Những nghiên cứu về chỉ số hình thái, thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 28 - 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Những nghiên cứu về chỉ số hình thái, thể lực

1.3.2.1. Những nghiên cứu về chỉ số hình thái, thể lực trên thế giới

Năm 1754, Nghiên cứu về sự tăng trƣởng thực sự đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp của bác sĩ Christian Friedrich Jampert ở trƣờng y khoa Halle, Đức. Ông đã tìm hiểu chiều cao, cân nặng và một số chỉ số khác ở nam và nữ từ 1 - 25 tuổi tại trại trẻ mồ côi Hoàng Gia ở Berlin và một vài nơi khác ở Đức [39].

Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đƣợc Philibert Gu neau de Montbeilard thực hiện trên con trai của mình trong 18 năm, mỗi năm ông đo 2 lần cách nhau 6 tháng, từ khi đứa b đƣợc sinh ra (1759) đến 18 tuổi (1777), nghiên cứu này đã đƣợc trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu về tăng trƣởng từ giữa thế kỷ XX đến nay [49].

Thế kỷ XIII, Tenon đã xem cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực. Nhƣng mãi đến đầu thế kỷ XVIII, nghiên cứu hình thái sinh lý mới trở thành một ngành khoa học thực sự. Mối liên hệ giữa hình thái và môi trƣờng sống cũng đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm, đại diện là các nhà nhân trắc

học Ludman, Nold và Volanski [12].

Năm 1954, F. Vandervael, một thầy thuốc ngƣời Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân trắc học, ông đƣa ra những nhận x t về quy luật phát triển thể lực theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và xây dựng những đặc trƣng thống kê trung bình cộng và độ lệch chuẩn [17].

Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác của Carlschule (Đức), Bowditch (Mỹ), Paul Godin (Pháp)… đến năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trƣởng học ra đời có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới.

Năm 2015, Neyzi O. và cộng sự nghiên cứu Giá trị tham khảo cho cân nặng, chiều cao, chu vi đầu và chỉ số khối cơ thể ở trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ, và so với dữ liệu tham khảo của WHO, giá trị cân nặng và chiều cao ở trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn một chút ở trẻ sơ sinh và trẻ em dƣới 5 tuổi, trong khi chúng cho thấy sự tƣơng đồng với giá trị đƣợc báo cáo ở trẻ em từ Na Uy và Bỉ [52].

Ngày nay các công trình nghiên cứu về chỉ số nhân trắc ở ngƣời đã đƣợc nhiều cá nhân, tập thể và tổ chức trên thế giới quan tâm (nhƣ WHO, CDC…) [44], [45], [49], [52], [54],… nên ngày càng đa dạng phong phú, nhằm đƣa ra các chỉ số chuẩn của con ngƣời hiện đại, làm cơ sở cho các chƣơng trình giáo dục, chăm sóc hay hoạch định các chiến lƣợc phát triển xã hội trong tƣơng lai.

1.3.2.2. Những nghiên cứu về chỉ số hình thái, thể lực ở Việt Nam

Ở Việt Nam nhân trắc học đƣợc nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ XX, tại Viễn Đông Bác Cổ [32], sau đó là trƣờng Đại học Y khoa Đông Dƣơng (1936 - 1944) đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về nhân trắc học [39];

Việc nghiên cứu hình thái - thể lực của trẻ em đầu tiên đƣợc biết đến là công trình của Bigot A. và Đỗ Xuân Hợp (1939) nghiên cứu trên 897 nữ sinh Hà Nội từ 5 đến 18 tuổi (trích theo Đào Huy Khuê [23]). Các công trình này chƣa xử lý bằng toán xác xuất thống kê nên bị hạn chế phần nào, song đây cũng là

những công trình có giá trị để so sánh với các nghiên cứu sau này [8], [17]; Năm 1967 và 1975 với hai Hội nghị sinh học do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì tại Hà Nội đã tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu về nhân trắc học của nhiều nhà khoa học trong hơn 15 năm. “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” đƣợc xuất bản năm 1975 đã hệ thống hơn 30 chỉ số hình thái, sinh lý, sinh hóa nhƣ: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng bụng, BMI, Pignet, QVC, Hitz, Vervaek… kích thƣớc, trọng lƣợng các phủ tạng ngƣời ở các độ tuổi… Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học y học, đại diện cho các chuyên khoa, chuyên ngành Y học Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các chỉ số sinh học của ngƣời miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử). Song nó thực sự là chỗ dựa tin cậy cho các nghiên cứu về ngƣời Việt Nam sau này. Và đây là một công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số nhân trắc của trẻ em và ngƣời lớn từ năm 1966 đến 1972 [2];

Năm 1991, Đào Huy Khuê đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc liên quan với sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể của 1478 học sinh từ (6 - 17) tuổi ở thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình. Tác giả nhận thấy, hầu hết các chỉ số sinh học đều tăng dần theo tuổi nhƣng nhịp độ tăng trƣởng không đều. Tốc độ tăng trƣởng lớn nhất ở nam thƣờng ở lứa tuổi (14 - 16) và của nữ ở lứa tuổi (11 - 15) [23];

Năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp nghiên cứu 31 chỉ tiêu hình thái thể lực với phƣơng pháp “nghiên cứu dọc” trên 101 học sinh 7 - 16 tuổi ở một trƣờng phổ thông cơ sở Thực nghiệm Hà Nội trong vòng 10 năm (1980 - 1990) và đƣa ra nhiều kết luận về sự tăng trƣởng các kích thƣớc ở cơ thể ngƣời. Theo tác giả, trẻ nữ phát triển mạnh lúc 11 - 12 tuổi và trẻ nam là 13 - 15 tuổi. Cân nặng tăng nhanh lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam [9];

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng nghiên cứu 17 chỉ số hình thái trên ngƣời Việt Nam từ 1 - 25 tuổi ở một số vùng Nghệ Tĩnh cho thấy, sự phát triển

cơ thể trẻ không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau, có 3 thời kỳ trẻ tăng trƣởng nhanh là 5 - 7 tuổi, 10 - 11 tuổi và 13 - 14 tuổi. Khí hậu khắc nghiệt ở vùng Nghệ Tĩnh đã ảnh hƣởng đến cấu trúc hình thái con ngƣời ở đây. Các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực, Pignet, Broca…của cƣ dân Nghệ Tĩnh phần lớn thấp hơn so với các chỉ số này của ngƣời Việt Nam, theo tác giả đây là đặc trƣng của ngƣời dân vùng khí hậu nóng khô và nóng ẩm [35];

Năm 1996, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự nghiên cứu 8.000 ngƣời từ 1-55 tuổi ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam nhận thấy, chiều cao của nam tăng nhanh đến 18 tuổi và nữ đến 14 tuổi. Các tác giả cho rằng có quy luật gia tăng về chiều cao ở ngƣời Việt Nam là cứ 20 năm tăng khoảng 4 cm [8];

Năm 1997, Lê Nam Trà và cs nghiên cứu trên 7.111 học sinh từ 6 - 15 tuổi ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội và 1.928 học sinh ở thị xã Thái Bình cho thấy cân nặng, chiều cao, vòng đầu ở trẻ tăng dần theo tuổi. Cân nặng tăng nhanh nhất lúc 12 - 14 tuổi ở nam và lúc 11 - 13 tuổi ở nữ. Chỉ số Pignet tăng dần đến 12 tuổi ở nam và 11 tuổi ở nữ, sau đó giảm dần [39];

Theo Lê Nam Trà (2006), chiều cao của ngƣời Việt trong 100 năm so với số liệu của Mondiere (1875), Madrolle (1937) và năm 1975 gần nhƣ không thay đổi. Giai đoạn 1975 - 2000, chiều cao nam thanh niên tăng chậm; trung bình 1,1 cm qua mỗi thập kỷ [40];

Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng nghiên cứu các chỉ số chiều cao, cân nặng của các học sinh THCS ở tỉnh Hoà Bình thuộc các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh, Tày và Dao. Tác giả nhận thấy, các chỉ số này ở học sinh dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh cao hơn so với học sinh dân tộc Tày, Dao. Tác giả cho rằng, điều này liên quan tới nơi cƣ trú của các em. Học sinh các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh sống ở vùng đồng bằng, thành phố và thị trấn, còn đa số học sinh các dân tộc Tày, Dao sống ở các vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Đà Bắc, nơi có các điều kiện kinh tế - xã hội k m phát triển hơn so với thành phố

và đồng bằng [6];

Năm 2012, Hoàng Thị Mai Hoa nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trƣờng THCS xã Lam Hạ, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam cho thấy: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm khoảng 5,78 cm, học sinh nữ khoảng 3,71 cm. Cân nặng của học sinh nam tăng trung bình 4,63 kg và của nữ 2,68 kg/năm. Tốc độ tăng vòng ngực trung bình không đều giữa các năm. Mỗi năm vòng ngực trung bình của nam tăng thêm 3,06cm và của nữ tăng thêm 3,16 cm [15];

Năm 2015, Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự nghiên cứu một số chỉ số sinh lí của học sinh 8-15 tuổi ở tỉnh Bình Dƣơng cho thấy: chiều cao đứng, cân nặng của học sinh tăng theo lứa tuổi nhƣng có sự khác nhau theo giới tính [14];

Năm 2016, Huỳnh Văn Chúng nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của học sinh THCS huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định [4];

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái của học sinh THCS khá phong phú. Mặc dù, các kết quả nghiên cứu về các chỉ số này trong các công trình nghiên cứu có chênh lệch không nhiều nhƣng đều có sự khác biệt rõ rệt ở từng lứa tuổi và theo giới tính. Mốc đánh dấu sự thay đổi “nhảy vọt” của các chỉ tiêu nghiên cứu trong quá trình phát triển cơ thể trong các công trình là tƣơng đối đồng nhất, đó là giai đoạn dậy thì (từ 11 đến 15 tuổi). Các chỉ số hình thái của trẻ em sống ở các vùng sinh thái khác nhau, trong các điều kiện nuôi dƣỡng, giáo dục khác nhau không giống nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 28 - 32)