Bàn luận về các yếu tố nguy cơ gây viêm tĩnh mạch ngoại vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện phổi trung ương năm 2018 (Trang 58 - 61)

Bệnh tật là nguyên nhân khiến người bệnh phải nhập viện điều trị. Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa nên loại mặt bệnh chính trong bệnh viện cũng như trong nghiên cứu này là các bệnh về phổi và bệnh lao. Để xác định chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV, chúng tôi đã sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến và xác định được các yếu tố có liên quan và có tác động cùng chiều với viêm tĩnh mạch được thể hiện ở bảng 3.17. Theo đó, thời gian lưu catheter 96 – 120 h có tác động mạnh nhất đến viêm tĩnh mạch(

B=0,611; p<0,001), lần lượt sau đó là các thời gian lưu ngoài 120 h, thời gian lưu catheter 72-96 h và thời gian lưu catheter 48-72 h. Người bệnh đặt catheter càng lâu đồng nghĩa với việc đóng mở nắp đậy cùng số lần sử dụng thuốc nhiều hơn dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm càng cao. Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y năm 2016 cũng đã đưa ra kết luận rằng người bệnh có tần suất đóng mở ba chạc của catheter càng nhiều lần càng dễ gây viêm tĩnh mạch[10]. Mối liên quan giữa viêm tĩnh mạch và thời gian lưu CTMNV được khẳng định trong nghiên cứu của Abdul-Hak và Barros khi kết quả phân tích cho giá trị p < 0,001[16]. Chính vì vậy để giảm tỷ lệ viêm tĩnh mạch, chúng ta nên rút bỏ CTMNV càng sớm càng tốt, hạn chế việc phải lưu catheter dài ngày, đặc biệt là sau 96 giờ.

Kết quả ở bảng 3.17 cũng chỉ ra rằng, người bệnh đang nằm điều trị tại khoa lao hô hấp cũng là một yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch (p=0,046). Người bệnh điều trị tại khoa lao hô hấp là những người bệnh mắc bệnh chính là lao vì vậy kết quả này là hợp lý do lao là bệnh lý do vi trùng lao gây nên và lây qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn, môi trường khoa phòng nhiều vi khuẩn hơn. Ngoài ra người bệnh lao thường mắc thêm nhiều bệnh khác như suy gan, suy thận, HIV… khiến cơ thể người bệnh suy nhược, khả năng miễn dịch của người bệnh lao bị suy giảm. Đây là các điều kiện khiến người bệnh lao dễ bị viêm tĩnh mạch hơn so với người bệnh hô hấp khác. Vì vậy cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh hiểu rõ về trạng bệnh của mình để hợp tác trong điều trị, động viên người bệnh bổ sung dinh dưỡng nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch.

Nghiên cứu còn cho thấy, bệnh tim mạch có tác động đến viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV với p=0,038. Đã có một nghiên cứu về viêm tĩnh mạch ngoại vi được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa tim mạch và nghiên cứu cũng kết luận rằng viêm tĩnh mạch có liên quan ý nghĩa với với suy tim (OR = 7,6; 95%CI: 28,7-2,0; p < 0.01), thuốc vận mạch (OR = 12; 95%CI: 38,9-3,6; p < 0,01) [8].

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai loại catheter tĩnh mạch ngoại vi chính thuộc danh mục vật tư của bệnh viện là Temuro và Braun. Kết quả mô hình hồi quy logistic đa biến đã thể hiện rằng, loại catheter tĩnh mạch Temuro là một

trong số những yếu tố liên quan có tác động cùng chiều với viêm tĩnh mạch ngoại vi. Sự khác biệt này có thể được giải thích do hai loại catheter được làm bằng các chất liệu khác nhau và thiết kế khác nhau. Catheter Temuro thiết kế dạng bút được làm từ ETFE, catheter Braun được thiết kế có cánh dễ dàng cầm khi sử dụng, có cửa bơm thuốc, làm từ chất liệu FEP.

Cẳng tay là vị trí thuận lợi với tĩnh mạch to, dài và thẳng được lựa chọn để đặt catheter, tuy nhiên theo kết quả của nghiên cứu này thì đây lại là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch ngoại vi khi sử dụng. Điều này cũng gợi ý cho nhân viên y tế khi tiến hành đặt catheter cho người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những vị trí khác trước, và khi phải đặt ở vị trí cẳng tay thì cần lưu ý hơn trong quá trình đặt cũng như theo dõi catheter.

4.4. Bàn luận về một số hạn chế của nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ được thực hiện tại 3 khoa trong bệnh viện.

- Chọn người bệnh, chọn quan sát ghi nhận viêm tĩnh mạch không xác suất. - Số lần đặt CTMNV trên người bệnh chỉ được tính từ khi đối tượng nghiên cứu được lựa chọn, không đánh giá được số lần đã được đặt trước đó từ các khoa khác chuyển đến.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu mức độ viêm tĩnh mạch và các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch của 341 người bệnh và 403 catheter tĩnh mạch ngoại vi đặt và lưu trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện phổi trung ương năm 2018 (Trang 58 - 61)