.Thực trạng hiệu quả của LLPHH trên người bệnh phẫu thuật về phổi và lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét hiệu quả lý liệu pháp hô hấp trên người bệnh phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 26 - 30)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2 .Thực trạng hiệu quả của LLPHH trên người bệnh phẫu thuật về phổi và lồng

lồng ngực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Tại đơn vị Phẫu thuật tim mạch lồng ngực Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên NB sau phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực có xẹp phổi từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2019.Tiêu chuẩn chọn đối tượng NB như sau:

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

+ NB sau phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực + Đã rút ống NKQ

+ Lâm sàng: Tần số thở nhanh, gõ đục vùng xẹp, nghe rì rào phế nang giảm hoặc mất

+ Phim XQ : mờ không đều hay mờ đều một vùng phổi,thay đổi vị trí rãnh liên thùy, di lệch trung thất khí quản cơ hoành về phía phổi xẹp và hẹp khe liên sườn là những dấu hiệu đáng tin cậy của giảm thể tích phổi và có giá trị trong chẩn đoán. Tăng sáng vùng phổi lành.

- Tiêu chuẩn loại trừ : + NB không có xẹp phổi. + NB chưa rút NKQ.

2.2.1. Kỹ thuật tiến hành

Tất cả các NB đều được áp dụng 5 biện pháp lý liệu pháp và sau mỗi lần làm chúng tôi đánh giá sự an toàn của liệu pháp, kết quả cuối cùng được đánh giá khi lý liệu pháp thành công trong việc giải quyết xẹp phổi.

2.2.1.1. Khí dung

Tất cả NB sau khi rút nội khí quản sẽ được khí dung, tùy tình trạng lâm sàng sẽ cho NB khí dung bằng nước muối sinh lý hay có thêm các thuốc: Adrenaline cho co thắt thanh quản, Ventolin cho co thắt khí phế quản, pulmicort cho trường hợp tăng phản ứng của phế quản. Mỗi NB sẽ khí dung trong vòng 10 phút, một ngày từ 4-6 lần, sử dụng Mask có ôxy 4-5l/phút, tổng thể tích khí dung 3-5ml.

2.2.1.2. Vỗ và rung

Vỗ rung: tay khum để khi vỗ cả năm đầu ngón tay và gan bàn tay tiếp xúc với vùng cần vỗ rung, chúng tôi chỉ vỗ rung vùng lưng của NB còn vùng ngực thì chưa thực hiện được vì NB sau mổ đau nhiều. Một số trung tâm nước ngoài đã có áp dụng cả vỗ rung vùng ngực nhưng do nhân viên được đào tạo kỹ về lý liệu pháp làm. Sau khi vỗ 5 phút chúng tôi sẽ rung bằng tay, để tăng cường hiệu quả của rung bằng tay chúng tôi có máy rung hỗ trợ. Tổng thời gian làm mỗi lần là 10 phút.

- Cho NB ngồi trên giường bệnh và quay lưng về phía người điều

dưỡng.

- ĐD dùng 2 tay hơi khum đặt lên 2 bên mạng sườn của NB đồng thời dùng lực chủ yếu ở cổ tay và cẳng tay để ép

- Kỹ thuật ép được thực hiện ở thì thở ra của NB. Động tác này cần làm nhịp nhàng đều đặn, theo đúng sinh lý hít vào thở ra của NB và được thực hiện trong vòng 10 phút

(Nếu trường hợp NB chưa nhận thức được các hướng dẫn của ĐD thì ta có thể tự ép nhân lúc NB thở ra. Nếu NB nhận thức được thì hướng dẫn NB hít thật sâu và thở ra từ từ, khi NB thở ra thì ta tiến hành ép).

2.2.1.4. Hút dịch tiết đã được làm loãng:

- Với NB có phản xạ ho khạc: sau khi đờm loãng và bong ra khỏi thành khí phế quản nếu NB có phản xạ ho dịch này sẽ được đưa ra họng và mũi NB , chúng tôi hút dịch mũi họng gián tiếp làm sạch khí phế quản cho NB cũng làm thông thoáng vùng hầu họng để NB thở tốt hơn.

- Với NB không có phản xạ ho khạc hay ho khạc yếu: đầu tiên chúng tôi sẽ kích thích ho bằng vỗ rung và đưa xông hút vào vùng họng NB, nếu NB ho khạc được thì chỉ cần hút họng miệng. Ngược lại nếu NB vẫn không có phản xạ ho mà đờm nhiều gây ảnh hưởng đến thông khí của NB chúng tôi tiến hành hút mũi nội khí quản.

- Với nhóm NB có co thắt thanh quản: áp lực hút đủ, nếu áp lực hút âm cao có thể gây chảy máu, phù mũi, họng. Kỹ thuật hút đưa xông qua thanh môn trong thì hít vào và có thể nghe thấy tiếng rít của thì hít vào, lúc đó đưa nhanh xông xuống khí quản.

2.2.1.5 Dẫn lưu tư thế và chăm sóc:

- Với xẹp phổi thùy trên: NB được để tư thế đầu cao và nghiêng NB về phía phổi lành, phổi xẹp hướng lên trên.

- Với xẹp phổi thùy dưới và thùy giữa: để NB nằm đầu thấp, chân cao (nâng chân giường lên 30 cm)

- Với xẹp phổi vùng trước nằm ngửa, còn xẹp phổi vùng sau lưng nằm sấp Khi dẫn lưu tư thế chúng tôi phải theo dõi các biến chứng: nôn, trào ngược, suy hô thấp…

Hình 06: Hình ảnh thăm khám người bệnh sau phẫu thuật. 2.2.2. Theo dõi người bệnh :

- Trước và sau LLPHH : đánh giá về tình trạng lâm sàng M- HA-NT- SPO2.

- Trong quá trình LLPHH: NB được theo dõi M-HA-NT-SPO2. Nếu SPO2< 90%, loạn nhịp tim, giảm HA,NB co thắt thì ngừng LLPHH.

2.2.3.Đánh giá kết quả : dựa vào lâm sàng, XQ.

- Về lâm sàng; tần số thở bình thường, lồng ngực bên tổn thương nở tốt, di động theo nhịp thở, gõ đều hai phổi, nghe rì rào phế nang rõ đều hai phổi

- Phim XQ: phổi nở tốt, không có hình ảnh đám mờ vùng phổi, cơ hoành về vị trí bình thường nếu không có liệt trước đó.

2.2.4 Kết quả đánh giá

Tổng số NB đủ tiêu chuẩn trong nghiên cứu của chuyên đề của là 35, các kết quả thu được như sau:

+ Tuổi và giới:Giới: nam có 21 NB (60%) , nữ 14 NB (40%) + Số lần và số ngày LLPHH:

Số lần lý liệu pháp trung bình ; 11,20 ( Số lần lý liệu pháp nhiều nhất là 22 lần, thấp nhất là 8 lần)

Số ngày lý liệu pháp trung bình : 2,65 ( nhiều nhất là 4 ngày, ít nhất là 2 ngày).

+ Hiệu quả chung trên lâm sàng và cận lâm sàng

STT Tiêu chí Trước LLPHH Sau LLPHH

1 Đám mờ XQ 35 1 2 Nhịp thở 24 18 3 Co kéo hô hấp 3 0 4 Co thắt phế quản 20 0 5 Thở oxy 35 7 6 Liều oxy (l/p) 5 2 7 SpO2 (%) 98 - 100 98- 100

Như vậy chúng ta thấy với LLPHH thì hầu hết xẹp phổi của NB được giải quyết 34/35 ca (chiếm 97,1 %), chỉ một ca là còn xẹp phổi nhưng vùng xẹp phổi không đáng kể. Đa số NB xẹp phổi có tần số thở nhanh,nhưng không co kéo cơ hô hấp.NB bị xẹp phổi đều được thở Oxy và bão hòa Oxy đều đạt 98%-100%.Tỷ lệ co thắt phế quản ở NB xẹp phổi là khá cao 57,1%(20/35)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét hiệu quả lý liệu pháp hô hấp trên người bệnh phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)