Ưu điểm, nhược điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét hiệu quả lý liệu pháp hô hấp trên người bệnh phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 30)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.3. Ưu điểm, nhược điểm

2.3.1. Ưu điểm:

- Lãnh đạo bệnh viện, trung tâm đơn vị luôn quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo công tác chăm sóc NB. Hàng năm Bệnh viện, trung tâm, đơn vị cho ĐD viên đi tập huấn, học

hỏi tại các Bệnh viên tuyến trung ương nơi có các trung tâm Phẫu thuật về phổi và lồng ngực.Qua đó kiến thức,kỹ năng chăm sóc NB được nâng cao

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của đơn vị được đầu tư hiện đại, Đảm bảo tốt công tác điều trị và chăm sóc NB.

- ĐD viên đa số tuổi đời còn rất trẻ, ham học hỏi, yêu nghề. ĐD viên không chỉ thực hiện y lệnh của Bác Sỹ mà chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe, LLPHH… cho NB.

- Sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và ĐD nên công việc chăm sóc NB luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót.

- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác ĐD về chăm sóc NB trong bệnh viện”.

- ĐD tận tình, chu đáo trong chăm sóc NB. 2.3.2. Nhược điểm:

- Đơn vị chưa xây dựng được tài liệu, quy trình LLPHH

- ĐD viên đa số còn trẻ, do vậy chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc nói trung và thực hiện LLPHH nói riêng.

- Một số ĐD còn chưa hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của LLPHH - Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của một số ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị. - Do đơn vị gồm nhiều chức năng vừa phẫu thuật, vừa hồi sức và điều trị sau mổ nên lực lượng ĐD dàn trải, lực lượng chăm sóc mỏng. Dẫn đến việc thực hiện LLPHH còn nhiều khó khăn.

- Thiếu một số thiết bị chuyên dụng sử dụng trong chăm sóc hô hấp. 2.4. Nguyên nhân của những việc đã làm và chưa làm được

2.4.1. Các yếu tố từ phía bệnh viện

- Bệnh viện chưa ban hành qui trình LLPHH trong chăm sóc NB .Vì vậy việc hướng dẫn, chăm sóc qui trình LLPHH cho NB cũng như công tác kiểm tra giám sát còn khó khăn.

- Hiện tại LLPHH không được thanh toán tiền thủ cũng gây khó khăn cho việc thực hiện

- Thủ tục hành chính còn quá rườm rà, điều này chiếm quá nhiều thời gian của ĐD. Vì vậy họ không thể có đủ thời gian để chăm sóc toàn diện cho NB, cũng như thực hiện đúng và đủ qui trình LLPHH.

2.4.2. Về phía ĐD

- Vai trò của người điêu dưỡng không được phát huy trong công tác chăm sóc NB.Còn phụ thuộc vào BS cũng như y lệnh của BS. ĐD đại học chiếm 62% ,nhưng đội ngũ ĐD này cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình. Chưa lập được kế hoạch cho từng NB, tính chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Nhân lực ít mà khối lượng công việc nhiều dẫn đến thời gian thực hiện LLPHH còn khiêm tốn . Đặc biệt trong chăm sóc NB xẹp phổi, LLPHH là kĩ thuật khó,cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi người ĐD phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.

- Một số ĐD chưa được đào tạo hết chuyên khoa sâu về chăm sóc ngoại khoa. Đặc biệt là chưa được đào tạo ở tuyến trung ương về chăm sóc NB phẫu thuật các bệnh Tim mạch lồng ngực. Vì vậy khi chăm sóc NB còn lúng túng, không biết xử lý sao cho đúng, không biết phát hiện những tai biến khi chăm sóc NB sau phẫu thuật phổi và lồng ngực.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Đối với Bệnh viện:

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động chăm sóc NB của ĐD. - Có chế tài thanh toán phẫu thuật thủ thuật với qui trình LLPHH.

- Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho ĐD học tập nâng cao trình độ. - Giảm tải thủ tục hành chính để ĐD có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc NB

hơn.

- Cần tuyển đủ nhân lực để phục vụ NB, đáp ứng được khối lượng công việc. - Mua sắm cho đơn vị một số thiết bị chuyên dụng dùng trong chăm sóc hô

hấp cho NB 3.2. Đối với đơn vị

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, cầm tay chỉ việc cho ĐD để họ có thể nắm được kiến thức cũng như kỹ năng thực hành LLPHH được tốt hơn. - ĐD trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình chăm sóc

LLPHH cho NB và thường xuyên họp ĐD rút kinh nghiệm cho các ĐD viên không thực hiện đúng quy trình..

- Giảm tải thủ tục hành chính để ĐD có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc NB hơn.

3.3. Đối với điều dưỡng viên:

- Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc NB, phải chủ động trong công tác chăm sóc NB.

- Cần hướng dẫn cụ thể để NB phối hợp trong LLPHH để qui trình đạt hiệu quả cao giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí nằm viện và cải thiện chất lượng sống cho NB.

KẾT LUẬN

Hiệu quả của LLPHH trên người bệnh phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực tại Bênh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

- Kết thúc đợt điều trị lý liệu pháp cho 35 NB chúng tôi đạt hiệu quả rất cao, có tới 34/35 chiếm tỷ lệ 97.14% phổi nở hoàn toàn, chỉ có 1 ca phổi nở không hoàn toàn và chúng tôi phải tiếp tục điều trị tiếp.

- Trên khám lâm sàng : NB hầu hết giảm được liều oxy từ 5 lít xuống còn 2 lít/phút và cuối cùng chỉ còn 7 ca phải thở oxy liều thấp 1-2 lít/phút, không còn có ca nào có nhịp thở nhanh, SpO2 đều đạt trên 98 %.

- Co kéo cơ hô hấp ở NB xẹp chiếm tỷ lệ không cao bằng NB khó thở, chỉ có 3 NB trong số 35 NB chiếm tỷ lệ 8,5%

- Đa số NB có SpO2 trên 98%, điều đó nói lên rằng tuy NB có vùng xẹp phổi nhưng thường vùng này có diện tích không quá lớn, chỉ chiếm phần nhỏ của hai phổi nên bão hòa oxy của NB vẫn đạt

Đề xuất xây dựng quy trình LLPHH tại đơn vị phẫu thuật tim mạch lồng ngực Bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

- Xây dựng quy trình LLPHH gồm 5 bước: + Khí dung

+ Vỗ và dung + Kỹ thuật ép

+ Hút dịch tiết đã được làm loãng + Dẫn lưu tư thế và chăm sóc

- Mặc dù đã thu được một số kết quả thành công nhất định, tuy nhiên để áp dụng tốt hơn trong thực tế, chúng tôi cần thêm một số dụng cụ chuyên biệt trong chăm sóc hô hấp đã được thực hiện thành công ở một số trung tâm tim mạch trong khu vực.

-Thực tế, các kỹ thuật trong chăm sóc hô hấp còn chưa được áp dụng đầy đủ (như kỹ thuật vỗ rung trước ngực ngay cả với các NB có mở xương ức,…), cần có thêm đào tạo, nhân lực, phương tiện và có thêm các nghiên cứu ở quy mô lớn hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Hanh Đệ (2005), “Chấn thương ngực”, Chuyên khoa ngoại, NXB Y học Hà nội. Tr 169.

2. Đặng Hanh Đệ (2005), “Thái độ xử trí trong chấn thương lồng ngực”, , Cấp cứu ngoại khoa tim mạch lồng ngực, NXB Y học, Tr 7 – 20.

3. Đặng Hanh Đệ (2006), “Khám chấn thương lồng ngực”, Triệu chứng học ngoại khoa, NXB Y học, Tr 42 -59.

4. Vi Hồng Đức (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các CTN được điều trị bằng mở ngực tại bệnh viện Việt Đức”, luận văn thạc sỹ y

khoa.

5. Đoàn Anh Tuấn(2001), “ Nhận xét về chẩn đoán và xử trí tràn máu tràn khí màng phổi trong chấn thương ngực tại bệnh viện Saint – Paul trong 5 năm từ 1995 – 1999”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. Đại học Y Hà nội.

6. Trường Đại học Y Hà Nội (2006),”Bài giảng giải phẫu học”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 135-196.

7. Trường Đại học Y Hà Nội(2007), “Sinh lý học”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 199-2007.

8. Trường Đại học Y Hà Nội (200), “Bài giảng sinh lý học” tập 1, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tiếng Anh

9. Fishman aP.(1996), “ The chest physician and physiatrist: perspectives on the scientific basis of pulmonary rehabilitation and related research” In: BachJR,ed. Pulmonar rehabilitation: the obstrauctive and paralyticconditions.Philadelphia: Hanley & Belfus,1-1.

10. Salley l. collens; R. andrew Moore; henry J. Mcquay (1997),“The visual analogue pain intensity scale: what is moderat pain in ilimtres?”, Pain, 72(1-2), pp.95-97.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét hiệu quả lý liệu pháp hô hấp trên người bệnh phẫu thuật các bệnh về phổi và lồng ngực tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)