7 2,51 4 04 3.2.4 110 53 9 6 2,50 5 05 3.2.5 107 50 11 10 2,43 7 06 3.2.6 112 52 8 6 2,52 3 07 3.2.7 116 48 9 5 2,54 1 Điểm TB chung = 2,50 * Ghi chú:

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

3.2.2. Chỉ đạo việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.2.3. Chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, hiệu quả

3.2.4. Đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường

3.2.6. Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Bảng số liệu cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho học sinh được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện Điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý X= 2,50 (Min = 1; max = 3) và có 5/7 biện pháp quản lý có X>2,50.

Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh” có điểm trung bình X= 2,54, xếp bậc 1/7.

Trong khi đó biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường” được đánh giá ở mức khả thi thấp nhất trong các biện pháp quản lý với X = 2,43 xếp bậc 7/7. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho học sinh khác đều được đánh giá mức độ khả thi cao với ĐTB dao động từ 2,45 đến 2,53.

Để thấy được mối quan hệ giữa tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất, chúng tôi lập bảng sau:

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính hợp lý và khả thi của các biện pháp Biện pháp

Mức độ hợp lý Mức độ khả thi Tương quan hạng

R Thứ bậc Thứ bậc 3.3.1 2,31 7 2,45 6 0,91 3.3.2 2,60 1 2,53 2 0,90 3.3.3 2,49 4 2,51 4 0,97 3.3.4 2,49 4 2,50 5 0,92 3.3.5 2,32 6 2,43 7 0,93 3.3.6 2,57 2 2,52 3 0,95 3.3.7 2,55 3 2,54 1 0,92 * Ghi chú:

3.3.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

3.3.2. Chỉ đạo việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.3.3. Chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, hiệu quả

3.3.4. Đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.3.5. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường

3.3.6. Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối R= 0,93 thể hiện mối tương quan tuyến tính mạnh, cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 7 biện pháp nêu trên là tương quan rất chặt chẽ, mức độ hợp lý và mức độ khả thi phù hợp nhau.

Như vậy, 7 biện pháp chúng tôi đề xuất có tính hợp lý, tính khả thi, được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn đánh giá cao, tương quan chặt chẽ nhau.

3.4.3. Áp dụng

Sau khi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, nghiên cứu đặc điểm điều kiện kinh tế- xã hội của thành phố Quy Nhơn, chúng tôi đã xây dựng 07 biện pháp quản lý.

Chúng tôi tiến hành cụ thể hóa biện pháp 1: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” và biện pháp 6: “Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm”, các biện pháp 2, 3,4, 5 và 7 gửi cho cán bộ quản lý các trường THCS nghiên cứu và cho ý kiến phản hồi.

Thời gian áp dụng: 03 tháng, từ tháng 10/2019 đến hết tháng 12/2019. * Đối với biện pháp 1:

Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ thấy rõ vai trò của mình trong việc quyết định chất lượng giáo dục, thực trạng, những ưu điểm cũng như những yếu kém cần phải khắc phục.

Tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp, nhất là Ủy ban nhân dân thành phố, địa phương nơi trường đứng chân và phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

- Kết quả đạt được:

Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ nắm rõ về tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho học sinh, chủ động hơn trong việc tiếp cận, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao các năng lực quản trị nhà trường; mạnh dạn trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau.

* Đối với biện pháp 6:

- Tổ chức thực hiện:

Có kế hoạch xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao; đáp ứng mọi hoạt động, môi trường thoáng đãng, hợp vệ sinh. Lập kế hoạch kinh phí cho tổ chức các hoạt động.

- Kết quả đạt được:

Các đơn vị trường học đã chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt tổ chức các cơ sở vật chất, thiết bị cho tổ chức hoạt động trải nghiệm; hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học nói chung và cho HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm nói riêng, đồng thời đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về quản lý HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã đề xuất được 07 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng hỗ trợ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

Biện pháp 2: Chỉ đạo việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh.

Biện pháp 3: Chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, hiệu quả.

Biện pháp 4: Đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm.

Biện pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường.

Biện pháp 6: Đầu tư các điều kiện, phương tiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm.

Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh.

Bảy biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cần phải thực hiện đồng đều, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện. Các biện pháp nêu trên đã được tiến hành khảo nghiệm và đã khẳng định tính khả thi, tính hợp lý, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể giúp Ban giám hiệu các trường THCS quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về cơ sở lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các lý luận nước ngoài và trong nước về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, các khái niệm cơ bản sau đã được hệ thống hóa: hoạt động, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm, quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.

1.2. Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định như sau:

Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức và đề cao tầm quan trọng, vai trò quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)