Những nghiên cứu về tuổi dậy thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Những nghiên cứu về tuổi dậy thì

1.3.1.1. Những nghiên cứu về tuổi dậy thì trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tuổi dậy thì. Các công trình nghiên cứu đề cập đến sự phát triển các đặc tính sinh dục ở trẻ em đã đƣợc tiến hành nghiên cứu ở nhiều quốc gia, trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Các nghiên cứu ở Âu, Mỹ cho thấy tuổi dậy thì của nam dao động từ 12 đến 14 tuổi, trung bình khoảng 13 tuổi, còn ở nữ dao động từ 11 đến 16 tuổi, trung bình khoảng 13 tuổi [48], [49].

1.3.1.2. Những nghiên cứu về tuổi dậy thì ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tuổi dậy thì ở các vùng miền và các dân tộc khác nhau nhƣ:

Theo số liệu của Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam năm 1975: tuổi bắt đầu có kinh của phụ nữ ở thành phố là 15,8 ± 1,46, phụ nữ lao động trên các công trƣờng là 16 ± 0,2, của học sinh ở Hà Nội là 14,3 ± 1,2 và của học sinh nông thôn là 15 ± 3,4 [2].

Năm 1986, Đinh Kỷ và Cao Quốc Việt nghiên cứu về tuổi dậy thì nƣớc ta những năm 1978 -1980 cho thấy: tuổi dậy thì của nữ Thành phố Hồ Chí Minh là 13 năm 10 tháng ± 1năm 5 tháng và ở Thái Bình 14 năm 5 tháng ± 1 năm 3 tháng [26];

Năm 1991, Đào Huy Khuê nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh ở thị xã Hà Đông. Tác giả nhận thấy, tỷ lệ nữ có kinh lần đầu ở lứa tuổi từ 11-14 là tăng dần theo tuổi từ 1,8 % đến 33,9% [23];

ngƣời Việt Nam nhận thấy tuổi dậy thì của nam là 14,7 ± 1,1 [42];

Năm 2002, Nguyễn Phú Đạt nghiên cứu tuổi dậy thì của trẻ em cho thấy tuổi dậy thì của học sinh nam từ 14 năm 07 tháng đến 15 năm 10 tháng và ở các học sinh nữ là 13 năm 18 tháng đến 13 năm 11 tháng [7];

Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh trƣờng THCS tỉnh Hòa Bình [6];

Năm 2009, Hoàng Thu Soan và cộng sự nghiên cứu đặc điểm tuổi dậy thì của một số trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên cho thấy Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh THCS Nha Trang là 12.23 ± 1.01 tuổi, và học sinh trƣờng huyện là 13.01 ± 0.93 tuổi. Tuổi dậy thì tăng dần theo tuổi [33];

Năm 2012, Nguyễn Ngọc Thùy nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trƣờng THCS Minh Trí, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội cho thấy: Tuổi bắt đầu xuất tinh năm 13 tuổi (6,32%), đến năm 15 tuổi (28,91%). Tuổi xuất tinh lần đầu của học sinh nam trung bình là 14 năm 03 tháng ± 1 năm 08 tháng. Học sinh nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt năm 12 tuổi (8,75%), đến năm 15 tuổi (81,81%). Tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu của học sinh nữ là 13 năm 04 tháng ± 1 năm 05 tháng [38];

Năm 2014, Mai Văn Hƣng và Nguyễn Thị Thanh Nga nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý dậy thì của học sinh một số trƣờng THCS ở Hà Nội cho thấy: Tuổi trung bình có kinh lần đầu của nữ sinh THCS tại Hà Nội (13 năm 3 tháng ± 1 năm 3 tháng) sớm hơn tuổi xuất tinh lần đầu của nam (14 năm 5 tháng ± 1 năm 4 tháng). Điều này khẳng định quy luật dậy thì của học sinh THCS Hà Nội phù hợp với các đặc trƣng giới tính và nằm trong giới hạn cho phép [19];

Năm 2015, Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự nghiên cứu một số chỉ số sinh lý của học sinh 8-15 tuổi ở tỉnh Bình Dƣơng cho thấy: Tỉ lệ học sinh nữ dậy thì sớm bất thƣờng (8-9 tuổi) là 9 trƣờng hợp (chiếm 1,31%), dậy thì sớm

(10-11 tuổi) là 33,04%. Tỉ lệ dậy thì phổ biến là tuổi 12-13, với tổng tỉ lệ trong nhóm nghiên cứu là 57,6% [14];

Năm 2019, Nguyễn Thị Hải Hà và cs nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh THCS huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cho thấy: Tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ (13 tuổi 1 tháng ± 1 năm 3 tháng) sớm hơn so với tuổi xuất tinh lần đầu của nam (14 tuổi 1 tháng ± 1 năm 2 tháng) [13];

Các nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu dậy thì của thanh niên Việt Nam ngày càng sớm hơn. Thanh niên thập kỷ 90 dậy thì sớm hơn thanh niên thập kỷ 70 của thế kỷ XX [11], [47]. Và thanh niên thập kỷ thức hai của thế kỷ 21 dậy thì sớm hơn thanh niên thập kỷ 90.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 26 - 28)