Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue theo loại bệnh và theo nhóm tuổi ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 50 - 52)

tỉnh Bình Định năm 2016

Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc SXHD theo loại bệnh và theo nhóm tuổi năm 2016

TT Địa phƣơng Số mắc TC mắc SXHD

có dấu hiệu cảnh báo SXHD nặng SL TL% <15 TL% SL TL% <15 TL% 1 An Lão 6 6 100 0 0 0 0 0 0 2 An Nhơn 851 851 100 270 31,7 0 0 0 0 3 Hoài Ân 131 131 100 2 1,5 0 0 0 0 4 Hoài Nhơn 411 411 100 131 31,9 0 0 0 0 5 Phù Cát 481 477 99,2 217 45,5 4 0,8 3 75 6 Phù Mỹ 575 563 97,9 131 23,3 12 2,1 8 66,7 7 Quy Nhơn 982 958 97,6 463 48,3 24 2,4 23 95,8 8 Tây Sơn 548 548 100 136 24,8 0 0 0 0 9 Tuy Phƣớc 443 433 97,7 128 29,5 10 2,2 8 80 10 Vân Canh 94 94 100 18 19,1 0 0 0 0 11 Vĩnh Thạnh 157 157 100 0 0 0 0 0 0 TC 4679 4629 98,9 1496 32,3 50 1,1 42 84 Ghi chú: SL: Số lượng; TC: Tổng cộng; TL: Tỷ lệ.

Dẫn liệu tại bảng 3.2. cho thấy:

Tỷ lệ mắc SXHD theo loại bệnh: số ca SXHD có dấu hiệu cảnh báo là 4.629 ca (chiếm 98,9% tổng số ca SXHD trên toàn tỉnh), trong đó số ca bệnh <15 tuổi là 1.496 ca (chiếm 32,3%); số ca SXHD thể nặng là 50 ca (chiếm 1,1% tổng số ca SXHD trên toàn tỉnh), trong đó số ca bệnh <15 tuổi là 42 ca (chiếm 84%), điều này chứng tỏ hầu hết ca bệnh SXHD thể nặng là trẻ em <15 tuổi.

Tỷ lệ mắc SXHD theo nhóm tuổi: số ca SXHD >15 tuổi là 3.141 ca (chiếm 67,1% tổng số ca SXHD trên toàn tỉnh), số ca SXHD <15 tuổi là 1.538 ca (chiếm 32,9% tổng số ca SXHD trên toàn tỉnh).

Kết quả nghiên cứu của đề tài này phù hợp với các nghiên cứu:

Bùi Ngọc Lân và cs (2015), nghiên cứu mô tả cắt ngang đã hồi cứu 10.977 trƣờng hợp mắc bệnh SXHD từ năm 2007 – 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trung bình/năm là 86,5/100.000 dân. Ca bệnh tăng từ tháng 5,6 và đạt đỉnh vào tháng 7-12. Số bệnh nhân ở nhóm ≤15 tuổi chiếm 28,3% và nhóm bệnh nhân >15 tuổi chiếm 71,7%, tỷ lệ ca bệnh thể nặng chỉ chiếm 4,6% theo phân độ lâm sàng cũ và 1,3% theo phân độ lâm sàng mới. Đã phân lập đƣợc cả 4 típ vi rút Dengue lƣu hành trên địa bàn tỉnh [19].

Ngô Thị Hải Vân và Đặng Tuấn Đạt (2015), nghiên cứu mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên, năm 2013. Kết quả cho thấy, năm 2013 có 7.764 ca mắc xuất hiện ở hầu hết các huyện/thị xã/thành phố của 4 tỉnh, cao nhất là Đắk Lắk. Ca bệnh ghi nhận ngay từ những tháng đầu năm và xuất hiện ở tất cả các tháng, số ca mắc đạt đỉnh vào tháng 7-9. Đa số bệnh nhân đều là trƣờng hợp SXHD nhẹ và có dấu hiệu cảnh báo (99,79%), SXHD nặng chỉ chiếm 0,21%. Tỷ lệ mắc chủ yếu ở bệnh nhân >15 tuổi. Đã xác định sự có mặt của 4 típ vi rút: DEN-1 (38,67%), DEN-2 (42,00%), DEN-3 (18,67%) và DEN-4 (0,67%) [37].

Đoàn Hữu Thiển và cs (2015), nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học các trƣờng hợp Dengue ở 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2010-2014. Kết

quả cho thấy, ca bệnh ghi nhận cao nhất ở Đắk Lắk (33,0%), tiếp đến là Đắk Nông (29,6%), Gia Lai (27,8%), Kon Tum (9,6%). Ca bệnh chủ yếu ở nhóm ≥15 tuổi (88,6%). SXHD ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai ghi nhận quanh năm, riêng ở Kon Tum chỉ ghi nhận từ tháng 6-10 [29].

Trần Nhƣ Dƣơng và cs (2013), nghiên cứu mô tả và phân tích tình hình bệnh SXHD tại Hà Nội giai đoạn 2006-2011. Kết quả cho thấy, từ năm 2006- 2011, Hà Nội ghi nhận 30.665 trƣờng hợp mắc, trong đó ghi nhận một vụ dịch lớn vào năm 2009 với 16.090 ca mắc. Số ca mắc trung bình/năm là 5.110 ca. Số mắc ghi nhận ở tất cả các tháng và đạt đỉnh vào tháng 9-11. Các ca bệnh chủ yếu >15 tuổi (88,05%). Thể lâm sàng nhẹ chiếm 78,7%, thể lâm sàng nặng có sốc chiếm tỷ lệ rất ít. Ghi nhận sự lƣu hành của cả 4 típ vi rút, tuy nhiên DEN-1 và DEN-2 có xu hƣớng trội hơn [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)