CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh u tuyến yên tại trung tâm phẫu thuật thần kinh – bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 43 - 48)

Trên cơ sở lý thuyết và thực tế chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến yên tại Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh - BVHNVĐ, xin có một số đề xuất như sau:

3.2.1. Chăm sóc người bệnh trước mổ

Việc chăm sóc người bệnh trước mổ và đặc biệt là quy trình chuẩn bị người bệnh mổ có kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và công phu. Ngoài việc tuân thủ đầy đủ các bước theo đúng quy trình của BVHNVĐ, Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1 đã có những cải tiến phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người bệnh u tuyến yên như việc chuẩn bị thêm các bước vệ sinh mũi họng, vệ sinh da vùng mổ, thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố. Đặc biệt, khoa còn xây dựng hẳn một kịch bản để người bệnh có thể xem và hiểu về bệnh, những công việc cần chuẩn bị trước mổ. Điều này giúp người bệnh bớt đi những lo lắng, yên tâm và tin tưởng vào trình độ, sự chuyên nghiệp của nhân viên y tế. Mô hình cải tiến này cần được nhân rộng để những bệnh lý khác như u sọ hầu, u não, các bệnh lý khác về mạch máu não…cũng sẽ có được những tài liệu giáo dục sức khỏe, tư vấn về bệnh và cách theo dõi một cách trực quan, dễ ghi nhớ và dễ thực hiện.

3.2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Chăm sóc người bệnh sau mổ u tuyến yên là một chăm sóc đòi hỏi người điều dưỡng cần có kiến thức tốt về chuyên khoa thần kinh. Các điều dưỡng tại Khoa PTTK 1 có tuổi nghề còn khá trẻ, tuy nhiên ngay khi được nhận vào viện, các bạn đã được học tập trong khóa đào tạo về chuyên môn do các bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm tại khoa giảng dậy. Chăm sóc người bệnh sau mổ u tuyến yên được tổ chức tốt từ việc đón về khoa, nhận định người bệnh ngay sau mổ do một điều dưỡng trưởng nhóm trực tiếp đánh giá, hướng dẫn theo dõi và ghi chép hồ sơ. Các giờ tiếp theo được thực hiện đầy đủ với các biểu mẫu như quy định của bệnh viện, đồng thời các điều dưỡng đã chủ động theo dõi những biến chứng có liên quan với bệnh lý chính của người bệnh như chảy máu sau mổ, đái nhạt, rò dịch não tủy, viêm màng não, suy tuyến yên…, kịp thời có những hướng dẫn cho người bệnh và người nhà người bệnh khi ở lại chăm sóc. Chính điều này đã góp một phần quan trọng giúp người bệnh ổn định và yên tâm trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến yên vẫn còn một số hạn chế như:

Việc hướng dẫn theo dõi nước tiểu về số lượng, màu sắc khi người bệnh tự tiểu đang được cho vào các chai lavi 1 lít màu trắng, do đó việc đo lường số lượng này chỉ chính xác một cách tương đối. Kết quả đo lường còn phụ thuộc vào ý thức, sự hiểu biết của người nhà và cả sự truyền đạt thông tin khi thay đổi người chăm sóc. Do đó, khi hướng dẫn, truyền thông giáo dục sức khỏe cần chú ý kiểm tra lại thông tin mà họ đã nghe và khoa phòng cũng nên đề xuất và trang bị những dụng cụ để theo dõi số lượng nước tiểu được chính xác.

Theo dõi và chăm sóc hỗ trợ tinh thần và giảm bớt sự lo âu cho người bệnh đòi hỏi cần có môi trường riêng tư và những chuyên viên có kinh nghiệm, tốt nhất là có được sự tư vấn, trao đổi từ bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia tâm lý.

Mỗi loại u tuyến yên tùy theo loại hormone tiết ra lại có đặc điểm lâm sàng và những biểu hiện rối loạn khác nhau. Do đó cần có những khóa đào tạo liên tục dành cho các điều dưỡng chuyên khoa để họ có được những kiến thức chuyên sâu về từng loại u tuyến yên cũng như những đòi hỏi về theo dõi và chăm sóc phù hợp với từng loại đó.

Các hoạt động chăm sóc điều dưỡng cần phải dựa trên qui trình điều dưỡng gồm nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch và đánh giá các hoạt động chăm sóc. Hiện nay nhận định của điều dưỡng đang được thực hiện bởi các biểu mẫu khác nhau như mẫu Theo dõi chức năng sống, Phiếu sàng lọc dinh dưỡng, Bảng điểm Glasgow, Phiếu theo dõi sau mổ 24 giờ, Phiếu theo dõi và chăm sóc điều dưỡng. Nội dung chẩn đoán điều dưỡng và lập kế hoạch chăm sóc mới được thực hiện khi người bệnh vào khoa, những ngày điều trị sau đó, hai nội dung này sẽ được bác sĩ, điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng chăm sóc cùng phối hợp thực hiện nhưng chưa thể hiện được đầy đủ trong Hồ sơ điều dưỡng. Đánh giá kết quả chăm sóc được thực hiện và ghi chép khá đầy đủ trong hồ sơ điều dưỡng, những vấn đề theo dõi chăm sóc được các điều dưỡng bàn giao trong sổ giữa các nhóm/tua trực.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lý luận, thực tế và quan sát, đánh giá một trường hợp theo dõi và chăm sóc người bệnh u tuyến yên thể Acromegalie tại Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chúng tôi thu được các kết quả chính như sau:

- Việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được chuẩn bị công phu, không chỉ đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy trình bệnh viện ban hành mà còn có bổ sung phù hợp với đặc điểm bệnh lý u tuyến yên. Hơn thế khoa đã xây dựng các tài liệu giáo dục sức khỏe với nội dung phong phú, đầy đủ thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo.

- Theo dõi và chăm sóc sau mổ u tuyến yên: Các điều dưỡng đã có kiến thức chuyên khoa khá tốt về bệnh, những theo dõi sau mổ đã được thực hiện tốt như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác và dấu hiệu thần kinh khu trú, theo dõi rò dịch não tủy và viêm màng não, theo dõi chảy máu sau mổ, nguy cơ suy tuyến yên sau mổ. Kết quả người bệnh được phẫu thuật, chăm sóc tốt và hài lòng với quá trình điều trị.

- Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến yên vẫn còn một số hạn chế như:

+ Cần trang bị những dụng cụ để theo dõi số lượng nước tiểu được chính xác. + Cần có được môi trường riêng tư và nhân viên tâm lý để chăm sóc hỗ trợ tinh thần và giảm bớt sự lo âu cho người bệnh.

+ Các điều dưỡng chưa có được những kiến thức chuyên sâu về từng loại u tuyến yên.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua nghiên cứu lý luận, thực tế và quan sát, đánh giá một trường hợp theo dõi và chăm sóc người bệnh u tuyến yên thể Acromegalie tại Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

- Mô hình xây dựng quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật u tuyến yên cần được nhân rộng để những bệnh lý khác như u sọ hầu, u não, các bệnh lý khác về mạch máu não…cũng sẽ có được những tài liệu giáo dục sức khỏe, tư vấn về bệnh và cách theo dõi một cách trực quan, dễ ghi nhớ và dễ thực hiện.

- Trang bị những dụng cụ để theo dõi số lượng nước tiểu được chính xác. - Bố trí môi trường riêng tư và nhân viên tâm lý để chăm sóc hỗ trợ tinh thần

và giảm bớt sự lo âu cho người bệnh.

- Tiếp tục xây dựng các khóa đào tạo liên tục dành cho các điều dưỡng chuyên khoa để họ có được những kiến thức chuyên sâu về từng loại u tuyến yên cũng như những đòi hỏi về theo dõi và chăm sóc phù hợp với từng loại đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (2011), Quy trình kỹ thuật điều dưỡng, Tài liệu lưu hành nội bộ, trang 4-7.

2. Bộ Y tế (2006), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản y học, trang 265 – 266.

3. Đồng Văn Hệ (2017), Chẩn đoán và điều trị U tuyến yên, Nhà xuất bản Y học, trang 29.

4. Phùng Thị Hạnh (2019), Hiệu quả của quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật u tuyến yên qua đường mũi xoang tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Bệnh viện HN Việt Đức, trang 6 - 20.

5. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Triệu chứng học cơ quan nội tiết, trang 233 – 243.

TIẾNG ANH

6. Ausiello, John C, Bruce, Jeffrey N, & Freda, Pamela U. (2008). Postoperative assessment of the patient after transsphenoidal pituitary surgery. Pituitary, 11(4), 391-401.

7. Dumont, Aaron S, Nemergut, Edward C, Jane Jr, John A, & Laws Jr, Edward R. (2005). Postoperative care following pituitary surgery. Journal of intensive care Medicine, 20(3), 127-140.

8. Ezzat, S., Asa, S. L., Couldwell, W. T., Barr, C. E., Dodge, W. E., Vance, M. L., & McCutcheon, I. E. (2004). The prevalence of pituitary adenomas: A systematic review. Cancer, 101(3), 613-619

9. Gnjidić, Živko, Sajko, Tomislav, Kudelić, Nenad, & Malenica, Maša. (2006). Transsphenoidal approaches in pituitary tumor surgery-a review. Acta clinica Croatica, 45(1), 53-60.

G. (2011). Anesthetic management of patients undergoing pituitary surgery. Acta Clin Croat, 50(2), 209-216.

11. Ilkhchoui, Y., Appelbaum, D. E., & Pu, Y. (2010). Fdg-pet/ct findings of a metastatic pituitary tumor. Cancer Imaging, 10(1), 114-116.

12. Kristof, R. A., Rother, M., Neuloh, G., & Klingmuller, D. (2009). Incidence, clinical manifestations, and course of water and electrolyte metabolism disturbances following transsphenoidal pituitary adenoma surgery: A prospective observational study. J Neurosurg, 111(3), 555-562.

13. Levy, A. (2004). Pituitary disease: Presentation, diagnosis, and management. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, 75(suppl 3), iii47-iii52. 14. Merskey, H. and N. Bogduk (1994), Part III: Pain Terms, A Current List with Definitions and Notes on Usage, in Classification of Chronic Pain. IASP Press, Seattle, 209-214.

15. Prather, S. H., Forsyth, L. W., Russell, K. D., & Wagner, V. L. (2003). Caring for the patient undergoing transsphenoidal surgery in the acute care setting: An alternative to critical care. J Neurosci Nurs, 35(5), 270-275.

16. Takeuchi, Kazuhito, Watanabe, Tadashi, Nagatani, Tetsuya, Nagata, Yuichi, Chu, Jonsu, & Wakabayashi, Toshihiko. (2016). Incidence and risk factors of subdural hematoma after intraoperative cerebrospinal fluid leakage during the transsphenoidal approach. [journal article]. Pituitary, 19(6), 565-572. 17. Yuan, W. (2013). Managing the patient with transsphenoidal pituitary tumor

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh u tuyến yên tại trung tâm phẫu thuật thần kinh – bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)