Vai trò của thế điện cực đối với sự hấp phụ của các phân tử DB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp các vật liệu màng phân tử hữu cơ trên nền graphite và graphene bằng phương pháp điện hóa (Trang 37 - 41)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Vai trò của thế điện cực đối với sự hấp phụ của các phân tử DB

trên bề mặt HOPG và graphene

Trên cơ sở nghiên cứu tính chất điện hóa của phân tử DBV trên điện cực HOPG và graphene trong môi trường acid như đã trình bày ở mục 3.1.1, chúng tôi tiến hành tổng hợp các màng của viologen ở các trạng thái oxi hóa

khác nhau. Theo đó, để điều chế màng của phân tử DBV2+ thì điện cực làm việc cần áp thế dương hơn pic R1, để điều chế màng của phân tử DBV+

thì điện cực làm việc cần áp thế khoảng giữa pic R1 và R2, còn để điều chế màng của phân tử DBVo thì điện cực làm việc cần áp thế âm hơn pic R2. Sau đó, sự hình thành pha hấp phụ của phân tử DBV theo điện thế áp vào điện cực làm việc được khảo sát. Các phép đo ECSTM được sử dụng nhằm khảo sát cấu trúc bề mặt của vật liệu ở các giá trị điện thế mà phân tử tồn tại ở trạng thái DBV2+, DBV+ và DBV0 trên bề mặt HOPG và graphene (Hình 3.2).

Hình 3. 2.Hình ảnh ECSTM mô tả sự hình thành các pha hấp phụ của DBV trên bề mặt điện cực HOPG (a-c) và Cu-G (d-e); Mô hình các pha hấp phụ (g-i). Điện thế áp

vào điện cực HOPG và graphene đƣợc ghi trực tiếp trên các hình; cƣờng độ dòng xuyên hầm 0.1 nA, điện thế dòng xuyên hầm Ub = 0,3 V.

Đầu tiên, các phép đo ECSTM được thực hiện tại vùng thế lớn hơn pic R1, giá trị điện thế mà phân tử tồn tại ở trạng thái oxi hóa +2. Hình 3.2 a và d mô tả cấu trúc bề mặt của DBV trên HOPG và graphene ở thế điện cực dương hơn pic P1. Kết quả ECSTM chỉ ra rằng tại giá trị điện thế này, các phân tử DBV2+ chỉ hấp phụ vật lý mà không hình thành bất kỳ cấu trúc có trật tự nào trên bề mặt HOPG và graphene. Các phân tử hữu cơ DBV khá linh động trên bề mặt HOPG và graphene nên phép đo chỉ có thể thực hiện trong trong điều kiện thế xuyên hầm bias Ub cao (0,3 V) và cường độ dòng xuyên hầm It thấp 0,1 nA (tức là đầu dò ở “xa” bề mặt) để tránh hiện tượng các hạt DBV2+ bị quét khỏi bề mặt bởi đầu dò ECSTM. Mô hình về sự sắp xếp của các pha hấp phụ được trình bày trong hình 3.2g.

Tiếp theo, các phép đo ECSTM được thực hiện ở vùng thế trong khoản giữa hai pic khử R1 và R2, vùng thế các phân tử tồn tại ở trạng thái oxi hóa +1 (Hình 3.2 b và e). Khác với sự hấp phụ vật lý linh động của các phân tử ở trạng thái oxi hóa +2, các phân tử ở trạng thái oxi hóa +1 tự sắp xếp (self- assemble), tức là hấp phụ vật lý một cách có trật tự tạo thành cấu trúc dimer trên toàn bộ bề mặt HOPG và graphene. Chúng sắp xếp với nhau tạo thành những hàng phân tử. Các hàng phân tử cạnh nhau và cùng hướng tạo thành các miền phân tử (domain), hai miền phân tử cạnh nhau thường khác hướng và được phân chia bởi những đường ranh giới (domain boundary) giữa các miền phân tử này. Ở độ phân giải cao hơn (các hình chèn trong hình b và e), mỗi điểm sáng trên một hàng (của hình b và e) gồm 2 phân tử DBV+. Mô hình về sự sắp xếp của các pha hấp phụ được trình bày trong hình 3.2h.

Cuối cùng, các phép đo ECSTM được thực hiện trong vùng thế các phân tử DBV0 tồn tại, đó là âm hơn pic R2 . Tuy nhiên, giá trị thế cần ít âm hơn giá trị thế của phản ứng khử H+

để tránh sự ảnh hưởng của quá trình hydrogen bay hơi đối với quá trình hấp phụ của các phân tử hữu cơ. Cấu trúc

của pha hấp phụ được trình bày trong hình 3.2 c-f. Tương tự như ở trạng thái oxi hóa +1, các phân tử ở trạng thái không mang điện cũng hấp phụ và tự sắp xếp trên bề mặt graphene và grahene tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh, gọi là pha stacking. Các phân tử cũng xếp theo hàng và tạo thành những miền phân tử cùng hướng. Nhưng nếu các phân tử DBV+

tạo cấu trúc dimer thì các phân tử DBV0 hình thành cấu trúc stacking trên bề mặt HOPG và graphene. Trong mỗi hàng, các phân tử DBV0 xếp song song nhau. Mô hình về sự sắp xếp của các pha hấp phụ được trình bày trong hình 3.2i.

Như vậy, để có thể tổng hợp được các vật liệu n-doping DBV0/graphitic carbon thì cần áp điện thế âm hơn pic R2 lên điện cực làm việc. Sự tồn tại của các phân tử DBV0 trên bề mặt của graphene được cho là có thể làm dịch chuyển mức Fermi của vật liệu graphene [13-14]. Mô hình thay đổi cấu trúc vùng năng lượng của vật liệu sau khi biến tính được trình bày trong hình 3.3.

Hình 3.3. Mô hình biến tính nhằm tạo vật liệu bán dẫn loại n DBV0/graphene

Tương tác Van der Waal giữa phân tử hấp phụ và bề mặt điện cực HOPG và graphene là nguyên nhân giúp các phân tử DBV có thể hấp phụ vật lý trên bề mặt điện cực HOPG [61]. Tuy nhiên, quá trình tự sắp xếp hình

 -  liên phân tử bởi DBV chứa hệ thống vòng thơm [62, 63]. Kết quả tính toán lý thuyết cho thấy góc nhị điện giữa nhân 4,4-pypiridyl và hai nhóm benzyl trong các phân tử DBV2+, DBV+ và DBV0 lần lượt là Φ = 40.11°, 5.41° và 0.11° [31]. Góc nhị diện tương đối cao trong phân tử DBV2+ làm cho chúng không thể sắp xếp trên bề mặt rắn theo cách mà giữa chúng có thể tồn tại tương tác  - . Tương tác đẩy giữa các dication hầu như chiếm ưu thế nên chúng tồn tại khá linh động trên bề mặt điện cực. Ngược lại, góc nhị diện gần như bằng 0 trong phân tử DBV0

giúp chúng có thể xếp song song nhau trên bề mặt rắn. Trong khi đó, góc nhị diện giữa các phân tử DBV+ khá nhỏ, đủ để tồn tại tương tác  -  giữa chúng nhưng mức độ thấp hơn giữa các phân tử DBV0. Do đó, mật độ phân tử DBV0

cao hơn so với mật độ DBV+ trong các pha hấp phụ tương ứng trên bề mặt HOPG và grahene.

Tóm lại, tính chất điện hóa và cấu trúc bề mặt của các vật liệu màng DBV đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp CV và ECSTM. Trạng thái oxi hóa khử của phân tử dibenzyl viologen tại giao diện phân cách điện cực rắn/chất điện ly có thể được kiểm soát thông qua điện thế áp vào điện cực. Các phân tử dication hấp phụ vật lý ở vùng thế dương hơn pic khử R1, các monocation gốc DBV+ và phân tử trung tính DBV0 tự sắp xếp, hình thành các pha tương ứng là dimer ở vùng thế giữa pic khử R1 và R2

và stacking ở vùng thế âm hơn pic khử R2 trên bề mặt HOPG và graphene.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp các vật liệu màng phân tử hữu cơ trên nền graphite và graphene bằng phương pháp điện hóa (Trang 37 - 41)