Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng

Học sinh từ 11-14 tuổi (học sinh từ lớp 6 đến lớp 9) ở Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đối tƣợng nghiên cứu đều khỏe mạnh. Học sinh không mang dị tật hình thái, không có dấu hiệu tâm sinh lý không bình thƣờng.

Tuổi của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tính theo quy ƣớc Việt Nam và Quốc tế [16], [44]. Học sinh từ 11 đến 14 tuổi là từ 132 tháng đến 180 tháng tuổi.

Tổng số học sinh đƣợc nghiên cứu là 630 học sinh, phân bố ở các đối tƣợng theo độ tuổi, theo giới tính và đƣợc trình bày ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Sự phân bố học sinh trong mẫu nghiên cứu Tuổi Giới tính đối tƣợng nghiên cứu Tổng số

Nam Nữ 11 101 103 204 12 88 93 181 13 69 75 144 14 50 51 101 Tổng số 308 322 630

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020.

- Địa điểm nghiên cứu: tiến hành điều tra ở Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ học sinh đã dậy thì của học sinh trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum, tuổi dậy thì chính thức của học sinh nam (tuổi xuất tinh lần đầu của nam) và học sinh nữ (thời gian có kinh nguyệt lần đầu).

- Nghiên cứu các chỉ số hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình theo tuổi và theo giới tính.

- Đánh giá tình trạng thể lực của học sinh theo tuổi và giới tính.

- Mối quan hệ giữa tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ số hình thái của học sinh.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Phƣơng pháp mô tả cắt ngang có so sánh.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Cỡ mẫu: toàn bộ (n > 30)

2.3.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu

2.3.3.1. Phương pháp xác định tuổi dậy thì chính thức

Giáo viên đƣợc hƣớng dẫn phƣơng pháp đo và lấy số liệu.

Một tuần trƣớc đợt điều tra lấy số liệu của học sinh. Điều tra viên sẽ phát bì thƣ có Thƣ ngỏ và phiếu Khảo xác thông tin để học sinh, quý phụ huynh học sinh biết và tự nguyện tham gia, đồng ý cung cấp thông tin (vì vấn đề nhạy cảm phiếu này có phân loại riêng cho nam và nữ) (phụ lục 01 và 02). Trong thƣ ngỏ có hƣớng dẫn cho phụ huynh và học sinh cung cấp các thông tin cơ bản nhƣ: tên, lớp, tuổi, địa chỉ nhà và thời điểm có kinh lần đầu đối với

nữ và xuất tinh lần đầu đối với nam.

Vào buổi điều tra do trƣờng sắp xếp, các học sinh sẽ đƣợc các giáo viên đo các chỉ số hình thái để các em tự điền vào nội dung: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, các em sẽ tự dán kín phong thƣ và nộp lại cho điều tra viên. Điều này sẽ thể hiện đƣợc sự tự nguyện và khách quan với các thông tin mà các em cung cấp.

2.3.3.2. Phương pháp đo các chỉ số về hình thái

Các phƣơng pháp nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc thể lực chủ yếu dựa vào tài liệu “nhân trắc học và sự ứng dụng trên ngƣời Việt Nam”[32].

- Chiều cao đứng: đo khi học sinh bỏ giày d p, đứng thẳng (gót, mông, vai và đầu áp sát thƣớc đo). Mắt nhìn thẳng về phía trƣớc theo đƣờng nằm ngang. Hai tay bỏ xuôi xuống hai bên đùi. Dùng thƣớc vuông áp sát đỉnh đầu vuông góc với thƣớc đo. Chiều cao đứng là chiều cao đƣợc đo từ mặt đất đến đỉnh đầu, đơn vị là cm.

- Cân nặng: khi xác định cân nặng, đặt cân ở vị trí bằng phẳng, học sinh mặc quần áo mỏng, không đi giầy, d p đứng lên giữa bàn cân và đọc kết quả khi kim đứng yên. Khối lƣợng của cơ thể đƣợc xác định bằng cân y học của Trung Quốc, đơn vị là kilogram (kg), tính đến mức 1/10kg.

- Vòng ngực trung bình (VNTB): vòng ngực đƣợc xác định bằng cách vòng thƣớc dây không dãn quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát xƣơng bả vai, phía trƣớc qua mũi ức sao cho thƣớc dậy song song với mặt đất, VNTB đƣợc xác định bằng trung bình cộng của vòng ngực lúc hít vào tận lực và vòng ngực lúc thở ra gắng sức.

2.3.3.3. Nghiên cứu chỉ số thể lực

- Chỉ số BMI: BMI ( Body mass Index) đƣợc tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]2

[16], [57].

chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho ngƣời châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đƣờng các nƣớc châu Á (IDI & WPRO) đƣợc áp dụng cho ngƣời châu Á.

Bảng 2.2. Bảng phân loại mức độ gầy - béo của con ngƣời

Phân loại BMI (kg/m2) - WHO BMI (kg/m2) – IDI & WPRO

Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 Bình thƣờng 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân ≥ 25 23 Tiền b o phì 25 – 29,9 23 – 24,9 B o phì độ I 30 – 34,9 25 – 29,9 B o phì độ II 35 – 39,9 ≥ 30 B o phì độ III ≥ 40

BMI đƣợc đánh giá theo CDC dùng cho trẻ em từ 2 đến 20 tuổi (hình 2.2 và hình 2.3.)

Hình 2.3. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi

- Chỉ số Pignet: Đƣợc tính theo công thức:

Pignet = Chiều cao đứng (cm) - [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]

Theo tác giả Nguyễn Quang Quyền [32] thì các mức độ để đánh giá thể lực theo chỉ số Pignet nhƣ bảng sau:

Bảng 2.3. Phân loại sức khỏe theo chỉ số Pignet

Chỉ số Pignet Loại sức khỏe

< 23,0 + Pignet < 23: Cực khỏe 23,0 – 28,9 + Pignet = 23,0 - 28,9: Rất khỏe 29,0 – 34,9 + Pignet = 29,0 - 34,9: Khỏe 35,0 – 41,0 + Pignet = 35,0 - 41,9: Trung bình 41,1 – 47,0 + Pignet = 41,1 - 47,9: Yếu 47,1 – 53,0 + Pignet = 47,1 - 53,0: Rất yếu > 53 + Pignet > 53: Cực yếu

2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra từng phiếu thu thập thông tin, làm sạch số liệu, mã hóa trƣớc khi nhập vào máy tính.

- Số liệu đƣợc xử lý mô tả thống kê bằng phần mềm Statistix 8.0 và MS.EXCEL 2010.

- Để so sánh tỷ lệ và so sánh các giá trị trung bình, chúng tôi sử dụng phần mềm Statistix 8.0 xử lý. Kết quả đƣợc báo cáo là p < 0,05 hoặc p > 0,05.

- Để tính các tham số thống kê, chúng tôi sử dụng các công thức sau:

+ Giá trị trung bình:

: giá trị trung bình của mỗi công thức. Xi : giá trị từng mẫu; n: số mẫu quan sát.

+ Độ lệch chuẩn: đánh giá mức độ phân tán trung bình mẫu (n ≥ 30)

+ Sai số trung bình: ( )

+ Phép thử t (student): độ tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình.

Trong đó:

: giá trị trung bình nhóm A; : giá trị trung bình nhóm B. nA : cỡ mẫu của nhóm A; nB : cỡ mẫu của nhóm B

Nếu 1,96 (p <0,05); ≥ 2,33 (p <0,02); ≥ 2,58 (p <0,01);

Nếu <1,96 (p> 0,05): sự sai khác giữa hai giá trị không có ý nghĩa thống kê.

+ Sự sai khác hai tỷ lệ % đƣợc kiểm định bằng t-test theo công thức của Hà Huy Khôi:

Trong đó :

XA : số cá thể của A đặc trƣng nghiên cứu. XB : số cá thể của B đặc trƣng nghiên cứu. nA : tổng số mẫu nghiên cứu ở quần thể A. nB : tổng số mẫu nghiên cứu ở quần thể B.

, q = 1 – p

p và q là hai tỉ lệ quần thể đƣợc ƣớc lƣợng dựa trên hai mẫu. Sau khi tính t ta tính đƣợc xác suất p:

Nếu < 1,96 (hay p > 0,05) thì sai khác giữa 2 phƣơng án không có ý nghĩa thống kê;

Nếu ≥ 1,96 (hay p < 0,05) thì sai khác giữa 2 phƣơng án có ý nghĩa thống kê. Cụ thể hơn, khi ≥ 1,96 thì p < 0,05; khi ≥ 2,58 thì p < 0,01; khi

≥ 3,29 thì p < 0,001.

2.4 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế.

- Thực hiện với đối tƣợng nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện. Tất cả các số liệu thu thập đƣợc nếu mang tính chất cá nhân đều đƣợc bỏ phong bì dán kín khi nộp để đảm bảo bí mật.

- Phải giải thích rõ mục đích của đề tài chỉ để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, sẵn sàng tƣ vấn kiến thức về sức khoẻ sinh sản với thái độ chân thành, cởi mở, không nên chọn thời điểm là mùa thi của học sinh.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tuổi dậy thì chính thức của học sinh trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Tum tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

3.1.1. Tỷ lệ (%) học sinh đã dậy thì chính thức theo tuổi và giới tính

Khảo sát học sinh của trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum có độ tuổi từ 11 đến 14, có 71/308 học sinh nam đã dậy thì chính thức, có 236/322 học sinh nữ đã dậy thì chính thức (DTCT), kết quả trung bình tỷ lệ trẻ đã DTCT của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc trình bày trên bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tỉ lệ (%) học sinh đã dậy thì chính thức theo tuổi và giới tính Giới tính Tuổi Nam ( ) Nữ ( ) p n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % 11 101 1,98 103 47,57 -45,59 < 0,05 12 88 10,23 93 69,89 -59,67 < 0,05 13 69 40,58 75 96,00 -55,42 < 0,05 14 50 64,00 51 98,04 -34,04 < 0,05 TB 308 29,2 322 77,88 -48,68

Số liệu Bảng 3.1 và Hình 3.1 cho thấy: tỉ lệ (%) học sinh đã DTCT của nam (hiện tƣợng xuất tinh lần đầu), nữ (có kinh nguyệt lần đầu) tăng dần theo tuổi từ 11 đến 14. Trong cùng một lứa tuổi, tỷ lệ đã DTCT của các em nữ luôn cao hơn các em nam.

Cụ thể, ở tuổi 11, học sinh nam đã DTCT là 1,98%, thấp hơn rất nhiều so với học sinh nữ tuổi 11 đã DTCT là 47,57 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở tuổi 12, học sinh nam đã DTCT là 10,23%, thấp hơn rất nhiều so với học sinh nữ (69,89 %), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở tuổi 13, học sinh nam đã DTCT là 40,58%, cũng thấp hơn so với học sinh nữ (96,00%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đến tuổi 14, tỉ lệ học sinh nam đã DTCT chỉ có là 64,0 % mà của học sinh nữ đã là 98,04 % (p<0,05).

Nhƣ vậy, số lƣợng học sinh đã trãi qua tuổi DTCT của học sinh nữ cao hơn nhiều học sinh nam trong cùng độ tuổi, điều này là phù hợp với quy luật, tỷ lệ trung bình học sinh từ 11-14 tuổi đã dậy thì nam chỉ có 29,2 %, trong khi tỷ lệ trung bình học sinh nữ đã DTCT là 77,88 %.

3.1.2. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh nam và nữ

Khảo sát 71 học sinh nam và 236 học sinh nữ đã DTCT của trƣờng có độ tuổi từ 11 đến 14, kết quả trung bình tuổi DTCT của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc trình bày trên bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính

( Đơn vị: tuổi) Giới tính Tuổi Nam ( ) Nữ ( ) p n SD n SD 11 101 10,46 0,65 103 10,69 0,76 -0,23 > 0,05 12 88 11,66 0,48 93 11,31 0,84 0,33 > 0,05 13 69 12,31 0,80 75 11,49 0,92 0,81 < 0,05 14 50 12,28 0,94 51 11,55 1,28 0,73 < 0,05 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.2 và quan sát Hình 3.2 cho thấy, tuổi DTCT trung bình của học sinh nam và nữ đều có từ sớm. Ở tuổi 11, học sinh nam có biểu hiện DTCT 10,46 tuổi sớm hơn học sinh nữ 10,69 tuổi, đến tuổi 12, 13, 14 đã nhận thấy tuổi DTCT trung bình của học sinh nam muộn hơn học

sinh nữ. Sự chênh lệch về tuổi DTCT của nam và nữ không có sự khác biệt đáng kể ở lứa tuổi 11 và 12 (p >0.05), đến tuổi 13,14 thì tuổi DTCT trung bình đã có sự chênh lệch đáng kể có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính

Khảo sát 71 học sinh nam và 236 học sinh nữ ở lứa tuổi 11-14 đã trải qua tuổi DTCT của trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum. Kết quả tuổi DTCT trung bình của học sinh theo giới tính thể hiện qua bảng 3.3:

Bảng 3.3. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh theo giới tính

Nam ( ) Nữ ( )

P Số lƣợng Thời điểm SD Số lƣợng Thời điểm SD

71 11,68 0,87 236 11,26 0,39 0,87 > 0,05 Kết quả nghiên cứu Bảng 3.3 và quan sát Hình 3.3 cho thấy: tuổi dậy thì trung bình của học sinh nam là 11,68 ± 10 tháng tuổi, muộn hơn so với tuổi dậy thì trung bình của học sinh nữ là 11,26 ± 5 tháng tuổi. Sự sai khác về tuổi DTCT giữa nam và nữ không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p >0.05). Xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng để đánh giá DTCT. Tuy nhiên, dấu hiệu này khó xác định hơn hiện tƣợng có kinh nguyệt lần đầu ở con gái.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh theo giới tính

3.1.3. So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì với các tác giả khác

3.1.3.1. So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh nam với các tác giả khác

Khi so sánh tỷ lệ đã DTCT của học sinh nam trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác, chúng tôi thấy có sự khác biệt. Kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4:

Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) tuổi dậy thì chính thức của học sinh nam so với nghiên cứu khác

Tuổi Nội (1995- 1999) Thái Bình (1995- 1999) Hà Tây (1995- 1999) Trƣờng Minh Trí, Hà Nội (2012) Bình Dƣơng (2015) Trƣờng Liên Việt Kon Tum (2020) 11 - - - - 10,61 1,98 12 1,92 - - 6,32 14,29 10,23 13 12,39 0,94 1,20 18,51 33,33 40,58 14 45,08 9,89 4,84 28,91 29,44 64,00

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ dậy thì chính thức của học sinh nam so với các nghiên cứu khác

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4 và quan sát Hình 3.4 cho thấy: thời điểm xuất tinh lần đầu ở học sinh nam thuộc các địa bàn khác nhau không giống nhau và thậm chí là ở các năm khảo sát khác nhau cũng cho tuổi DTCT của học sinh nam là khác nhau. Hiện tƣợng xuất tinh lần đầu ở học sinh nam lúc 11 tuổi ở Bình Dƣơng năm 2015 là 10,61; và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum năm 2020 là 1,98%. Tuổi 12, tỷ lệ xuất tinh lần đầu trong những năm 1995-1999 ở Hà Nội là 1,92 % [7]; trƣờng THCS Minh Trí – Hà nội năm 2012 là 6,32 % [38]; Bình Dƣơng năm 2015 là 14,29% [14]; và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 10,23%. Tuổi 13, tỷ lệ học sinh nam xuất tinh lần đầu vào những năm 1995-1999 ở Hà Nội là 12,39 %; Thái Bình 0,94

% [7]; Hà Tây 1,20 % [7]; trƣờng THCS Minh Trí năm 2012 là 18,51 %; Bình Dƣơng 2015 là 33,33% và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 40,58 %. Lúc 14 tuổi tỉ lệ học sinh xuất tinh lần đầu vào những năm 1995- 1999 ở Hà Nội là 45,08 %; ở Thái Bình là 9,89 %; Hà Tây là 4,84 %; trƣờng THCS Minh Trí năm 2012 là 28,91 %; Bình Dƣơng 2015 là 29,44 % và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 64,0%.

Khi so sánh tuổi DTCT trung bình của học sinh nam với các nghiên cứu khác, chúng tôi cũng thấy có sự sai khác. Kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.5:

Bảng 3.5. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh nam so với các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 34)