Các chỉ số véc tơ Aedes aegypti tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 52 - 59)

3.2.1.1. Các chỉ số véc tơ Aedes aegypti tại xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn

Bảng 3.3. Các chỉ số véc tơ Ae. aegypti tại xã Tam Quan Bắc Thời gian DI (con/nhà) AHI (%) BI HI (%) CI (%) SL MĐ SL TL SL BI SL TL SL TL Tháng 2 15 0,5 8 26,7 10 33 8 26,7 99 10,1 Tháng 5 11 0,4 6 20,0 13 43 9 30,0 96 13,5 Tháng 9 7 0,2 6 20,0 4 13 4 13,3 103 3,9 Tháng 11 9 0,3 6 20,0 7 23 5 16,7 98 7,1 Ghi chú: MĐ: Mật độ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ.

Dẫn liệu tại bảng 3.3. cho thấy:

mùa khô) là 0,4 con/nhà, tháng 9 (đầu mùa mƣa) là 0,2 con/nhà, tháng 11 (cuối mùa mƣa) là 0,3 con/nhà. Nhƣ vậy, chỉ số DI tại Tam Quan Bắc mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có muỗi (AHI) tháng 2 là 26,7%, tháng 5 là 20%, tháng 9 là 20%, tháng 11 là 20%. Nhƣ vậy, chỉ số AHI tại Tam Quan Bắc mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Chỉ số Breteau (BI) tháng 2 là 33, tháng 5 là 43, tháng 9 là 13, tháng 11 là 23. Nhƣ vậy, chỉ số BI tại Tam Quan Bắc mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có bọ gậy (HI) tháng 2 là 26,7%, tháng 5 là 30%, tháng 9 là 13,3%, tháng 11 là 16,7%. Nhƣ vậy, chỉ số HI tại Tam Quan Bắc mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CI) tháng 2 là 10,1%, tháng 5 là 13,5%, tháng 9 là 3,9%, tháng 11 là 7,1%. Nhƣ vậy, chỉ số CI tại Tam Quan Bắc mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Nhận xét: Các chỉ số véc tơ tại Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) mùa khô cao,

là do tập quán ngƣời dân tại đây dùng nhiều DCCN là chum/vại dự trữ nƣớc sinh hoạt đặc biệt là trong mùa khô (Dẫn liệu tại bảng 3.6.). Loại vật dụng này khá nặng, khó lật úp, ít đƣợc vệ sinh nên trở thành nơi sinh sản cho muỗi. Thêm vào đó, lƣợng trứng muỗi từ đợt dịch cuối năm 2015 trong các DCCN vẫn còn tồn tại qua mùa đông, đến tháng 2 năm sau gặp điều kiện ấm áp thuận lợi lƣợng trứng này sẽ nở và phát triển thành muỗi trƣởng thành, làm các chỉ số véc tơ trong tháng 2 và cả mùa khô duy trì ở mức cao và vƣợt mức nguy cơ (DI ≥ 0,5 hoặc BI ≥ 30). Các hoạt động kiểm soát véc tơ cũng đã góp phần hạ thấp các chỉ số véc tơ tại đây trong mùa mƣa.

3.2.1.2. Các chỉ số véc tơ Aedes aegypti tại thị trấn Ngô Mây, Phù Cát

Bảng 3.4. Các chỉ số véc tơ Ae. aegypti tại thị trấn Ngô Mây Thời gian DI (con/nhà) AHI (%) BI HI (%) CI (%) SL MĐ SL TL SL BI SL TL SL TL Tháng 2 3 0,1 2 6,7 5 17 4 13,3 70 7,1 Tháng 5 9 0,3 3 10,0 6 20 4 13,3 59 10,2 Tháng 9 27 0,9 14 46,7 10 33 7 23,3 66 15,2 Tháng 11 15 0,5 11 36,7 10 33 6 20 54 18,5 Ghi chú: MĐ: Mật độ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ.

Dẫn liệu tại bảng 3.4. cho thấy:

Mật độ muỗi (DI) tháng 2 là 0,1 con/nhà, tháng 5 là 0,3 con/nhà, tháng 9 là 0,9 con/nhà, tháng 11 là 0,5 con/nhà. Nhƣ vậy, chỉ số DI tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có muỗi (AHI) tháng 2 là 6,7%, tháng 5 là 10%, tháng 9 là 46,7%, tháng 11 là 36,7%. Nhƣ vậy, chỉ số AHI tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Chỉ số Breteau (BI) tháng 2 là 17, tháng 5 là 20, tháng 9 là 33, tháng 11 là 33. Nhƣ vậy, chỉ số BI tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có bọ gậy (HI) tháng 2 là 13,3%, tháng 5 là 13,3%, tháng 9 là 23,3%, tháng 11 là 20%. Nhƣ vậy, chỉ số HI tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CI) tháng 2 là 7,1%, tháng 5 là 10,2%, tháng 9 là 15,2%, tháng 11 là 18,5%. Nhƣ vậy, chỉ số CI tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Nhận xét: Ở thị trấn Ngô Mây (Phù Cát), điều kiện mùa khô không thuận

lợi cho sự phát triển của muỗi nên các chỉ số véc tơ trong mùa này đều thấp. Các chỉ số véc tơ mùa mƣa cao hơn mùa khô, là do mùa mƣa thời tiết mƣa nhiều đã

tạo nhiều ổ nƣớc cho muỗi sinh sản làm các chỉ số véc tơ đều tăng và vƣợt mức nguy cơ cao (DI ≥ 0,5 hoặc BI ≥ 30) ở cả hai thời điểm đầu và cuối mùa mƣa. Qua đó cho thấy, ở đây vào mùa mƣa có nguy cơ xảy ra dịch SXHD, đặc biệt các tháng đầu mùa mƣa, lúc này thời tiết nóng ẩm thuận lợi nên muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.

3.2.1.3. Các chỉ số véc tơ Aedes aegypti tại phƣờng Ngô Mây, Quy Nhơn

Bảng 3.5. Các chỉ số véc tơ Ae. aegypti tại phƣờng Ngô Mây Thời gian DI (con/nhà) AHI (%) BI HI (%) CI (%) SL MĐ SL TL SL BI SL TL SL TL Tháng 2 7 0,2 6 20,0 5 17 4 13,3 61 8,2 Tháng 5 3 0,1 3 10,0 4 13 2 6,7 58 6,9 Tháng 9 27 0,9 10 33,3 4 13 3 10,0 33 12,1 Tháng 11 14 0,5 10 33,3 2 7 2 6,7 53 3,8 Ghi chú: MĐ: Mật độ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ.

Dẫn liệu tại bảng 3.5. cho thấy:

Mật độ muỗi (DI) tháng 2 là 0,2 con/nhà, tháng 5 là 0,1 con/nhà, tháng 9 là 0,9 con/nhà, tháng 11 là 0,5 con/nhà. Nhƣ vậy, chỉ số DI tại phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có muỗi (AHI) tháng 2 là 20%, tháng 5 là 10%, tháng 9 là 33,3%, tháng 11 là 33,3%. Nhƣ vậy, chỉ số AHI tại phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Chỉ số Breteau (BI) tháng 2 là 17, tháng 5 là 13, sang tháng 9 chỉ số BI là 13 không tăng so với cuối mùa khô, tháng 11 BI là 7 thấp hơn mùa khô.

Tỷ lệ nhà có bọ gậy (HI) tháng 2 là 13,3%, tháng 5 là 6,7%, tháng 9 là 10%, tháng 11 là 6,7%. Nhƣ vậy, chỉ số HI tại phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) đầu mùa mƣa cao hơn cuối mùa khô.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CI) tháng 2 là 8,2%, tháng 5 là 6,9%, tháng 9 là 12,1%, tháng 11 là 3,8%. Nhƣ vậy, chỉ số CI tại phƣờng Ngô Mây

(Quy Nhơn) đầu mùa mƣa cao hơn mùa khô và cuối mùa mƣa thấp hơn mùa khô.

Nhận xét: Tại phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn), điều kiện mùa khô không thuận lợi cho sự phát triển của muỗi nên các chỉ số véc tơ trong mùa này đều thấp. Sang tháng 9 đầu mùa mƣa, thời tiết nóng ẩm thuận lợi, có nhiều nơi sinh sản nên muỗi phát triển mạnh làm các chỉ số véc tơ đều tăng và vƣợt mức nguy cơ cao (DI ≥ 0,5 hoặc BI ≥ 30), riêng BI vẫn ở mức bằng với tháng 5. Tháng 11 cuối mùa mƣa chuẩn bị sang mùa đông, nhiệt độ bắt đầu giảm thời tiết lạnh, khô làm các chỉ số DI, BI, HI, CI giảm. Qua đó cho thấy, ở đây thời điểm đầu mùa mƣa có nguy cơ xảy ra dịch SXHD.

3.2.1.4. So sánh các chỉ số véc tơ Aedes aegypti tại các điểm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) có phần khác biệt, các chỉ số véc tơ (DI, AHI, BI, HI, CI) mùa khô cao hơn mùa mƣa. Trong khi đó tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) thì các chỉ số véc tơ trong mùa mƣa cao hơn mùa khô.

Yếu tố sinh cảnh góp phần tạo nên sự khác biệt này, tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) sinh cảnh thành thị khác biệt với xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) sinh cảnh nông thôn. Sinh cảnh thành thị có nhà ở liền kề, vật dụng sinh hoạt tiện nghi, hiện đại. Mùa khô phế thải quanh nhà ít vì đƣợc thu gom, đa số các gia đình sử dụng nƣớc máy hoặc dùng xô lấy nƣớc sinh hoạt nên dễ đổ hết nƣớc sau khi sử dụng. Trong khi đó, sinh cảnh nông thôn nhà ở ngƣời dân có vƣờn cây hoặc đất trồng trọt có nhiều vật dụng nhƣ máng nƣớc gia cầm, phế thải, các phế thải không đƣợc thu gom dễ có nƣớc đọng sau mƣa tạo nơi sinh sản cho muỗi. Cụ thể, số DCCN có bọ gậy tại Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) mùa khô tháng 2 và tháng 5 lần lƣợt là 10/13, cao hơn 2 lần so với thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) là 5/6 và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) là 5/4 (Dẫn liệu tại bảng 3.3., 3.4. và 3.5.). Tập quán ngƣời dân tại Tam Quan Bắc sử dụng nhiều bể xi măng, chum/vại dự trữ nƣớc thƣờng xuyên để sinh hoạt hàng ngày

(Dẫn liệu tại bảng 3.6.), loại dụng cụ này thƣờng lớn và khá nặng, khó lật úp, khó vệ sinh nên đây là nơi cho muỗi sinh sản. Vì các lí do trên mà các chỉ số véc tơ tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) vào mùa khô vẫn duy trì ở mức cao và cao hơn thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn). Sang mùa mƣa, có sự khác biệt trái ngƣợc với mùa khô, sinh cảnh thành thị có các chỉ số véc tơ cao hơn là do sinh cảnh thành thị có nhiều phế thải, rác thải là đồ hộp, chai, lọ v.v… mùa mƣa ngƣời dân ít thu gom phế thải, còn ở sinh cảnh nông thôn ít rác thải loại này. Cụ thể, tỷ lệ DCCN có bọ gậy là phế thải ở thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) là 31,5%, phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) là 32,5% (Dẫn liệu tại bảng 3.8. và 3.10.) cao gấp 2,6 lần ở sinh cảnh nông thôn xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) chỉ chiếm 12,5% (Dẫn liệu tại bảng 3.6.). Sinh cảnh thành thị mật độ dân cƣ cao cũng kéo theo sự phát triển của muỗi, chỉ số mật độ muỗi DI cao nhất tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) là 0,9 con/nhà gấp 1,8 lần tại Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) DI = 0,5 (Dẫn liệu tại bảng 3.3., 3.4. và 3.5.).

Kết quả điều tra tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) trong nghiên cứu này phù hợp với điều tra gần đây của Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn năm 2015, đa số các điểm điều tra có chỉ số DI và BI trong mùa mƣa cao hơn so với mùa khô: tại phƣờng Chánh Lộ, tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi mùa khô (tháng 6) DI: 0,17 con/nhà, AHI: 16,7%, BI: 20, HI: 20% và CI: 15,4 thấp hơn mùa mƣa (tháng 9) DI: 0,4 con/nhà, AHI: 20%, BI: 20, HI: 20% và CI: 18,2; tại thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định mùa khô (tháng 6) DI: 0,3 con/nhà, AHI: 14,7%, BI: 17, HI: 16,7% và CI: 12 thấp hơn mùa mƣa (tháng 9) DI: 0,67 con/nhà, AHI: 35,3%, BI: 23, HI: 18,7% và CI: 12,8; tại phƣờng IV, tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mùa khô (tháng 5) DI: 0,1 con/nhà, AHI: 10%, BI: 27, HI: 16,7% và CI: 12,5 thấp hơn so với đầu mùa mƣa (tháng 8) DI: 0,6 con/nhà, AHI: 33,3%, BI: 40, HI: 20% và CI: 16 [41].

(2015), nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết (lƣợng mƣa, nhiệt độ, ẩm độ) đến véc tơ sốt xuất huyết tại một số điểm của tỉnh Bình Định năm 2015, kết quả cho thấy tại tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có trung bình mùa khô DI: 0,3 con/nhà, AHI: 19,5%, BI: 16, HI: 12,2% và CI: 15,4 thấp hơn so với trung bình mùa mƣa có DI: 0,5 con/nhà, AHI: 34,6%, BI: 41, HI: 28,6% và CI: 22,6 [28].

Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn (2014), nghiên cứu tại miền núi Sơn Hòa và Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Kết quả cho thấy tại huyện Sơn Hòa mùa phát triển của Ae. aegypti từ tháng 9-12 phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài này. Kết quả nghiên cứu tại huyện Sông Hinh có điểm khác biệt là không có sự khác biệt của muỗi Ae. aegypti giữa mùa khô và mùa mƣa. Điều này là do tại huyện Sông Hinh có nhiều sự can thiệp của con ngƣời, vào mùa mƣa đã có nhiều đợt vệ sinh môi trƣờng diệt lăng quăng, bọ gậy [40].

Kết quả nghiên cứu tại thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) và phƣờng Ngô Mây (Quy Nhơn) cũng phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới nhƣ:

Mogi và cs (1988), điều tra trứng của 2 loài Ae. aegyptiAe. albopictus

ở khu dân cƣ Chiang Mai, Thái Lan thấy khả năng phát triển của muỗi giảm xuống vào mùa khô (kể cả 2 loài), nhƣng đƣợc tăng lên theo hàm số mũ trong suốt nửa đầu và giảm xuống trong nửa sau của mùa mƣa [56].

Ibarra và cs (2013), nghiên cứu vai trò của các yếu tố khí hậu và sinh thái xã hội đối với sự biến động Ae. aegypti tại thành phố Machala phía Nam Ecuador. Kết quả cho thấy 81,7% lăng quăng, bọ gậy đƣợc thu thập trong mùa mƣa và chúng tập trung hơn nữa vào sau mƣa. Chỉ số lăng quăng, bọ gậy cao nhất trong mùa mƣa và tăng cao hơn tại khu vực trung tâm trong tất cả các mùa từ thời điểm sau mƣa. Mùa mƣa kết thúc, khu vực trung tâm chỉ số lăng quăng, bọ gậy giảm 79%, khu vực ngoại ô giảm 22%. Bọ gậy thu thập từ các DCCN trong mùa khô cũng có sự khác biệt: trƣớc mƣa (65,4%) và sau mƣa (66%) [52]. Wongkoon và cs (2013), nghiên cứu tác động của biến đổi theo mùa đến muỗi, bọ gậy Ae. aegypti Ae. albopictus đồng thời nghiên cứu mùa truyền

bệnh SXHD tại Sisaket, Thái Lan. Nghiên cứu tiến hành điều tra từ tháng 1-12 năm 2010. Kết quả cho thấy, tại mỗi hộ gia đình, bọ gậy Ae. aegypti vào mùa mƣa cao hơn mùa đông và mùa hạ (mùa khô) [72].

Tantowijoyo và cs (2015), nghiên cứu sự thay đổi của Ae. aegyptiAe. albopictus theo không gian và thời gian trong khu vực Yogyakarta của Java, Indonesia. Tiến hành nghiên cứu các quần thể muỗi Aedes trong 5 thôn, giám sát muỗi trƣởng thành bằng bẫy BioGent-Sentinel chỉ ra tại 5 thôn có sự gia tăng

Ae. aegyptiAe. albopictus trong mùa mƣa [65].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mắc, các chỉ số véc tơ và mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại một số địa bàn trọng điểm ở tỉnh bình định năm 2016 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)