Đánh giá mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 33)

truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại một số trọng điểm ở tỉnh Bình Định năm 2016

Đánh giá mức độ nhạy/kháng của muỗi cái Ae. aegyptiAe. albopictus

nuôi lên từ bọ gậy thu thập tại 3 điểm nghiên cứu: xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), thị trấn Ngô Mây (Phù Cát), phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) với các loại hóa chất: Alphacypermethrin 30mg/m2. Lambdacyhalothrin 0,05%. Deltamethrin 0,05%. Permethrin 0,75%. Malathion 5%.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu theo dõi dọc mô tả ca bệnh SXHD ở tỉnh Bình Định năm 2016, số liệu thu thập tại Trung tâm YTDP Bình Định.

- Nghiên cứu cắt ngang các chỉ số véc tơ SXHD vào mùa khô và mùa mƣa, đặc điểm ổ bọ gậy, tập tính trú đậu của véc tơ tại 3 điểm nghiên cứu: xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), thị trấn Ngô Mây (Phù Cát), phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn).

- Nghiên cứu thử nghiệm mức độ nhạy/kháng của muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus với hóa chất diệt côn trùng, tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn.

2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Ca bệnh: chọn toàn bộ số liệu ca bệnh SXHD ở tỉnh Bình Định trong năm 2016, đƣợc quản lý và lƣu tại Trung tâm YTDP Bình Định.

- Véc tơ truyền bệnh SXHD: thu thập tất cả các chỉ số véc tơ, điều tra đặc điểm ổ bọ gậy và tập tính trú đậu của véc tơ tại 3 điểm nghiên cứu.

- Muỗi thử nghiệm hóa chất: chọn muỗi cái Ae. aegyptiAe. albopictus

nuôi lên từ bọ gậy thu thập tại 3 điểm nghiên cứu, sử dụng 100 cá thể thử nghiệm và 50 cá thể đối chứng cho mỗi loại hóa chất (tính theo từng loài).

2.5.3. Kỹ thuật nghiên cứu

2.5.3.1. Kỹ thuật xác định tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue

Nghiên cứu thu thập số liệu bệnh nhân SXHD ở tỉnh Bình Định năm 2016, đƣợc quản lý và lƣu tại Trung tâm YTDP Bình Định.

2.5.3.2. Kỹ thuật điều tra xác định các chỉ số véc tơ, đặc điểm ổ bọ gậy và tập tính trú đậu của véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại thực địa

Thực hiện theo Quyết định số 3711/QĐ-BYT (2014), “Hƣớng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” [3]. Cụ thể nhƣ sau:

Điều tra thu mẫu muỗi trưởng thành

Soi bắt muỗi trú đậu trong nhà ban ngày (mỗi nhà 15p, số nhà giám sát cho một điểm điều tra là 30 nhà). Tiến hành soi đèn pin lên những nơi muỗi thƣờng trú đậu nhƣ: quần áo, dây treo, chăn màn, bàn ghế (nhất là bàn ghế để sát tƣờng), một số vật dụng khác có màu tối và đặt nơi ánh sáng yếu … Khi phát hiện muỗi Ae. aegypti hoặc Ae. albopictus thì sử dụng ống tuýp chuyên dụng để bắt muỗi rồi lấy bông nút lại.

Có thể dùng vợt chuyên dụng (vợt vải màn) để bắt muỗi trƣởng thành. Bật đèn sáng cả nhà sau đó dùng vợt gõ nhẹ lên những nơi mà muỗi thƣờng trú đậu, khi muỗi bay lên dùng vợt bắt lấy sau đó dùng ống tuýp để bắt muỗi ở trong vợt.

Bắt muỗi ở quanh nhà: dùng vợt vải màn để thu thập muỗi, tiến hành theo cách nhƣ trên.

Bẫy mồi Biogent GmbH trong và ngoài nhà: Nhằm xác định sự phân bố, thời điểm hoạt động của muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus trong và ngoài nhà. Bẫy mồi Biogent GmbH đƣợc dùng để thu thập muỗi trƣởng thành nhƣ một ngƣời mồi trong và ngoài nhà, đây là sản phẩm do Công ty Biogent của Đức sản xuất. Sản phẩm này đƣợc Quân đội Úc cung cấp nằm trong Dự án Phòng chống sốt rét và SXHD hợp tác giữa Quân y Việt Nam và Quân đội Australia. Bẫy mồi đƣợc đặt ở những nơi có ánh sáng yếu, trong nhà là những nơi ngƣời trong gia đình thƣờng sinh hoạt, ngoài nhà là những nơi bóng râm mát, ít hoặc không có gió. Thời gian tiến hành từ 5h tới 19h.

Cách tính các chỉ số muỗi Aedes: Sử dụng 2 chỉ số dƣới đây để giám sát muỗi Ae. aegypti Ae. albopictus (tính theo từng loài).

+ Chỉ số mật độ muỗi (DI): là số muỗi cái Aedes trung bình trong một hộ gia đình điều tra.

+ Chỉ số nhà có muỗi (AHI): là tỷ lệ % nhà có muỗi cái Aedes trƣởng thành.

Giám sát lăng quăng/bọ gậy thường kỳ

Thực hiện cùng với giám sát muỗi trƣởng thành. Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra lăng quăng/bọ gậy bằng cách quan sát, thu thập, ghi nhận và định loại bọ gậy Ae. aegyptiAe. albopictus ở tất cả các DCCN (tự nhiên, nhân tạo) trong và quanh nhà. Số nhà giám sát cho một điểm điều tra là 30 nhà. Dùng vợt, ống hút để thu thập bọ gậy trong các DCCN. Bọ gậy thu thập đƣợc giữ vào trong các lọ nhỏ mang về phòng thí nghiệm để tiếp tục định loại và nuôi thử nhạy/kháng.

Các chỉ số đƣợc sử dụng để theo dõi lăng quăng/bọ gậy muỗi Ae. aegypti

Ae. albopictus (tính theo từng loài):

+ Chỉ số nhà có bọ gậy (HI): là tỷ lệ % nhà có lăng quăng/bọ gậy Aedes.

+ Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có lăng quăng/bọ gậy (CI): là tỷ lệ % dụng cụ chứa nƣớc có lăng quăng/bọ gậy Aedes.

+ Chỉ số Breteau (BI): là số DCCN có lăng quăng/bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI đƣợc tính nhƣ sau:

Xác định ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn

Phƣơng pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lƣợng lăng quăng/bọ gậy Aedes trong các chủng loại DCCN khác nhau, xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của lăng quăng/bọ gậy tại từng địa phƣơng theo mùa hoặc

theo từng giai đoạn trong năm để thực hiện các biện pháp kiểm soát véc tơ thích hợp. Xác định ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị tỉnh, điều tra trong những xã trọng điểm 2 lần/năm, mỗi lần điều tra 100 nhà (phân bổ trong các xã, phƣờng trọng điểm), lần 1 thực hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV.

Cách tính chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG): là số lƣợng lăng quăng/bọ gậy trung bình trong 1 DCCN có bọ gậy. CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn.

2.5.3.3. Kỹ thuật nuôi và bảo quan muỗi ở phòng thí nghiệm

Tiến hành theo quy trình kỹ thuật nuôi và bảo quản muỗi ở phòng thí nghiệm của Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn. Kỹ thuật nuôi, bảo quản Ae. aegypti Ae. albopictus:

Thức ăn cho bọ gậy, thành phần: Tôm, gan vịt (Tất cả đƣợc nấu chín, sấy khô, xay mịn, để riêng từng loại) và Saccharomycetes. Tỷ lệ pha trộn: 50 gram bột gan/150 gram Saccharomyces, trộn đều hỗn hợp. Thức ăn sau khi pha trộn xong đƣợc bỏ vào hộp, đậy kín nắp, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa 01 tháng. Nƣớc nuôi bọ gậy: Sử dụng nƣớc máy đã khử clo (lấy nƣớc máy cho vào thùng và để ít nhất 24 giờ). Nên sử dụng nƣớc đã khử trùng để nuôi bọ gậy tuổi 1. Thức ăn cho muỗi: Sử dụng đƣờng glucose dạng bột pha thành dung dịch glucose 10%, multivitamin (Tỷ lệ pha trộn: 10ml multivitamin/50ml dung dịch glucose 10%) và chuột bạch.

Phòng nuôi phải đảm bảo đủ diện tích để đặt các lồng nuôi muỗi, khay nuôi bọ gậy, có lối đi, nơi đứng thao tác, có điều hoà không khí, thiết bị tạo ẩm, đèn. Nhiệt độ phòng khoảng 28o

C ± 1, ẩm độ 80-85%, ánh sáng 30-100 Lux, thời gian chiếu sáng 10h/ngày đêm. Phòng nuôi trồng nhiều cây xanh tạo không khí mát và ẩm, trang bị tủ sấy, tủ lạnh, bình tạo hơi ẩm, máy điều hòa nhiệt độ.

Kỹ thuật lấy trứng và bảo quản trứng muỗi

▪ Bƣớc 1: Liên tục cho chuột vào lồng muỗi để muỗi đốt 3 ngày liên tiếp. ▪ Bƣớc 2: Sau khi muỗi đốt chuột đƣợc 3 ngày, cho vào lồng muỗi 1 chén nƣớc sạch (chén ăn cơm) trên mặt nƣớc có miếng giấy thấm sạch để muỗi đậu và đẻ trứng.

▪ Bƣớc 3: Khi thấy miếng giấy thấm có nhiều trứng thì lấy giấy thấm ra và thay bằng 1 cái chén mới với miếng giấy thấm mới nhƣ trên. Giấy thấm đã có trứng muỗi cho vào một cái chén sạch và để khô tự nhiên trong phòng, ghi chú ngày/tháng/năm lấy trứng. Sau khi giấy thấm có trứng muỗi đã khô, cho vào hộp nhựa có nắp để bảo quản.

▪ Bƣớc 4: Ghi chú tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy trứng. ▪ Bƣớc 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt độ phòng.

Lƣu ý: Có thể giữ trứng đƣợc 1-6 tháng. Khi cần lấy nhiều trứng thì cho muỗi đốt chuột liên tục.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy

Trứng sau khi lấy đƣợc 10 ngày, lấy 3-5 vỉ trứng (tùy lƣợng trứng nhiều hay ít) cho vào chậu nƣớc (trứng phải chìm dƣới mặt nƣớc). Sau khi trứng nở thành bọ gậy tuổi 1, cho vào chậu nuôi 1 mẩu gan tƣơi. Thay nƣớc cho bọ gậy mỗi ngày vào buổi sáng, dùng vợt có lƣới mịn lọc bọ gậy và thay chậu mới mỗi ngày. Sau 12-14 ngày bọ gậy nở thành quăng (tính từ lúc tuổi 1). Bắt quăng vào chén và để vào lồng cho nở thành muỗi. Mỗi chén khoảng 100 quăng, mỗi lồng đặt 5 chén. Ghi tên loài, thế hệ muỗi và ngày tháng bỏ quăng vào lồng.

Lƣu ý: Khi thấy bọ gậy trong 1 khay nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3 khay. Hút bỏ bọ gậy chết trong khay (nếu có).

Kỹ thuật nuôi muỗi trưởng thành

Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông thấm dung dịch đƣờng glucose 10% vào lồng muỗi, lấy chén quăng đã nở hết ra. Sau khi muỗi nở đƣợc 3 ngày thì cho đốt chuột (treo chuột đã đƣợc cố định vào trong lồng muỗi, cho chuột

vào buổi chiều hôm trƣớc và lấy ra vào buổi sáng ngày hôm sau). Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt. Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt chén nƣớc hoặc đĩa petri có giấy thấm ƣớt vào các lồng muỗi để lấy trứng. Thay bông tẩm dung dịch glucose 10% mỗi ngày (Dung dịch glucose 10% đƣợc pha và sử dụng trong ngày). Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi trƣởng thành.

Lƣu ý: Khi trong lồng muỗi còn ít con, dồn muỗi vào lồng cùng loài. Khi lấy chén quăng, thay nƣớc đƣờng, cho chuột vào lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để muỗi bay ra ngoài. Đặt lồng muỗi trên kệ tránh kiến, nhện.

2.5.3.4. Kỹ thuật xác định mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

- Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định mức độ nhạy/kháng của muỗi truyền bệnh SXHD với một số loại hóa chất diệt côn trùng. Phát hiện các cá thể trong quần thể muỗi Ae. aegypti, Ae. albopictus còn nhạy cảm, có khả năng kháng hay đã kháng với hóa chất diệt để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng hóa chất một cách hợp lý, có hiệu quả.

- Tiến hành theo quy trình thử nhạy cảm muỗi Aedes với hóa chất diệt muỗi của Bộ Y tế năm 2010 [2] và WHO năm 2013 [68]. Tiến hành thử nghiệm tại phòng thí nghiệm khoa Côn trùng thuộc Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn.

- Chọn muỗi thử nghiệm: Muỗi cái Ae. aegyptiAe. albopictus khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn khoảng 2 – 5 ngày tuổi.

+ Số lƣợng muỗi thử nghiệm cho một loại hóa chất là 100 cá thể. + Số lƣợng muỗi đối chứng cho một loại hóa chất là 50 cá thể. + Hóa chất thử nghiệm: Alphacypermethrin 30mg/m2. Lambdacyhalothrin 0,05%. Deltamethrin 0,05%. Permethrin 0,75%. Malathion 5%.

- Điều kiện thử nghiệm:

+ Trong thời gian tiếp xúc hóa chất: * to

: 27 ± 2oC * RH: 75 ± 10% + Trong thời gian nghỉ: * to: 27 ± 2oC * RH: 75 ± 10%

- Quy trình thử nghiệm:

+ Bƣớc 1. Chuẩn bị các ống nghỉ, đặt một tờ giấy trắng sạch cuộn thành hình trụ lồng vào bên trong mỗi ống nghỉ. Dùng vòng kim loại chuyên dụng chặn hai đầu giữ chặt tờ giấy cho sát vào thành ống. Lắp đế (tấm đẩy) vào ống. + Bƣớc 2. Sử dụng tuýp 2 đầu bắt muỗi từ trong các lồng nuôi muỗi, chọn những con muỗi cái khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn cho vào ống nghỉ, mỗi ống 25 con muỗi.

+ Bƣớc 3. Chuẩn bị ống đối chứng và ống thử nghiệm, ống đối chứng là ống dùng giấy sạch không tẩm hóa chất, ống tiếp xúc (ống thử nghiệm) dùng một tờ giấy có tẩm hoá chất cuộn thành hình trụ lồng vào bên trong mỗi ống, mặt giấy có in tên hóa chất quay ra ngoài, dùng vòng kim loại chặn 2 đầu giấy cho sát vào thành ống. Khi lấy giấy tẩm hóa chất trong hộp kín, phải mang ra một vị trí khác, dùng panh để lấy không để hoá chất không dính vào tay dây ra các dụng cụ khác.

+ Bƣớc 4. Chuyển muỗi vào các ống đối chứng và ống thử nghiệm, lắp ống nghỉ vào các ống đối chứng và ống thử nghiệm, kéo tấm đẩy ở giữa đến lỗ thông giữa 2 ống cho 2 ống thông nhau rồi thổi nhẹ muỗi từ ống nghỉ sang ống đối chứng trƣớc và ống thử nghiệm sau. Đóng tấm đẩy lại, tháo ống nghỉ ra và đặt sang một bên.

+ Bƣớc 5. Đặt các ống thử ở tƣ thế thẳng đứng, sau đó đếm số lƣợng muỗi ngã ở từng ống 5 phút một lần trong 60 phút.

+ Bƣớc 6. Sau thời gian tiếp xúc chuyển muỗi trở lại sang ống nghỉ, tiến hành tƣơng tự bƣớc 4 nhƣng ngƣợc lại với bƣớc 4. Lắp ống nghỉ, kéo tấm đẩy ở giữa và nhẹ nhàng thổi muỗi sang ống nghỉ. Lƣu ý: khi có một số muỗi bị ngã do tiếp xúc hóa chất, tiến hành đặt các ống nằm ngang và gõ nhẹ cho muỗi tách

ra khỏi tấm đẩy trƣớc khi kéo để tránh muỗi bị kẹt. Đóng tấm đẩy lại và tháo ống tiếp xúc ra. Sau đó đặt ống nghỉ dựng đứng (trên tấm đế) và đặt một miếng bông tẩm nƣớc đƣờng glucose 10% lên trên mặt lƣới.

+ Bƣớc 7. Giữ ống nghỉ trong 24 giờ ở nơi tách biệt, các điều kiện nuôi tƣơng tự nhƣ trên, giữ không để kiến, nhện vào ăn muỗi.

+ Bƣớc 8. Sau 24 giờ, đếm số muỗi chết ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng. Con muỗi nào không bay đƣợc thì coi là muỗi chết dù chân, cánh, pan, vòi vẫn cử động đƣợc. Kết quả thử nghiệm đƣợc ghi vào phiếu.

Lƣu ý: Giấy thử lấy ra khỏi hộp chỉ dùng đƣợc trong vòng 3 tuần và mỗi tờ giấy tẩm hóa chất có thể dùng đƣợc 5 lần. Bảo quản hộp giấy thử ở nơi thoáng mát, không để ở nơi lạnh vì nhiệt độ thấp làm hóa chất bị kết tinh.

- Đánh giá kết quả thử nghiệm:

+ Nếu lô đối chứng có tỷ lệ muỗi chết < 5% thì giữ nguyên tỷ lệ chết của lô tiếp xúc với hóa chất.

+ Nếu lô chứng có tỷ lệ muỗi chết > 20% thì hủy bỏ kết quả thử nghiệm và làm lại thử nghiệm.

+ Nếu lô chứng có tỷ lệ muỗi chết từ 5-20% thì tỷ lệ muỗi chết trong lô thử nghiệm điều chỉnh theo công thức Abbote:

- Đánh giá kết quả:

+ Tỷ lệ muỗi chết 98 – 100%: muỗi còn nhạy cảm với hóa chất.

+ Tỷ lệ muỗi chết 90 – 97%: muỗi tăng sức chịu đựng với hóa chất tại nồng độ thử tức đã có khả năng kháng với hóa chất, cần kiểm tra lại (thử lại với 100 muỗi khác).

2.5.4. Phƣơng pháp xử lý mẫu vật

Tất cả mẫu vật (muỗi, bọ gậy) sau khi thu thập từ thực địa sẽ đƣợc định loại theo tài liệu của Vũ Đức Hƣơng (1997) [16], Reuda (2004) [62], Stojanovich và Scott (1965) [64].

2.5.5. Phân tích xử lý số liệu

Xử lý phân tích số liệu theo phƣơng pháp thống kê sinh học thông qua phần mềm Excel 2010.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Diễn biến ca bệnh và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue ở tỉnh Bình Định năm 2016 năm 2016

3.1.1. Diễn biến ca bệnh sốt xuất huyết Dengue theo tuần ở tỉnh Bình Định năm 2016 năm 2016

Tính đến hết tuần 52 năm 2016, toàn tỉnh ghi nhận 4.679 ca bệnh SXHD. Ca bệnh phân bố ở tp. Quy Nhơn 982 ca, An Nhơn 851 ca, Phù Mỹ 575 ca, Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)