Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

3.3.1.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động huy động vốn của các NHTM.

Để khẳng định vai trò chức năng của NHNN trong quản lý hoạt động huy động vốn của các NHTM, trƣớc mắt cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống văn bản luật chuyên ngành nhƣ Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển hệ thống ngân hàng theo hƣớng hiện đại và hội nhập quốc tế một cách hiệu quả. Việc xây dựng này cần đƣợc sự quan tâm phối hợp của nhiều ban ngành và điều quan trọng là phải đƣợc điều chỉnh dần trong quá trình áp dụng vào thực tế. Đồng thời, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn từ tiền gửi NHNN cần xây dựng những quy định chặt chẽ hơn vì nếu khơng rất dễ bị kẻ gian lợi dụng trong hoạt động rửa tiền. Cụ thể :

- Luật các TCTD cần đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ của các NHTM trong hoạt động huy động vốn, hạn chế sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính của cơ quan nhà nƣớc; tạo cơ chế thu hút các tổ chức

ngân hàng nƣớc ngoài tham gia cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM; - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế huy động vốn, quy chế ƣu đãi lãi suất, chiết khấu của NHNN đối với các NHTM theo hƣớng thơng thống hơn, và điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ. Những điều hành lãi suất huy động vốn của NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trƣờng và mục tiêu điều hành CSTTQG. Mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá đƣợc sử dụng trong các giao dịch huy động vốn;

- Rà sốt hồn thiện các quy định về an tồn hệ thống, bao gồm các quy định về vốn điều lệ, về trình độ của đội ngũ quản lý của các NHTM, về chế độ báo cáo tài chính, về quy chế thanh tra, giám sát, về bảo toàn tiền gửi, đảm bảo tiền vay và các quy định can thiệp khẩn cấp khác. Tăng cƣờng chuẩn mực an toàn trong hoạt động cho từng ngân hàng và cả hệ thống gắn với tái cơ cấu hệ thống NHTM;

- Xây dựng cơ chế bảo vệ ngƣời tham gia gửi tiền, thanh toán trong quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật (Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Bộ Luật Dân sự,…); bảo đảm tính cơng bằng giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng khác, quy định rõ trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cả, lãi suất, biểu phí và các tiêu chuẩn chất lƣợng, cùng các rủi ro có liên quan khi sử dụng sản phẩm ngân hàng; xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại của ngƣời tiêu dùng liên quan đến dịch vụ ngân hàng.

3.3.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM

Tiếp tục hoàn thiện cải cách cơ chế hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, đào thải các biện pháp bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nƣớc. Dần dần chấm dứt tình trạng việc các NHTM ỷ lại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ.

Thay đổi cơ chế quản lý đối với các NHTM, đảm bảo cho các NHTM phát huy sự tự chủ trong hoạt động huy động vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy định pháp luật dựa trên ngun tắc bình đẳng, cơng khai, minh bạch. Sự thay đổi theo hƣớng giảm bớt tiền kiểm, tăng cƣờng hậu kiểm và xử phạt hành chính nếu phát hiện có vi phạm để tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi ngân hàng. Đồng thời giảm các hoạt động mang tính chỉ định và nâng cao tính tuân thủ nhằm khuyến khích hoạt động thƣơng mại tại các ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Tăng cƣờng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong điều hành chính sách điều tiết tổng cung, tổng cầu trong nền kinh tế ở mỗi giai đoạn mỗi thời kỳ, cũng nhƣ trong một số lĩnh vực liên quan nhƣ: phát hành trái phiếu và tín phiếu kho bạc; trong quản lý nợ công, theo dõi thu chi ngân sách hàng tháng, quý, năm; phát triển thị trƣờng vốn gắn với phát triển thị trƣờng tiền tệ theo Đề án điều hành chính sách tiền tệ hƣớng tới khuôn khổ lạm phát mục tiêu phù hợp với điều kiện Việt Nam. Do đó, nền kinh tế có thêm động lực phát triển, nguồn vốn hình thành và phát triển trong dân cƣ sẽ tạo cơ sở cho các NHTM tiến hành huy động và tập trung vốn.

Từng bƣớc hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại các NHTM để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc gắn với cải cách hành chính trên cơ sở hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001: 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)