7. Kết cấu của luận văn
2.1. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động huy động vốn của các ngân
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh
Năm 1968, yêu cầu chi viện khẩn cấp cho chiến trƣờng miền Nam ngày càng lớn, trong đó có nhu cầu chi viện về tài chính, tiền tệ. Theo chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã cử đoàn cán bộ (đoàn B- 68) để bổ sung cho chiến trƣờng miền Nam. Đoàn B-68 đƣợc chia làm 14 chi,
phân bổ từ Bình Trị Thiên vào miền Nam. Những chiến sĩ hoạt động thầm lặng trong điều kiện bí mật, nguy hiểm, nhiều khó khăn, dũng trí, sáng tạo hồn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển ngoại tệ, bảo quản tuyệt đối an tồn hàng trăm triệu đơ la Mỹ để cung cấp kịp thời cho tiền tuyến; đồng thời đã tiếp quản tốt hệ thống ngân hàng ngụy sau giải phóng Sài Gịn.
Những tháng cuối năm 1973, sau Hiệp định Paris, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng, trong Ban Kinh tài Khu V và Ban Kinh tài các tỉnh trực thuộc Khu hình thành bộ phận Ngân tín nhằm giúp việc chuẩn bị điều hành hoạt động ngân hàng sau giải phóng. Ở khu V, bộ phận Ngân tín do đồng chí Trƣơng Chí Cƣơng, Phó Ban Kinh tài Khu phụ trách. ở mỗi tỉnh đồng bằng ven biển là các đồng chí Ủy viên Ban Kinh tài tỉnh. Những đồng chí này đã vào chiến trƣờng B từ tháng 5/1968, hiểu biết về kinh tế địch, kinh tế ta ở địa phƣơng khá sớm.
Ngày 6/6/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có hệ thống bộ máy đến khắp tỉnh thành, huyện thị và lập phịng giao dịch ở những nơi có kinh tế tập trung, nắm độc quyền phát hành tiền trên địa bàn miền Nam Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu, hợp nhất tỉnh, ngày 28/10/1975, Ban đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Trung Trung bộ ra Quyết định số 147-QĐ hợp nhất tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh Nghĩa Bình. Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Nghĩa Bình ra đời và chuyển sang hoạt động theo địa bàn hành chính mới.
Thể theo nguyện vọng chính đáng của cán bộ và nhân dân tỉnh Nghĩa Bình ngày 04/3/1989, Bộ Chính trị ra Quyết định số 83-QĐ/TW chia tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Do đó Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Nghĩa Bình coi nhƣ đã hồn thành nhiệm vụ của mình và Chi
nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Bình Định sau khi đƣợc tách đã chuyển sang hoạt động theo địa bàn hành chính mới với nhiệm vụ mới.
Thời kỳ 1975 -1985, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã hoàn thành việc thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam và thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc, phát hành các loại tiền mới của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc về cơ bản vẫn hoạt động nhƣ là một công cụ ngân sách, chƣa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Bình Định hoạt động theo một hệ thống duy nhất, vừa thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tiền tệ - tín dụng - thanh toán, vừa trực tiếp cho vay phục vụ nền kinh tế theo mơ hình ngân hàng một cấp.
Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị định 53/NĐ-HĐBT với định hƣớng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nƣớc thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ƣơng; các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
Từ năm 1992 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số
88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998, Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, Nghị định số 156…
Trên cơ sở đó, từ tháng 04/1992, thực hiện chủ trƣơng đổi mới về tổ chức và hoạt động của ngành, Ngân hàng nhà nƣớc Bình Định đã có những thay đổi hết sức căn bản: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh thực hiện vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trong việc tổ chức, triển khai các chủ trƣơng của ngành, thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng trung ƣơng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ủy quyền; vừa tham mƣu cho lãnh đạo tỉnh trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế địa phƣơng gắn liền với hoạt động tiền tệ - ngân hàng, định hƣớng hoạt động của ngành Ngân hàng trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng; thí điểm xây dựng quỹ tín dụng nhân dân; đồng thời với việc thành lập các ngân hàng thƣơng mại cũng đƣợc xúc tiến.
Gắn liền với quá trình hình thành và xây dựng, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã không ngừng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nhà nƣớc Bình Định đƣợc xây dựng với hầu hết cán bộ có đạo đức, phẩm chất tốt, có trình độ chun môn và năng lực thực tiễn, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của ngành trong thời kỳ đổi mới. Nhờ đó, hoạt động của Ngân hàng tại Bình Định ln phát triển một cách tồn diện, vững chắc.