khỏe ban đầu.
Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là: “ Sức khỏe cho mọi người”. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trò
của giáo dục sức khỏe ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm cóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng.
Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những loại thực phẩm nào cho gia đình và chế biến như thế nào. Các gia đình quyết định khi nào thì đưa người nhà đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp.
Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức khỏe của họ, người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết, huấn luyện những kỹ năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy :
- Giáo dục sức khỏe được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lưọc sức khỏe toàn cầu.
- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đưa giáo dục sức khỏe lên chức năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu .
- Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
2.13.2. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.
- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển .
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.
1.2.14. Các biện pháp giáo dục sức khỏe
1.2.14.1. Tư vấn về chuyên môn : theo dõi – chăm sóc – điều trị Tư vấn người bệnh trước ghép Tư vấn người bệnh trước ghép
Chuẩn bị người bệnh trước ghép
Giải thích quy trình phẫu thuật và gây mê hồi sức Quy trình điều trị sau ghép tại bệnh viện
Quy trình điều trị sau ghép tái khám tại bệnh viện 1.2.14.2. Tư vấn về tâm lý trước và sau ghép
Giải thích tâm lý cho người bệnh,
Giải thích chi phí tài chính và cơ hội được nhận tim ghép Nghi lễ tâm linh
1.2.14.3. Tư vấn về sức khỏe tình dục và cuộc sống đời thường Các biện pháp chăm sóc sức khỏe sau ghép Các biện pháp chăm sóc sức khỏe sau ghép
Chế độ sinh hoạt
Chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi Chế độ theo dõi, điều trị, thăm khám
Cuộc sống sinh hoạt đời thường và công việc Cuộc sống vợ chồng
1.3. Ghép tim
1.3.1. Khái niệm
Ghép tim là một quy trình phẫu thuật ghép bằng việc loại bỏ quả tim bị bệnh thay thế bằng một quả tim khỏe mạnh từ người cho đa tạng chết não. Chỉ định ghép tim được thực hiện trên người bệnh có chẩn đoán bệnh suy tim giai
đoạn cuối hoặc bệnh mạch vành nặng, bệnh tim bẩm sinh phức tạp khi các phương pháp điều trị y khoa hoặc phẫu thuật khác đã thất bại.
Ghép tim có mã 37.51 trong phân loại Bệnh Quốc tế và các vấn đề liên quan sức khỏe ICD 9 – CM, có mã MeSH là D016027.
Người cho đa tạng chết não là một người hiến tạng chết não hiến ít nhất từ 2 loại tạng khác nhau trở lên đã được phục hồi cho mục đích ghép tạng.
1.3.2. Chỉ định ghép tim trên người
Suy tim sung huyết ảnh hưởng đến 23 triệu người trên toàn thế giới trong đó có 7,5 triệu người ở Bắc Mỹ. Tỉ lệ mắc bệnh suy tim trong dân số Hoa kỳ từ 20 tuổi trở lên là 2,6%.
Tại Việt nam, tỉ lệ người bệnh suy tim giai đoạn cuối có chỉ định ghép ngày càng gia tăng trên nhiều lứa tuổi. Ghép tim trên người (ghép đồng loài) từ người cho đa tạng chết não là phương pháp điều trị được lựa chọn cho nhiều người bệnh suy tim giai đoạn cuối vẫn có triệu chứng mặc dù điều trị nội khoa tối ưu. Kết quả lâu dài sau ghép đã được cải thiện với những tiến bộ trong lựa chọn người bệnh là ứng viên cấy ghép.. Kỹ thuật, phẫu thuật, phương thức ức chế miễn dịch và chăm sóc, điều trị sau hậu phẫu giúp người bệnh phục hồi sức khỏe đóng góp vai trò tích cực. Bên cạnh đó công tác giáo dục sức khỏe cũng giữ vị trí then chốt giúp người bệnh tuân thủ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như hiện nay tại bệnh viện Việt Đức, Việt nam nói riêng và cơ sở Ngoại khoa thực hiện phẫu thuật ghép tim, số lượng người bệnh cần ghép sớm và số lượng bệnh nhân có danh sách chờ ghép nhiều hơn so với số lượng người chết não hiến tạng. Do đó, việc lựa chọn, phân loại các nhóm suy tim giai đoạn cuối, người bệnh có chỉ định sớm hơn, phù hợp hơn để cấy ghép được đặt ra hàng đầu mang lại lợi ích cao nhất.
Người bệnh suy tim tiến triển được phân thành 2 hệ thống dựa trên mức độ nghiêm trọng ; Phân loại theo Hiệp hội Tim mạch NewYork (NYHA) phân loại người bệnh theo tình trạng chức năng từ I (không giới hạn trong hoạt động) đến IV ( triệu chứng xảy ra khi nghỉ ngơi). NYHA III ( triệu chứng khi gắng
sức tối thiểu) và NYHA II khó thở nhẹ làm hạn chế hoạt động bình thường. Ghép tim ở người bệnh đáp ứng không đầy đủ với liệu pháp y tế đã được chứng minh giúp kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tất cả các vấn đề nêu trên bên cạnh đó vai trò can thiệp công tác giáo dục sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng.
1.3.3.Tổng quan về kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống người mắc
bệnh tim mạch
1.3.3.1. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim mạn
Trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ trong điều trị giúp kéo dài thời gian sống, tuy nhiên bệnh suy tim mạn vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao ở người bệnh tim mạch [74]. Bệnh tật là gánh nặng đối với người bệnh và gia đình. Người bệnh thường xuyên phải vào điều trị tại bệnh viện và mọi chăm sóc phải phụ thuộc vào nhân viên y tế và sự hỗ trợ của gia đình. Chính vì lẽ đó, suy tim mạn còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, bệnh tật, công việc, tài chính, gia đình và xã hội, do hạn chế các lĩnh vực hoạt động.
1.3.3.2. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim trên thế giới giới
* Quy trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch - lồng ngực bệnh viện Hữu nghị Việt Đức:
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Thực trạng của công tác giáo dục sức khỏe tại trung tâm tim mạch – lồng ngực
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả bệnh nhân được ghép tim tại bệnh viện Viết đức tổi tờ 10 trở lên
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân sau ghép đã mất 2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
TT tim mạch – lồng ngực – Bệnh viện Hữu nghị Việt đức
2.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ 1/3/2013 đến ngày 30/4/2020 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
-Mô tả hồi cứu, tiến cứu
-Lấy kết quả từ pháp vấn người bệnh trực tiếp trên giấy
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu toàn bộ,
2.5. Qui trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu
Bệnh nhân đến bệnh viện Việt Đức – khám, tư vấn về tình
trạng sức khỏe
Tư vấn, giải thích tình trạng người bệnh trước khi ghép
Tư vấn điều trị thời gian nằm hồi sức sau ghép
Tư vấn tình trạng sức khỏe trong thời gian nằm điều trị tại hồi sức
Tư vấn, GDSK cho người bệnh khi ra viện và khi trở về nhà
Chương 3 BÀN LUẬN KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Có 23 người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu trong tổng số 29 ca ghép tim tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tính tới thời điểm 30 /4 /2020.
3.1. Đặc điểm người bệnh trước ghép tim
- Đặc điểm dịch tễ học
Bảng 3.5: Phân bố tuổi bệnh nhân vào thời điểm ghép tim
Nhóm tuổi (năm) n Tỉ lệ % (n=23) 3 ≤18 4 3 5 13,0 6 19-34 7 2 8 8,7 9 35-49 10 10 11 43,5 12 50-64 13 8 14 34,8 Tuổi trung bình 41,7±15,2 (10 – 64).
- Phân bố giới tính:Nam giới có 18 ca (78,3%), nữ giới có 5 ca (21,7%). - Phân bố bệnh nhân trước ghép theo nơi sinh sống: Ngoại thành 11 ca (47,8%); Thành thị 12 ca (52,2%).
- Phân bố bệnh nhân trước ghép theo trình độ học vấn: Tiểu học - Trung học cơ sở 2 ca (đang học - 8,6%); Phổ thông trung học 11 ca (47,8%); Cao đẳng, Đại học 10 ca (43,6%).
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân trước ghép theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Tỉ lệ % (n = 23) Cán bộ, viên chức 6 26,1 Tự do 5 21,7 Kinh doanh 4 17,4 Hưu trí 1 4,3
Làm ruộng, nông dân. 4 17,4
Học sinh 3 13,1
- Phân bố bệnh nhân trước ghép theo tình trạng hôn nhân gia đình: 19/23 trường hợp có gia đình riêng (92,6%).
- Các đặc điểm cá nhân nhập viện trước ghép về lối sống: 14/23 trường hợp không hút thuốc lá (60,9%); 17/23 trường hợp không uống rượu (73,9%).
- Chỉ số BMI bình thường chiếm 78,3% (18 ca); thiếu cân 21,7% (5 ca); không có thừa cân.
- Nhóm máu O chiếm 43,5% (10 ca); máu B chiếm 30,4% (7 ca); máu A chiếm 21,7% (5 ca); và máu AB chiếm 4,3% (1 ca)
3.2.Tình trạng kinh tế, chi phí điều trị
Bảng 3.7: Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh khi ghép
Phương thức chi trả N Tỉ lệ % Bảo hiểm y tế Có 23 100 Không 0 0 Người chi trả cho người bệnh Bản thân và gia đình 18 78,3 Người thân/họ hàng 01 4,3 Tài trợ XH + gia đình 04 17,4
Nhận xét: : Tất cả người bệnh đều có Bảo hiểm y tế. Các chi phí ngoài
bảo hiểm y tế được chi trả bởi bệnh nhân và gia đình họ (18 ca – 78,3%); bởi họ hàng thân thích (1 ca – 4,3%); bởi trợ giúp xã hội và họ hàng (4 ca – 17,4%).
Phân bố bệnh nhân theo mức thu nhập gia đình thì hộ nghèo có 2 ca (8,7%); còn lại ở mức trung bình (52,2%) và khá giả (39,1%).
3.3. Một số đặc điểm bệnh lý:
Bảng 3.8: Phân bố theo bệnh tim chính dẫn đến suy tim
Nguyên nhân suy tim n Tỷ lệ %
(n=23)
Bệnh cơ tim giãn 21 91,3
Bệnh động mạch vành 2 8,7
Nhận xét: bệnh cơ tim giãn là nhóm bệnh chiếm phần lớn 91,3% (21) người
bệnh được nhận tim trong nghiên cứu
Bảng 3.5: Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh và số lần nằm viện
Chỉ số n Tỉ lệ % (n=23) Thời gian phát hiện bệnh (tháng) ≤ 6 5 21,7 7-12 4 17,4 13-36 8 34,8 > 36 6 26,1 Số lần nằm viện < 3 0 0 ≥ 3 23 100
Phân bố theo các bệnh lý phối hợp: viêm (loét) dạ dày 2 ca (8,7%); suy thận 2 ca (8,7%); xơ gan tim 4 ca (17,4%); tiểu đường và Gout mỗi loại 1 ca (4,3%).
3.4. Tình hình người bệnh sau ghép
Bảng 3.6: Thời gian sống sau ghép cứu tính đến thời điểm nghiên cứu Thời gian sống n Tỉ lệ % (n=23)
6 - 12 tháng 5 21.7
13 - 36 tháng 9 39.1
37 - 60 tháng 5 21.7
Nhận xét: thời gian sống thêm trong nhóm nghiên cứu trên 5 năm là 17,4% và trên 3 năm là 39,1% và trên 1 năm là 79,3%
Bảng 3.7: Nghề nghiệp bệnh nhân quay lại làm việc sau xuất viện
Nghề nghiệp N Tỉ lệ % (n=23)
Cán bộ viên chức 6 26,1
Không tham gia
lao động 3 13,0
Kinh doanh 6 26,1
Hưu trí 1 4,3
Làm ruộng, nông dân 4 17,5
Học sinh 3 13,0
Nhận xét: phần lớn người bệnh (87%) người bệnh quay trở lại làm việc
mà trước khi mắc bệnh họ đã làm. Cán bộ, viên chức làm công việc văn phòng đều đi làm việc lại bình thường sau 3 tuần xuất viện. Người bệnh tham gia công việc kinh doanh và học sinh, làm nông nghiệp công việc mức độ nhẹ cũng quay lại công việc trong vòng 2-3 tháng sau ra viện. Có 03 bệnh nhân không tham gia lao động do bệnh nhân và gia đình của họ không mong muốn tiếp tục đi làm.
Bảng 3.8: Thời gian người bệnh ghép tim trở lại lao động làm việc
Thời gian ra viện N Tỉ lệ % (n=20)
3 tuần 7 35%
2 tháng 11 55%
3 tháng 2 10%
Nhận xét: Lối sống của bệnh nhân sau ghép: có sự thay đổi nhiều, những
bệnh nhân có hút thuốc và uống rượu bia trước ghép đã bỏ hẳn; và tình trạng khối cơ thể được kiểm soát: không béo phì và tình trạng cân nặng đều cải thiện sau ghép với BMI bình thường chiếm 87% (20 ca) và BMI hơi thấp 13% (3 ca). 3.5. Kết quả truyền thông giáo dục sức khoẻ
Hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế :
100% người bệnh trả lời họ được sự hỗ trợ tốt từ gia đình và xã hội sau ghép.
3.5.1. Hỗ trợ của nhân viên y tế ( bác sĩ và Điều dưỡng):
Bảng 3.9: Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế sau ghép Những nội dung người bệnh trả lời
được hỗ trợ Tốt và rất tốt Trung bình n % n % Liên lạc thường xuyên với người bệnh 22 95.6 1 4.4
Hướng dẫn sử dụng thuốc 21 91.3 2 8.7
Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh( rửa tay đúng cách- đeo khẩu trang)
23 100 0 0
Hướng dẫn tuân thủ sống lành mạnh( không hút thuốc + rượu bia)
23 100 0 0
Phát hiện sớm thải ghép 23 100 0 0
Bảo vệ da và vệ sinh răng miệng 22 95.6 1 4.4
Ăn uống thực phẩm an toàn 20 87.0 3 13.0
Tập thể dục theo hướng dẫn 21 91.3 2 8.7
3.5.2 Người bệnh đánh giá hoạt động truyền thông - GDSK
T Nội dung
Có thực hiện Rất tốt Tốt Trung
bình
Chuẩn bị trước khi thực hiện
1 Chuẩn bị môi trường 20 2 1
3 Chuẩn bị người thực hiện truyền thông giáo dục
sức khỏe 20 2 1
Thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe
4 Bắt đầu hấp hẫn 19 2 2
5 Chào hỏi, làm quen với đối tượng 21 1 1 6 Người nói chuyện giới thiệu về mình 22 1 0 7 Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo sự chú ý của
người nghe 21 2 0
8 Nêu rõ mục tiêu của buổi truyền thông giáo dục
sức khỏe 20 1 2
9 Nói đủ to để mọi người nghe rõ 19 2 2
10 Trình bày nội dung chính thích hợp với
chủ đề 20 1 2
11 Quan sát bao quát được đối tượng nghe 19 2 2 12 Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu 21 2 0 13 Sử dụng các tài liệu, phương tiện thích hợp 20 1 2 14 Nêu ví dụ minh hoạ cho người nghe dễ hiểu 20 1 2 15 Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời 19 2 2 16 Tạo điều kiện để người nghe đặt câu hỏi 20 2 1
17 Trả lời các câu hỏi của người nghe ngắn gọn, đủ
ý 18 2 3
19 Tạo cơ hội cho người nghe thực hành lại nếu có
nội dung thực hành 17 2 4
Kết thúc nói chuyện sức khoẻ
20 Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận 19 2 2 21 Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần làm 21 1 2